Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT
3.3. Nhóm các Giải pháp nâng cao từng nghiệp vụ
- Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên môi giới trở thành những lính chiến thực sự trong cuộc chiến giành thị phần ngày càng khốc liệt. Những phẩm chất cần có của đội ngũ này là có uy tín với khách hàng, nhanh nhạy với thông tin, linh hoạt và phán đoán tốt thị trường.
- Tiếp tục nâng cấp hệ thống giao dịch trực tuyến, đƣa giao dịch qua tin nhắn
di động và điện thoại vào ứng dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng giao dịch tại bất cứ đâu.
- Xây dựng bộ phận chăm sóc khách hàng là đầu mối thu thập và xử lý triệt để các thông tin phản hồi từ khách hàng, từ đó đƣa ra các chính sách khách hàng hợp lý hơn.
3.3.2. Tự doanh chứng khoán
- Tăng cường tiềm lực tài chính.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ tự doanh giỏi về phân tích ngành, phân tích tâm lý khách hàng và xử lý tình huống tự doanh.
- Củng cố và đẩy mạnh tự doanh cổ phiếu.
- Thành lập Phòng Tự doanh trực thuộc Khối Kinh doanh với đầy đủ thẩm quyền ra các quyết định tự doanh.
- Xây dựng quy trình tự doanh chặt chẽ nhằm tối thiểu hóa các quyết định tự doanh vì mục đích sửa lỗi đối với các lệnh sai.
- Đa dạng hóa đối tƣợng đầu tƣ và loại hình đầu tƣ.
3.3.3 Bảo lãnh phát hành chứng khoán
- Tăng cường tiềm lực tài chính để có thể đảm nhận các hợp đồng bảo lãnh phát hành khổng lồ đến từ các khách hàng, đối tác lớn trong nước và nước ngoài.
- Phát triển mạnh công tác đối ngoại, thu hút thêm khách hàng tổ chức và đối tác chiến lƣợc.
3.3.4. Tư vấn đầu tư
- Đào tạo cán bộ tƣ vấn giỏi về phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, nhạy bén với thông tin và có kiến thức cũng nhƣ biết phán đoán tâm lý nhà đầu tƣ.
- Thu phí dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ để một mặt nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tƣ vấn, mặt khác, để khẳng định tƣ vấn là một nghiệp vụ sinh lời đối với TVSI.
- Củng cố tƣ vấn định giá doanh nghiệp, đƣa tƣ vấn CPH và tƣ vấn niêm yết vào triển khai để tránh tụt hậu và góp phần tạo hàng cho thị trường.
KẾT LUẬN
Sự bùng nổ của TTCK trong giai đoạn 2006, suy yếu trong giai đoạn 2007 - 2010 và đi vào ổn định từ năm 2011, là sự kiện ghi nhận một bước phát triển quan trọng trong quá trình đổi mới và hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế Thế giới. Để xây dựng TTCK trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, chúng ta phải có các giải pháp toàn bộ từ nhiều phía, trong đó phải kể đến việc phát triển các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường là các CTCK.
Các CTCK phải tự mình nâng cao khả năng cạnh tranh để thích nghi với môi trường cạnh tranh mới. TVSI là một CTCK có tiềm lực tài chính tốt, mạng lưới rộng và có nguồn nhân lực tốt, tuy nhiên còn thể hiện vai trò khá mờ nhạt trong các hoạt động góp phần kiến tạo thị trường, sức cạnh tranh trên thị trường có phần còn yếu kém.
Nhận thức đƣợc vấn đề trên, thông qua việc vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kết hợp với thực tiễn, luận văn “NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CK TÂN VIỆT – THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ” đã nghiên cứu, và làm sáng tỏ những vấn đề sau đây:
Một là: Phân tích hiện trạng khả năng cạng tranh của TVSI trong giai đoạn 2011 - 2013. Đánh giá kết quả đạt đƣợc và chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu về khả năng cạng tranh của TVSI
Hai là: Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, và thực tiễn hoạt động của TVSI , tiểu luận đƣa ra các giải pháp và kiến nghị có cơ sở khoa học và có tính khả thi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của TVSI trong giai đoạn 2014 - 2016 và những năm tiếp theo.
Kết quả phân tích, đánh của luận văn sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của TVSI để góp phần vào việc xây dựng, hoạch định các chiến lƣợc, biện pháp giúp TTCK phát triển, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả quản trị điều hành các CTCK ở nước ta. Những đề xuất, kiến nghị của tiểu luận góp phần vào việc đổi mới và hoàn thiện chiến lƣợc phát triển kinh doanh các dịch vụ của TVSI.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Nghiêm Trung Hiếu(2010), Phân tích đề ra chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Chứng khoán Tân Việt,64(3) Tr. 20-30. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trường Đại học Hawai
2. Phan Phúc Hiếu(2002), Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng. Nxb Giao Thông Vận Tải
3. Vương Đình Huệ, PTS Đoàn Xuân Tiên(1997), Thực Hành Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp. Nxb Tài Chính. 22-23(1). Tr.10-13
4. Đào Lê Minh(2002), Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thi trường chứng khoán, Nxb Chính trị Quốc Gia
5. Nguyễn Công Nghiệp, PTS. Nguyễn Thức Minh(1999), Quản Trị Kinh Doanh, Nxb Tài Chính Hà Nội.
6. Bùi Xuân Phong(2014), Bí Mật Tái Cấu Trúc và Mô Hình Kinh Doanh, Nxb Lao Động-Xã Hội
7. Bùi Kim Yến(2009), Phân tích chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư, Nxb Thống Kê.
8. Bùi Kim Yến(01/2009), Thị Trường Chứng Khoán, Nxb. Giao Thông Vận Tải.
TIẾNG ANH
9. W.Edwards. Deming(2012), Vượt qua khủng hoảng . Nxb Thời Đại. 35(2), Tr. 3 10. Micheal E. Porter (2003), Chiến lược cạnh tranh. Nxb Trẻ.
11. George Selden(07/2011), Tâm Lý Thị Trường Chứng Khoán, Dịch giả Phương Lan. Nxb Thời Đại
12. Philippe Lasserre Resphepatti (2001), Chiến lược quản lý kinh doanh , Nxb Chính trị Quốc Gia.
13. Raymond Alan ThiefTart (2005) , Chiến lược doanh nghiệp, Nxb Thanh Niên Website
14. Website www.bvsc.com.vn 15. Website www.cafef.vn