Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn thủ đô CACC (Trang 54 - 57)

3.2 Kiến nghị về phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do cty CACC thực hiện .1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Hoàn thiện việc thực hiện thủ tục khảo sát kiểm soát:

Việc đánh giá càng chính xác của KTV về hệ thống KSNB của khoản mục TSCĐ thì KTV có thể càng tin tưởng hơn vào việc thực hiện bảo vệ tài sản, độ tin cậy của hệ thống thông tin, đảm bảo chế độ pháp lý và hiệu quả của hoạt động cả doanh nghiệp. Đồng thời, KTV có thể ít thực hiện phương pháp kiểm toán cơ bản hơn. Thông thường để mô tả và đánh giá về một hệ thống KSNB của khách hàng, KTV có thể sử dụng 3 phương pháp tùy theo mỗi doanh nghiệp:

+ Bảng câu hỏi: Đây là các phương pháp hiệu quả và đơn giản. Các câu hỏi có thể được thiết kế với yêu cầu trả lời đóng hoặc mở để ít bỏ sót những vấn đề quan trọng. Tuy nhiên tính linh động của nó chưa cao.

+ Bảng tường thuật: Nhằm cung cấp cho KTV về hệ thống kiểm soát của khách hàng. Nó mô tả nguồn gốc của chứng từ sổ sách, mô tả các quá trình trong hoạt động sản xuất, mô tả việc luân chuyển, lưu trữ chứng từ, mô tả những dấu hiệu cho thấy những nguyên tắc, thủ tục kiểm soát đã được thực hiện. Nhưng nó mới chỉ phản ánh việc ghi nhận quá trình ghi chép, hạch toán TSCĐ, không đi sâu đánh giá thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB. Bên cạnh đó, bảng tường thuật lại phụ thuộc vào cách ghi chép, tốn nhiều thời gian của KTV.

+ Lưu đồ, sơ đồ: Là sự trình bày các tài liệu và sự vận động liên tiếp của chúng bằng các ký hiệu và biểu đồ. Phương pháp này giúp KTV nhận định chính xác về các thủ tục kiểm soát áp dụng, nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống kiểm soát nhằm đưa ra đươc các thủ tục kiểm toán bổ sung.

Do thời gian kiểm toán tại công ty TNHH X không dài nên KTV đã áp dụng không đầy đủ được phương pháp áp dụng gồm bảng hỏi và bảng tường thuật, không sử dụng phương pháp lưu đồ, sơ đồ, do đó việc mô tả thông tin doanh nghiệp gặp khó khăn. CACC nên kết hợp cả 3 phương pháp trên để giúp KTV có được cái nhìn đầy đủ hơn hệ thống KSNB của đơn vị. Như vậy KTV sẽ lập sơ đồ để miêu tả quy trình mua sắm TSCĐ, sử dụng bảng câu hỏi kết hợp bảng tường thuật để phân tích hệ thống kiểm soát của khách hàng.

* Về việc tiến hành kiểm kê và thực hiện kiểm toán:

Ngoài một số trường hợp Công ty có không thực hiện chứng kiển kiểm kê TSCĐ tại khách hàng vì nhiều yếu tố như quá xa, bất tiện, KTV nên cố gắng thực hiện chứng kiển kiểm kê TSCĐ tại đơn vị khách hàng. Trong trường hợp bất khả kháng, KTV sẽ làm thủ tục thay thế như: Nếu khoản mục TSCĐ không dấu hiệu có trọng yếu cao thì KTV có thể sử dụng biên bản kiểm kê TSCĐ của công ty TNHH X có dấu xác nhận của người có thẩm quyền, nếu TSCĐ có giá trị lớn hoặc bất thường thì buộc KTV phải có thủ tục bổ sung. Như vậy mới có thể đánh giá tính hiện hữu TSCĐ của đơn vị tại thời điểm 31/12 là chính xác nhất.

* Hoàn thiện việc chọn mẫu kiểm toán:

Thực tế trong cuộc kiểm toán tại công ty TNHH X, việc kiểm tra chi tiết được KTV thực hiện 100%. Do đánh giá của KTV về các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ của công ty TNHH X trong năm không nhiều và các TSCĐ tăng giảm đều có giá trị lớn nên được kiểm tra 100% chứng từ sổ sách đem lại hiệu quả kiểm toán. Nhưng với khách hàng khác quy mô lớn thì việc kiểm tra 100% chứng từ sổ sách khó có thể thực hiện được mà chỉ thực hiện kiểm tra chi tiết với những tài sản tăng lớn trong năm. Những TSCĐ giá trị nhỏ như: máy tính, máy in… KTV thường không tiến hành kiểm tra, nhưng các nghiệp vụ liên quan đến tài sản này thường dễ xảy ra gian lận. KTV cần áp dụng một cách linh hoạt các phương pháp chọn mẫu để giảm thiểu rủi ro trong kiểm toán như sau :

+ Phương pháp chọn mẫu theo xét đoán + Phương pháp chọn mẫu có tính hệ thống + Phương pháp chọn mẫu trên cơ sở phân

+ Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ( Chọn mẫu ngẫu nhiên có sử dụng bảng số ngẫu nhiên; chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình vi tính và chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống).

* Kiến nghị về sử dụng phần mềm kiểm toán trong cuộc kiểm toán:

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triền như vũ bão, việc áp dụng các công nghệ cao được áp dụng ở tất cả các lĩnh vực để có thể tiết kiệm thời gian, công sức và đem lại hiệu quả cao. Việc áp dụng phần mềm kiểm toán đã được các công ty kiểm toán lớn áơp dụng từ lâu trong cuộc kiểm toán nhằm giảm thiều thời gian và đạt hiệu quả cao. Công ty CACC đang trên đà phát triển rất nhanh, tỷ lệ phát triển khách hàng hàng năm đều tăng lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng nhân lực trong công ty, nên việc giảm thiểu thời gian kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm toán là yêu cầu thiết yếu với công ty. Trong thời gian tới, Công ty CACC nên đưa vào sử dụng phần mềm kiểm toán để có thể phục vụ đắc lực nhất cho cuộc kiểm toán. Từ đó không ngừng nâng cao chất lượng và thương hiệu cho công ty.

* Hoàn thiện thủ tục phân tích

Việc tăng cao thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục TSCĐ cũng là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán. Vì vậy KTV nên vận dụng quy trình phân tích kết hợp với xét đoán nghề nghiệp của mình tiến hành phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân chênh lệch và phát hiện sự kiện bất thường. KTV nên tiến hành cả phân tích ngang và phân tích dọc, tiến hành thu thập số liệu chung của toàn ngành, so sánh với số liệu của khách hàng với các đơn vị khác cùng ngành, sử dụng tỷ suất đầu tư và tỷ suất tự tài trợ để phân tích và thực hiện kiểm toán các khoản mục khác liên quan như: khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ…như vậy KTV sẽ thu hẹp được phạm vi thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong quá trình kiểm toán tại công ty TNHH X sau khi tính ra chênh lệch, KTV không đi sâu lý giải cho các chênh lệch tính ra từ thủ tục phân tích mà chỉ phân tích nguyên nhân tăng chủ yếu do TSCĐ nào. Việc tính ra sự thay đổi bất thường trong tỷ suất giúp KTV tìm ra được những trọng tâm cần đi sâu kiểm toán mà cụ thể ở đây là việc tính khấu hao của Công ty TNHH X.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH kiểm toán tư vấn thủ đô CACC (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w