Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG SỮA NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách QLNN đối với TTSNK tại Việt
3.1.2. Chính sách của Nhà nước
Như các thị trường khác, TTSNK cũng tuân theo những quy định của Nhà nước đối với mặt hàng này. Với quy định áp dụng giá trần đối với các sản phẩm sữa cho trẻ dưới 6 tuổi theo quyết định 1079/QĐ-BTC ngày 20/5/2014 đã phần nào làm dịu bớt sức nóng của sự biến động giá trên thị trường. Theo số liệu báo cáo số 181/CQLG-THPTDB của Cục quản lý giá - Bộ Tài chính, từ ngày 1/6/2014 giá các sản phẩm sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi đã giảm 0,3-26%. Tuy nhiên, việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết vẫn còn mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng. Mặt khác, việc xác định giá bán lẻ đảm bảo không vƣợt quá 15% giá bán buôn và phải thấp hơn giá bán lẻ trước khi áp dụng giá trần cũng là thách thức không nhỏ đối với cơ quan quản lý bởi các sản phẩm này phải qua nhiều nấc trung gian mới đến được tay người tiêu dùng.
Mặt khác, việc chƣa có chuẩn hóa tên gọi các sản phẩm SNK đã vô hình chung tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trục lợi bất chính. Khi chƣa có sự chuẩn hóa về tên gọi thì những mặt hàng tương tự hay các sản phẩm đổi tên đều không nằm trong danh mục bình ổn giá và sẽ không phải áp dụng quy định về kê khai giá và áp giá trần. Các sản phẩm SNK bị đổi tên thành “sản phẩm dinh dƣỡng”, “thực phẩm bổ sung”, “sản phẩm bổ sung”, “sản phẩm dinh dƣỡng y học”… và các doanh nghiệp mặc sức định giá và phớt lờ quy định áp giá trần. Các cơ quan quản lý thì gặp khó khăn trong việc quản lý các sản phẩm này, còn người tiêu dùng thì vẫn hiểu tất cả đều là SNK.
Bên cạnh đó, mặc dù trên thị trường có rất nhiều chủng loại, dòng sản phẩm sữa, song hiện Bộ Y tế mới chỉ ban hành đƣợc 5 quy chuẩn, bao gồm:
Quy chuẩn sữa quốc gia về sữa dạng lỏng, sữa dạng bột, sữa lên men, sữa công thức dành cho trẻ từ 0 - 12 tháng tuổi và dinh dƣỡng công thức cho trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi. Các quy chuẩn là quá ít để quản lý và kiểm soát thị
trường. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý nhất là khi có những doanh nghiệp lợi dụng điều này để hạn chế sự kiểm soát của Nhà nước về chất lượng và giá cả các sản phẩm sữa. Thực tế hiện nay, nhiều văn bản quy định, hướng dẫn nhưng vẫn còn chồng chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành và chƣa phủ hết các lĩnh vực, có khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm.
Một số trường hợp điển hình như: Các cơ sở thực hiện ghi nhãn không đúng với tên sản phẩm trên hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Song các nhãn sản phẩm này đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm và xác nhận cho phép sử dụng. Vì vậy, mặc dù bị phát hiện vi phạm nhƣng cơ quan chức năng rất khó xử lý.
Như vậy, hiện nay các quy định của Nhà nước đối với thị trường này cũng khá nhiều và đang dần hoàn thiện. Tuy nhiên, công tác QLNN đối với TTSNK còn nhiều bất cập. Có những quy định còn chồng chéo, chƣa phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp quản lý và khó đi vào thực hiện. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý cũng nhƣ kiểm soát, xử lý các vi phạm.
3.1.3. Sự phát triển của hệ thống phân phối và bán lẻ sữa nhập khẩu - SNK đƣợc bày bán tràn lan, từ cửa hàng bán đồ trẻ em, quầy tạp hóa, siêu thị, chợ, bệnh viện, hiệu thuốc, phòng khám sản nhi, các trung tâm y tế phường, xã, các điểm tiêm phòng…. mà không hề có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Các bác sỹ, y tá tại các phòng khám sản nhi hay tại các trạm y tế phường xã cũng trở thành người hướng dẫn và kinh doanh SNK mà không hề có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay các chứng chỉ tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm. Dựa vào uy tín của mình trong lĩnh vực chuyên môn, các y, bác sỹ tận dụng để kinh doanh SNK thuận lợi hơn.
- SNK được quảng cáo dưới mọi hình thức, các doanh nghiệp ngoại và nội đều chi rất mạnh cho quảng cáo, chi phí quảng cáo của các công ty sữa luôn vƣợt khung quy định, có công ty chiếm đến 30% chi phí kinh doanh (Nguồn: Báo cáo Thị trường năm 2014 của Cục Quản lý giá). Ngoài các chương trình quảng cáo truyền thống trên ti vi, báo đài, tạp chí, các nhãn sữa còn chi rất lớn cho quảng cáo trên các kênh truyền thông nhƣ online, mạng xã hội hay thông qua y bác sỹ chuyên sản nhi, qua nhân viên y tế các điểm tiêm phòng. Mặc dù sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dành cho trẻ dưới 06 tháng tuổi nằm trong danh mục sản phẩm hàng hóa cấm quảng cáo, nhƣng các hãng sữa vẫn quảng cáo rầm rộ chỉ với việc đổi tên của sản phẩm hay thông qua việc tài trợ cho các dự án hướng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Không những thế, các sảm phẩm SNK còn đƣợc các Y, bác sỹ sản nhi hay nhân viên y tế các trạm quảng cáo với giới thiệu nhờ uy tín của mình. Người tiêu dùng thì tin tưởng vào uy tín đó mà tin dùng sản phẩm còn các y, bác sỹ thì thu đƣợc lợi nhuận không nhỏ từ khoản trích hoa hồng.
SNK đƣợc bày bán khắp nơi, dù cho cửa hàng nhỏ lẻ đến mấy cũng có kinh doanh kèm thêm SNK. Cơ quan quản lý thì lại rất khó trong kiểm tra và xử lý bởi ngoài các cửa hàng ở thành phố, các cửa hàng ở các huyện thường khá nhỏ lẻ và kinh doanh manh mún. Có vi phạm đấy, nhƣng với tính chất nhỏ lẻ nên có phát hiện sai phạm cũng rất khó xử lý. Cả quầy hàng chỉ vẻn vẹn có năm triệu đến bảy triệu tiền hàng mà giờ vi phạm phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng là điều không thể nào thực hiện đƣợc.
Nhìn chung, thị trường SNK tại Việt Nam hiện nay phát triển khá nhanh và mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng nhưng cũng chính là khó khăn trong công tác quản lý. Việc thị trường SNK phát triển mạnh cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng
cao. Để đáp ứng nhu cầu đó thì việc phát triển và mở rộng thị trường là điều tất yếu. Nhƣng phát triển và mở rộng nhƣ thế nào cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật là thách thức không nhỏ đối với các cơ quan QLNN.
3.2. Tổng quan về chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường sữa nhập khẩu tại Việt Nam
3.2.1. quản lý Nhà nước về chất lượng sữa nhập khẩu
Các nhà sản xuất đều có công bố chất lƣợng sản phẩm sữa của mình, nhƣng thực tế chất lƣợng nhƣ thế nào thì chƣa có cơ quan nào dám khẳng định chắc chắn. Thực tế, chƣa có bất kỳ kiểm nghiệm nào để kiểm tra lại chất lƣợng SNK với tiêu chuẩn công bố hay tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù các hàng sữa đều có các công bố chất lƣợng sản phẩm, nhƣng chất lƣợng sữa có đúng với tiêu chuẩn công bố hay không vẫn đang là câu hỏi của rất nhiều người tiêu dùng.
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu lý hóa của các sản phẩm sữa dạng bột
Tên chỉ tiêu Mức quy định
I. Sữa bột nguyên chất
Độ ẩm, % khối lƣợng, không lớn hơn 5
Hàm lƣợng protein sữa trong chất khô không béo của sữa,
% khối lƣợng, không nhỏ hơn 34
Hàm lượng chất béo sữa, % khối lượng từ 26 đến dưới 42 II. Sữa bột đã tách một phần chất béo
Độ ẩm, % khối lƣợng, không lớn hơn 5
Hàm lƣợng protein sữa trong chất khô không béo của sữa,
% khối lƣợng, không nhỏ hơn 34
Hàm lƣợng chất béo sữa, % khối lƣợng lớn hơn 1,5 và nhỏ hơn 26
Tên chỉ tiêu Mức quy định III. Sữa bột gầy và sữa bột gầy có bổ sung chất béo
thực vật
Độ ẩm, % khối lƣợng, không lớn hơn 5
Hàm lƣợng protein sữa trong chất khô không béo của sữa,
% khối lƣợng, không nhỏ hơn 34
Hàm lƣợng chất béo sữa, % khối lƣợng, không lớn hơn 1,5
Độ ẩm, % khối lƣợng, không lớn hơn 5
Hàm lƣợng protein sữa trong chất khô không béo của sữa,
% khối lƣợng, không nhỏ hơn 34
Hàm lƣợng chất béo sữa, % khối lƣợng, không nhỏ hơn 42
Độ ẩm, % khối lƣợng, không lớn hơn 5
Hàm lƣợng protein sữa, % khối lƣợng, không nhỏ hơn 10
(Nguồn: Quy chuẩn quốc giá đối với các sản phẩm sữa dạng bột tại Việt Nam năm 2010)
Bảng 3.2 quy định sữa bột phải đạt các tiêu chuẩn: Hàm lƣợng chất béo sữa đạt từ 26-42% khối lƣợng; Độ ẩm tối đa chỉ đƣợc 5% khối lƣợng; hàm lƣợng protein trong sữa đã loại chất béo không đƣợc quá 34% khối lƣợng.
Tuy nhiện, thực tế trên thị trường sữa bột bổ sung năng lượng cao và các sản phẩm dinh dưỡng thường không đạt những tiêu chuẩn này. Khi đó, dù hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm ít hơn hoặc cao hơn cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng nhất là khi sử dụng không đúng đối tƣợng.
Trong khi người tiêu dùng thì vẫn còn nhiều nghi ngại về chất lượng SNK thì cơ quan chức năng lại có rất nhiều lý do biện minh cho việc quản lý chất lƣợng của mình. Chi phí kiểm nghiệm chất lƣợng sữa khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Mặt khác, các cơ quan chức năng cũng ngại va chạm,
không có dấu hiệu vi phạm cũng rất khó có căn cứ để thực hiện quy trình lấy mẫu kiểm nghiệm. Trong thời điểm hiện nay, để kiểm nghiệm mẫu SNK thì Chi cục an toàn thực phẩm cấp tỉnh hay trung tâm y tế dự phòng tỉnh chỉ có thể kiểm nghiệm đƣợc 2 chỉ tiêu là vi sinh và protein còn các chỉ tiêu khác muốn kiểm nghiệm phải chuyển mẫu lên tuyến trên. Việc này mất rất nhiều thời gian và chi phí khá lớn. Chính vì vậy khi không có đơn từ hay chƣa có dấu hiệu vi phạm thì các cơ quan chức năng cũng chỉ chấp nhận công bố chất lƣợng của công ty mà không kiểm nghiệm mẫu.
Sữa nhập khẩu nhập lậu theo đường xách tay với giá trên trời mà không có bất kỳ sự đảm bảo nào về chất lƣợng sản phẩm. Nguồn hàng này chủ yếu được đưa về dưới hình thức hành lý cá nhân là chủ yếu. Bởi vậy, việc kiểm tra chất lƣợng cũng nhƣ xuất xứ nguồn gốc là rất khó. Mặt hàng này lại đƣợc bán nửa công khai, nửa chui lủi nên cũng rất khó khăn trong việc quản lý của các cơ quan chức năng sở tại. Mặt khác, để kiểm nghiệm SNK thì cần phối hợp lực lượng, người lấy mẫu phải có chứng chỉ nghiệp vụ lấy mẫu, lô hàng bị lấy mẫu kiểm nghiệm phải đƣợc niêm phong, nếu kết qủa kiểm nghiệm không có sai phạm gì thì sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho doanh nghiệp kinh doanh cũng nhƣ cơ quan quản lý.
Chất lượng sữa nguyên liệu nhập khẩu khi đưa vào thị trường nội địa chƣa đƣợc quản lý chặt. Việc kiểm tra hàng hóa dựa trên giấy tờ, thủ tục hành chính là chủ yếu, hiếm khi lấy mẫu kiểm nghiệm chất lƣợng hàng. Việc kiểm tra chỉ dưới dạng xác xuất và chỉ kiểm tra khi qua cửa khẩu, còn khi đã vào được thị trường nội địa thì việc vận chuyển, bảo quản chế biến và đóng gói lại do công ty sản xuất chịu trách nhiệm. Chính vì lẽ đó, người tiêu dùng chuộng nhập khẩu nguyên lon và tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm cùng loại nhập nguyên lon hơn là sản phẩm tương tự được sản xuất, đóng gói trong nước. Bởi vậy, các nhà sản xuất trong nước phải làm gì để nâng cao uy tín
chất lượng sản phẩm của mình khi thị trường trong nước đang bị áp đảo bởi sữa ngoại là điều không dễ.
Các sản phẩm SNK đƣợc quảng cáo thổi phồng về chất lƣợng và công dụng. Theo quy định tại điều 7 của Luật quảng cáo thì sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dành cho trẻ dưới 06 tháng tuổi nằm trong danh mục sản phẩm hàng hóa cấm quảng cáo.
Nhƣng các doanh nghiệp, hãng sữa đã lách luật bằng cách đổi tên sản phẩm và vẫn quảng cáo bình thường. Mặt khác, các doanh nghiệp lại tập trung quảng cáo một vài dòng sản phẩm của mình. Thời lƣợng và tần suất quảng cáo cao. Hình ảnh quảng cáo chủ yếu đƣa hình ảnh trẻ khỏe mạnh, cao lớn, thông minh để làm minh chứng quảng cáo. Không chỉ quảng cáo tràn lan mà các hãng sữa còn tung ra đủ các loại hình thức khuyến mại, nhằm lôi kéo khách hàng nhƣ tặng kèm các đồ chơi thông minh, mang tính sáng tạo cho bé hay tặng kèm một sản phẩm dùng thử khác của công ty nhằm giới thiệu sản phẩm. Việc tặng kèm quà tặng hấp dẫn cũng phần nào ảnh hưởng tới nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Tóm lại, việc quản lý nhà nước về chất lượng SNK còn nhiều khó khăn.
Khó khăn từ điều kiện máy móc thiết bị kiểm tra, nhân lực, kinh phí cho đến căn cứ pháp lý cho công tác kiểm nghiệm chất lƣợng. Tuy các nhà sản xuất đều có công bố chất lƣợng sản phẩm của hãng mình nhƣng chất lƣợng thực tế có đúng với công bố chất lượng không lại là việc khác. Người tiêu dùng thì chỉ biết tin vào sự đảm bảo về chất lƣợng của nhà sản xuất và phân phối còn nhà Quản lý thì cần có căn cứ rõ ràng hơn để quản lý chất lƣợng SNK hiệu quả và minh bạch hơn.
3.2.2. Quản lý Nhà nước về giá sữa nhập khẩu
- Từ năm 2011 đến nay giá sữa biến động liên tục mà chủ yếu là theo xu hướng tăng. Mặc dù giá SNK bị ảnh hưởng không nhỏ từ thị trường nước
ngoài nhưng chủ yếu là tăng giá. Khi giá trị trường thế giới tăng, TTSNK trong nước tăng mạnh hơn nhiều lần. Tuy nhiên, khi giásữa trên thị trường thế giới giảm thì thị trường trong nước lại giảm ít hơn, thậm chí là còn giữ nguyên mà không hề xuốnggiá.
- Nhiều thông tƣ, Nghị định đã thông qua nhằm bình ổn giá sữa nhƣng hiệu quả mang lại chƣa cao. Nguyên nhân, do các văn bản quy định của Nhà nước chưa thống nhất, còn nhiều kẽ hở.
Bảng 3.3: Chế tài xử phạt vi phạm hành chính về niêm yết giá và bán theo giá niêm yết
Hành vi vi phạm Hình thức xử phạt - Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm
phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
- Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Phạt cảnh cáo
Bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Khoản 5 Điều này
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng Không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ
bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật ngoài hình thức niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;
Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, kê khai giá.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
15.000.000 đồng
Bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng Không công khai về Quỹ bình ổn giá theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
40.000.000 đồng (Nguồn: Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính Phủ)
Từ bảng 3.3 nhận thấy mức xử phạt quy định quá cao, gây khó khăn cho việc xử lý. Theo quy định Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ. Nhƣ vậy, với một cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ cũng sẽ phải chịu mức xử phạt này nếu vi phạm. Tính khả thi của mức xử phạt này rất thấp vì các cơ sở nhỏ lẻ không đủ khả năng chấp hành mức xử phạt này và cơ quan chức năng cũng khó trong việc ra quyết định xử phạt.
- Quyết định 1079/QĐ-BTC ngày 20/5/2014 của Bộ tài chính quy định về về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Sau khi Quyết định 1079/QĐ-BTC có hiệu lực, sự thay đổi giá SNK đã làm cho không ít người tiêu dùng ngạc nhiên, bởi có những sản phẩm đã giảm giá tới hơn một trăm ngàn đồng/sản phẩm. Ví dụ cụ thể nhƣ bảng 3.4
Bảng 3.4: Thông báo giá bán lẻ khuyến nghị của công ty TNHH dinh dƣỡng 3A (Việt Nam) tại tỉnh Nghệ An
TT Tên hàng Trọng
lƣợng ĐVT
Giá bán lẻ khuyến
nghị cũ (đồng)
Giá bán lẻ khuyến nghị mới
(đồng)
Mức giảm giá bán lẻ
khuyến nghị (đồng) 1 Abbot Grow 3 900g Lon 311.000 271.000 40.000 2 Similac GainPlus IQ 900g Lon 508.000 425.000 83.000 3 Grow G-Power
vanilla 900g Lon 437.000 378.000 59.000
4 Grow G-Power
vanilla 1,7kg Lon 742.000 641.000 101.000
5 Similac GainPlus IQ 1,7kg Lon 865.000 727.000 138.000 (Nguồn: Sở Tài Chính tỉnh Nghệ An)