Quản trị nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân lực tại chi nhánh giải phóng – công ty cổ phần ô tô trường hải (Trang 20 - 24)

Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp.

- Khái niệm quản trị

Quản trị là cả một quá trình tác động, quản lý những hoạt động của con người và thông qua con người để làm sao có thể hoàn thành một cách có hiệu quả tốt.

- Khái niệm quản trị nhân lực

Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một phương thức sản xuất nhất định, xu hướng của quản trị ngày càng phức tạp cùng với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế xã hội. Trên thị trường ngày nay, các doanh nghiệp đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tới các phương thức Marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ hiệu quả.

Các doanh nghiệp hàng đầu thường cố gắng để tạo sự cân bằng giữa tính chất nhất quán và sự sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này, họ dựa vào một số tài sản lớn nhất của mình đó chính là “nguồn nhân lực”.

Công tác quản trị nhân sự giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên và quản lý chất lượng - những người tham gia tích cực vào sự thành công của công ty. Các tổ chức trông mong vào các nhà chuyên môn về quản trị nhân sự giúp

họ đạt được hiệu quả và năng suất cao hơn với một hạn chế về lực lượng lao động.

Một trong những yêu cầu chính của quản trị nhân sự là tìm ra đúng người, đúng số lượng và đúng thời điểm trên các điều kiện thỏa mãn cả doanh nghiệp và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những người có kỹ năng thích hợp làm việc ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn công ty đều có lợi.

Storey J. (2001) đã cho rằng HRM được xem là một hướng tiếp cận chiến lược liên kết vấn đề quản lý nhân lực với việc đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Quản trị nhân lực (HRM) là khoa học về quản lý con người dựa trên niềm tin cho rằng nhân lực đóng vai trò quan trọng bậc nhất tới sự thành công lâu dài của tổ chức hay doanh nghiệp. Một tổ chức/ doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh của mình bằng cách sử dụng người lao động một cách hiệu quả, tận dụng kinh nghiệm và sự khéo léo của họ nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra.

Theo A. J. Price (2004) quản trị nhân lực nhằm mục đích tuyển chọn được những người có năng lực, nhanh nhạy và cống hiến trong công việc, quản lý hoạt động và khen thưởng kết quả hoạt động cũng như phát triển năng lực của họ.

Tóm lại Quản trị nhân lực vừa là nghệ thuật vừa là khoa học làm cho những mong muốn của doanh nghiệp và mong muốn của nhân viên của bạn tương hợp với nhau và cùng đạt đến mục tiêu. Nhân viên của bạn trông đợi từ phía bạn một mức lương thoả đáng, điều kiện làm việc an toàn, sự gắn bó với tổ chức, những nhiệm vụ có tính thách thức, trách nhiệm và quyền hạn. Mặt khác, bạn với tư cách là chủ lao động mong muốn nhân viên của mình sẽ tuẩn thủ quy định tại nơi làm việc và các chính sách kinh doanh, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, đóng góp sáng kiến vào các mục tiêu kinh doanh, chịu trách nhiệm về cả việc tốt và việc dở, liêm khiết và trung thực.

Quản trị nguồn nhân lực là những hoạt động (một quy trình) mà các nhà quản trị tiến hành triển khai sắp xếp nhân lực nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Quy trình này gồm các bước tuyển dụng, quản lý, trả lương, nâng cao hiệu quả hoạt động, và sa thải nhân viên trong doanh nghiệp.

1.1.2. Vai trò của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp

- Quản trị yếu tố con người giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Quản trị nhân lực đề cập đến các yếu tố quy hoạch, quản lý và nâng cao năng lực nguồn nhân lực, xác định, phát triển và duy trì kiến thức năng lực của người lao động

- Quản trị nhân lực giúp cho các nhà quản trị học được cách giao dịch với người khác, biết tìm ra ngôn ngữ chung và biết nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, biết lôi kéo nhân viên say mê với công việc, tránh được những sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng nhân viên, biết cách phối hợp thực hiện mụ tiêu của tổ chức và mục tiêu cá nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.

- Quản trị nhân lực là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của quản trị kinh doanh. Một công ty hay một tổ chức nào dù có nguồn lực tài chính dồi dào, máy móc trang thiết bị tiên tiến hiện đại, marketing có tốt đến đâu đi nữa cũng sẽ trở nên vô nghĩa nếu không biết quản trị nhân lực. Không một hoạt động nào có hiệu quả nếu thiếu đi quản trị nhân lực. Quản trị nhân lực là nguyên nhân thành công và thất bại của tổ chức. Quản trị nhân lực sẽ tạo ra bộ mặt, bầu không khí vui tươi, phán khởi hay căng thẳng, u ám của tổ chức. Bầu không khí này quyết định sự thành đạt của công ty. Chúng ta không phủ nhận vai trò của các công việc khác như:

quản trị tài chính, quản trị marketing, quản trị sản xuất và tác nghiệp. Nhưng rõ ràng quản trị nhân lực đóng vai trò quan trọng, bất cứ cấp quản trị nào cũng phải biết quản trị nhân viên của mình. Đây là một lĩnh vực phức tạp khó khăn, nó bao gồm nhiều vấn đề như tâm sinh lý, xã hội, đạo đức ... Nó là sự trộn lẫn giữa khoa học và nghệ thuật – Nghệ thuật quản trị con người.

- Một tổ chức hay một doanh nghiệp luôn luôn muốn mình đứng vững trên thị trường và ngày càng tăng khả năng cạnh tranh. Họ sẽ làm được điều này nếu trong tổ chức của họ có một nguồn nhân lực mạnh và biết sử dụng nguồn lực

này một cách hiệu quả, tận dụng kinh nghiệm và sự khéo léo của người lao động nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. Quản trị nhân lực nhằm mục đích tổ chức được những người có năng lực, nhanh nhạy và cống hiến hết mình trong công việc.

Theo Jim Keyser: “Các công ty ngày nay hơn nhau hay không là do phẩm chất, trình độ, và sự gắn bó của công nhân viên đối với công ty - nghĩa là các nhà quản trị phải nhận thức và đề ra chiến lược quản trị tài nguyên nhân sự của mình một cách có hiệu quả”.

- Trong thời đại ngày nay, quản trị nhân lực có tầm quan trọng ngày càng tăng vì những lý do sau: Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo các hướng tinh giảm, gọn nhẹ, năng động, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Bởi vậy, việc tìm đúng người để giao đúng việc, đúng cương vị là vấn đề quan tâm đối với mọi loại hình tổ chức hiện nay. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng.

Do đó việc tuyển dụng, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu. Nghiên cứu về quản trị nhân lực sẽ giúp cho các nhà quản trị học được cách giao tiếp với người khác; biết cách đặt câu hỏi và biết cách lắng nghe, biết nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên một cách chính xác, biết cách lôi cuốn nhân viên say mê với công việc và tránh được các sai lầm trong việc tuyển chọn, sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức.

Như vậy, về mặt kinh tế, quản trị nhân lực giúp cho doanh nghiệp khai thác các khả năng tiềm tàng nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp về nguồn nhân lực. Về mặt xã hội, QTNL thể hiện quan điểm rất nhân bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động, góp phần làm giảm bớt mâu thuận cơ bản giữa chủ và thợ trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách đãi ngộ nhân lực tại chi nhánh giải phóng – công ty cổ phần ô tô trường hải (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)