Nhóm giải pháp đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng

3.2.2. Nhóm giải pháp đo lường rủi ro tín dụng

Với phương pháp đo lường rủi ro như hiện nay, nếu so sánh với điều kiện kinh doanh và mô trường kinh doanh thực tại thì hệ thống đo lường rủi ro bằng các chỉ tiêu dựa trên tình hình nợ xấu và mức độ thiệt hại tín dụng của

Chi nhánh là tương đối ổn. Tuy nhiên vẫn còn một điều mà Chi nhánh chưa đƣợc, đó là Chi nhánh chƣa xác định đƣợc mình có thể chấp nhận một hạn mức rủi ro là bao nhiêu. Điều này làm cho Chi nhánh lúng túng khi đo lường rủi ro, bởi vì Chi nhánh không biết mình có thể chấp nhận một hạn mức rủi ro là bao nhiêu để có thể chấp nhận đối mặt với những khoản vay có lợi nhuận cao song tiềm ẩn rủi ro cũng cao để có thái độ ứng xử thích hợp.

Dựa trên khả năng tự đề kháng và cân đối tài sản có - tài sản nợ, Chi nhánh xác định hạn mức rủi ro có thể chấp nhận, trên cơ sở đó Chi nhánh phân bổ chỉ tiêu này cho từng nhân viên dựa theo nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi nhân viên đó. Khi đƣợc phân bổ hạn mức về rủi ro thì bộ phận thực hiện nghiệp vụ cho vay sẽ triển khai cho vay dựa trên cân đối với tổng hạn mức rủi ro đƣợc giao từ đó có thể kiểm soát đƣợc trong giới hạn cho phép đó.

3.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Để hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng, Chi nhánh có thể:

- Dựa vào hoạt động phân tích, thống kê: Chi nhánh có thể dựa vào các công cụ tính toán về thống kê trên cơ sở thống kê các dữ liệu về vỡ nợ của khách hàng, điều này góp phần quan trọng trong việc quyết định kết quả xếp hạng.

- Dựa vào ý kiến chuyên gia: Trong những hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có những yếu tố định tính rất khó lƣợng hóa, ví dụ nhƣ: yếu tố danh tiếng của khách hàng thì trọng số có quan trọng không, và nếu quan trọng thì là bao nhiêu? Trong những trường hợp như thế này, ý kiến của các chuyên gia rất quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ.

3.2.3. Nhóm giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng 3.2.3.1. Sử dụng nghiệp vụ bán nợ

Đối tác mua các khoản vay chủ yếu là ngân hàng, quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, các công ty phi tài chính, các quỹ tương hỗ. Bán các khoản vay tức là

chuyển nợ của người mua hàng từ người bán hay cung ứng dịch vụ sang công ty mua nợ. Công ty mua nợ sẽ đảm bảo việc thu nợ, họ có thể trả trước thời hạn toàn bộ hay một phần các khoản nợ của người mua cùng một khoản hoa hồng và phí thu nợ. Mọi rủi ro xảy ra đều do người tài trợ gánh chịu.

Thống đốc NHNN ban hành quy chế mua bán nợ đã tạo điều kiện cho các TCTD giải quyết vấn đề nợ tồn đọng phù hợp với cơ chế thị trường.

Hoạt động mua bán nợ không chỉ là biện pháp xử lý nợ mà còn là một hình thức tín dụng mới nhằm đa dạng hóa các hoạt động tín dụng, tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận. Mặt khác, các chủ thể tiến hành mua bán nợ trên thị trường hoạt động chuyên nghiệp, có nhiều lợi thế về thông tin, quy mô,không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng nhƣ ngân hàng nên công tác xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn.

Để thực hiện tốt biện pháp này, Chi nhánh Đà Nẵng phải nhận thức rõ ràng vai trò tầm quan trọng, ích lợi của việc mua bán nợ, cụ thể hoá các quy định của pháp luật nhằm đƣa ra quyết định đúng đắn để tiến hành việc mua bán nợ đúng pháp luật và hiệu quả. Thành lập tổ chuyên trách về mua bán nợ để phân tích tình hình các khoản nợ và thị trường mua bán nợ giúp đưa ra các quyết định hợp lý.

3.2.3.2. Sử dụng các công cụ phái sinh

Tuy các công cụ phái sinh còn chƣa phát triển ở Việt Nam nhƣng trong những năm gần đây nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng công cụ tài chính mới này để hạn chế rủi ro, đồng thời tạo thêm thu nhập cho ngân hàng từ lệ phí thu đƣợc. Các công cụ phái sinh bao gồm:

a ) Hợp đồng quyền tín dụng

Đây là công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng. Khi chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bị giảm sút hợp đồng quyền tín dụng sẽ giúp ngân hàng bù đắp các chi phí vay vốn. Nếu các khoản vay

của khách hàng bị giảm giá hay không thể thanh toán. hợp đồng quyền tín dụng sẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

b) Hợp đồng trao đổi tín dụng

Đây là hình thức phổ biến nhất trong các công cụ tín dụng phái sinh, ở đó hai tổ chức cho vay sẽ thoả thuận trao đổi với nhau một phần các khoản thanh toán theo hợp đồng tín dụng của mỗi bên. Qua các hợp đồng trao đổi tín dụng, các ngân hàng sẽ nâng cao đƣợc danh mục cho vay, giúp giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào một thị trường duy nhất.

3.2.3.3. Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Bộ phận này cần phải đƣợc hoạt động độc lập với ban lãnh đạo tại Chi nhánh, bảo đảm tính độc lập và khách quan trong công tác kiểm tra kiểm soát, đồng thời hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm tra nội bộ theo chuẩn mực quốc tế. Cô ng tác kiểm tra phải thực hiện thường xuyên hơn đối với các hoạt động tín dụng tại Chi nhánh; các khoản vay có giá trị lớn cần phải thông qua bộ phận kiểm soát nội bộ, góp phần hạn chế rủi ro.

Ngoài ra, sau khi k ết thúc năm tài chính, cần thuê một cơ quan kiểm toán độc lập bên ngoài để thực hiện kiểm tra hoạt động tín dụng nhằm đánh giá, rà soát các khoản cho vay.

3.2.4. Nhóm giải pháp tài trợ rủi ro tín dụng

3.2.4.1. Xử lý nợ tồn đọng, nợ khó đòi và nợ quá hạn. Thực hiện đầy đủ công tác trích lập dự phòng rủi ro

Chi nhánh cần phải có các giải pháp giảm những khoản nợ tồn đọng, nợ quá hạn bằng việc xuyên định kỳ tiến hành phân tích đánh giá những khoản nợ tồn đọng, quá hạn, tìm rõ nguyên nhân để có giải pháp thu hồi nợ cho phù hợp.

Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ quá hạn. Đối với các khoản nợ quá hạn bình thường, CBTD tăng cường đôn đốc, thu hôi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình xử dụng vốn, tình hình tài chính, tình hình tài sản đảm bảo.

Đồng thời cần có biện pháp thích hợp để giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ ngân hàng, tạm hoãn thu lãi định kỳ các khoản nợ đã chuyển quá hạn do chậm trả một phần gốc hoặc lãi theo điều 22 Quy định 1627/2001/QĐ-NHNN. Còn các khoản nợ khó đòi trên 6 tháng có nguy cơ rủi ro

cần thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ qua nhiều bước, kiểm tra quy trách nhiệm.

Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp đối với từng khoản vay. Các biện pháp xử lý nợ theo quy định của ngân hàng cấp trên bao gồm:

- Điều chỉnh kỳ hạn nợ: trường hợp khách hàng có nợ quá hạn hoặc không trả đƣợc nợ đến hạn do các khó khăn khách quan, nếu xác định lại kỳ hạn nợ, khách hàng có thể ổn định đƣợc sản xuất, trả đƣợc nợ thì ngân hàng có thể xem xét điều chỉnh lại kỳ hạn nợ.

- Miễn giảm tiền vay đối với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do các nguyên nhân khách quan nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thường.

- Các khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, chi nhánh có thể xem xét tạm khoanh nợ cũ.

- Các khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng tuỳ vào mức độ vi phạm chi nhánh có thể tam ngừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện trước pháp luật.

Khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay, trước hết phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ quá hạn, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh, đảm bảo hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ để tạo điều kiện cho việc xử lý. Tiến hành các bước và biện pháp xử lý tài sản phù hợp với thực trạng từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở các quy định tại Nghị định 178/1999/NĐ- CP và các văn bản khác có kiên quan.

Phối hợp với các ngành có liên quan, với cấp uỷ, với chính quyền địa phương để xử lý nợ khó đòi, nợ quá hạn.

3.2.4.2. Mua bảo hiểm tiền vay

Mua bảo hiểm rủi ro cho các khoản cho vay của Chi nhánh là việc Chi nhánh chuyển giao rủi ro sang cho công ty bảo hiểm bằng cách ký hợp đồng bảo hiểm. Khi phát sinh rủi ro đối với một khoản vay nào đó đã đƣợc mua bảo hiểm thì Chi nhánh đề nghị công ty bảo hiểm bồi thường bảo hiểm cho các khoản rủi ro đó nhằm bù đắp cho khoản vốn bị tổn thất. Ngoài ra để đảm bảo an toàn với tài sản của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ, Chi nhánh cũng có thể yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo, phòng ngừa trường hợp TSĐB bị sụt giá làm thiệt hại cho chi nhánh tăng lên do thiếu hụt nguồn thu nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)