Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn thủ đô CACC (Trang 29 - 33)

2.1.4. Sơ lược quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán CACC

2.1.4.2. Thực hiện kiểm toán

a, Thực hiện các khảo sát kiểm soát:

Công ty CACC sẽ tiến hành đánh giá các thủ tục KSNB để xác định sai sót trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán theo phương pháp tiếp cận có hệ thống. CACC thực hiện việc soát xét và đánh giá môi trường KSNB và thủ tục kiểm soát đối với các giao dịch và số dư quan trọng, trong đó thủ tục kiểm toán cho phép công ty tập trung công việc kiểm toán vào vùng rủi ro được đánh giá là cao. Với mục tiêu kiểm toán đề ra, công ty dự định sẽ dựa vào hệ thống KSNB để thay đổi bản chất, thời gian và phạm vi tiến hành các thử nghiệm cơ bản. Các thủ tục đánh giá kiểm soát của công ty gồm:

- Đánh giá việc thiết kế và thực thi các thủ tục kiểm soát ở từng bộ phận, từng hoạt động và soát xét các thủ tục kiểm soát khác(nếu được đánh giá là cần thiết)

- Kiểm tra tính tuân thủ hệ thống KSNB của doanh nghiệp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

b, Thay đổi chương trình kiểm toán và tiến hành thử nghiệm cơ bản:

Kiểm tra cơ bản: Dựa vào đánh giá về hệ thống KSNB của doanh nghiệp CACC thực hiện các thủ tục kiểm tra cơ bản vào các bước sau:

- Soát xét việc ghi chép kế toán và sổ sách kế toán của công ty và các đơn vị trực thuộc

- Soát xét BCTC của Công ty và phân tích tình hình biến động về vốn chủ

sở hữu, các quỹ, cổ tức của Công ty, trong năm và các khoản nợ dài hạn (nếu có) - Gửi thư xác nhận đối với các tài khoản ngân hàng, phải thu và phải trả.

- Quan sát thực tế đối với các TSCĐ chủ yếu và kiểm tra việc phản ánh các tài sản đó tại ngày lập Bảng cân đối kế toán tại công ty

- Chứng kiến kiểm kê để đánh giá tính đúng đắn của hệ thống KSNB của đơn vị trong việc quản lý tiền mặt, hàng tồn kho (nếu có), TSCĐ để khẳng định tính hiện hữu, sở hữu, và giá trị của các khoản mục trên tại ngày kết thúc năm tài chính, bên cạnh đó đánh giá tính hợp lý của quy trình tính giá thành cũng như thực tế thực hiện quy trình này tại Công ty.

- Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu như: khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả kinh doanh và khả năng tài chính.

- Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác, các thủ tục thay thế cần thiết trong từng trường hợp cụ thể.

Công ty sẽ xem xét và đánh giá xem liệu các bằng chứng thu thập được đã đầy đủ và thích hợp chưa và liệu có cần tiến hành thêm các thủ tục kiểm tra bổ sung. Nếu thấy xuất hiện vấn đề ngoại lệ hoặc bằng chứng không xác đáng, CACC sẽ thực hiện điều tra thêm (nếu cần thiết sẽ tiến hành thêm một số thủ tục cần thiết khác) để đưa ra kết luận cho mỗi mục tiêu kiểm toán.

2.1.4.3. Hoàn thành: phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý

Công ty CACC thực hiện các bước lập và phát hành báo cáo soát xét, báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có) như sau:

- Tổng hợp kết quả kiểm toán và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán, chuẩn bị dự thảo Báo cáo soát xét, Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý về các vấn đề trọng yếu mà công ty phát hiện trong quá trình kiểm toán

- CACC gửi Báo cáo soát xét, Báo cáo Kiểm toán và Thư quản lý dự thảo (nếu có) cho Ban Giám đốc Công ty sau khi hoàn thành kiểm toán chi tiết

- Thảo luận kết quả kiểm toán và các phát hiện khác với Ban giám đốc và tư vấn cho Ban Giám đốc về những vấn đề được quan tâm.

- Hoàn chỉnh và phát hành chính thức Báo cáo Kiểm toán và Thư quản lý Công ty thực hiện đánh giá một số các chỉ tiêu khác như sau:

Tổ chức lưu trữ:

Công ty CACC tổ chức lưu trữ Hồ sơ kiểm toán ngay tại văn phòng làm việc. Mỗi phòng nghiệp vụ phụ trách những công ty khách hàng nào thì chịu trách nhiệm lưu trữ các file của các khách hàng đó. Việc tổ chức lưu trữ file kiểm toán ngay tại văn phòng giúp KTV có thể thuận tiện trong việc xem xét file kiểm toán, tuy nhiên công ty cũng cần cẩn trọng tránh việc thất lạc hoặc mất mát file.

Mức độ trọng yếu của cuộc kiểm toán:

Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, công ty cần phải xác định mức độ trọng yếu cho mục tiêu lập kế hoạch và mức độ sai sót trọng yếu dựa trên một trong những chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận trước thuế hoặc tổng tài sản. Mức trọng yếu được tính toán phù hợp sau khi công ty nhận được BCTC dự thảo của các Công ty con và Công ty liên doanh, liên kết và được đánh giá lại sau khi thực hiện việc điều chỉnh một số chỉ tiêu, khoản mục cần thiết theo kết quả cuộc kiểm toán. Việc đánh giá mức độ trọng yếu sẽ do trưởng nhóm kiểm toán đánh giá và thông báo cho các KTV khác trong quá trình kiểm toán.

Đánh giá các chênh lệch kiểm toán không điều chỉnh:

Để đưa ra các xét đoán về mức trọng yếu, CACC sẽ cân nhắc đến các yếu tố định tính và định lượng đồng thời xem xét cả kết quả đánh giá về rủi ro sai sót trọng yếu do sai sót hoặc gian lận gây ra.

Do vậy CACC sẽ cân nhắc đến các yếu tố sau:

- Mức độ trọng yếu của một khoản mục đối với BCTC của khách hàng - Số dư tài khoản của BCTC, cơ sở dẫn liệu bị ảnh hưởng là bao nhiêu.

Các khoản chênh lệch kiểm toán còn phải tính đến bản chất của sự chênh lệch đó cùng với các yếu tố làm nên sự ảnh hưởng để đánh giá mức độ trọng yếu.

Do đó, CACC không có một công thức số học cho việc tính toán cho cả hai yếu tố định lượng và định tính của mức độ trọng yếu. Bởi vậy khi đánh giá các yếu tố định tính, công ty cân nhắc đến kết quả của việc đánh giá nguyên nhân và ảnh hưởng của các chênh lệch cùng với các thông tin khác thu thập được trong quá trình kiểm toán (Cân nhắc đến yếu tố khách quan, xu hướng hay tuân thủ).

Trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục kiểm toán mà công ty chắc chắn rằng nếu không điều chỉnh thì các chênh lệch kiểm toán có thể dẫn đến sự tồn tại một sai sót trọng yếu, lúc đó CACC sẽ thảo luận vấn đề này với Ban giám đốc đơn vị và cân nhắc các ảnh hưởng có thể xảy ra đối với báo cáo kiểm toán nếu như đơn vị không phản ánh đầy đủ vấn đề này trong BCTC.

Một số trường hợp khác như các chênh lệch kiểm toán không điều chỉnh riêng rẽ thì không trọng yếu nhưng khi tổng hợp lại thì trở nên trọng yếu, lúc này công ty sẽ thực hiện thêm một số thủ tục kiểm toán bổ sung hoặc buộc phải yêu cầu khách hàng điều chỉnh các chênh lệch kiểm toán này cho hợp lý. Do khoản mục TSCĐ chỉ là một khoản mục có số liệu tương đối lớn trong Bảng cân đối kế toán vì vậy quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ không nằm ngoài quy trình kiểm toán BCTC của công ty.

Đặc điểm tổ chức hồ sơ kiểm toán:

Hồ sơ kiểm toán rất quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán, nó chứa đựng tất cả các thông tin về một cuộc kiểm toán, ảnh hưởng lớn đến chất lượng của một cuộc kiểm toán. Nhận thức được điều đó, công ty CACC rất coi trọng việc lập và lưu trữ hồ sơ kiểm toán.

Công ty CACC lưu trữ hồ sơ kiểm toán năm, lưu trữ trong từng file theo mỗi khách hàng riêng biệt và chứa đựng tất cả các thông tin và bằng chứng cần thiết làm căn cứ xác nhận cho các kết luận kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán: Ghi rõ tên khách hàng và năm thực hiện kiểm toán bên ngoài gáy file và được đánh số thứ tự theo thứ tự các chỉ mục và được sắp xếp hợp lý.

Các chỉ mục được sắp xếp theo một trình tự khoa học và hợp lý, giúp cho trong quá trình kiểm toán, KTV có thể dễ dàng tham chiếu giữa các phần với nhau, ngoài ra việc lưu trữ như trên cũng tạo ra sự tiện lợi cho việc theo dõi và xem xét hồ sơ kiểm toán về sau.

Các file được dùng để lưu trữ các thông tin kiểm toán bao gồm các thông tin: Kế hoạch kiểm toán, việc thực hiện cuộc kiểm toán, kết quả về các thủ tục mà KTV đã sử dụng khi thực hiện kiểm toán, các kết luận của KTV đưa ra từ những bằng chứng thu thập được trong quá trình kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn thủ đô CACC (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w