Phương pháp xác định độ trộn đều của hỗn hợp sau khi trộn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số đến chất lượng sản phẩm và tiêu thụ năng lượng của máy trộn thức ăn chăn nuôi kiểu nằm ngang (Trang 56 - 60)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp xác định độ trộn đều của hỗn hợp sau khi trộn

Theo định nghĩa chung độ trộn đều là một đặc trưng định lượng của quá trình trộn, được xác định bằng tỷ số khối lượng của một chất thành phần trong mẫu phân tích với khối lượng của thành phần chất đó được quy định trong hỗn hợp.

Khi trộn với khối lượng a chất A với khối lượng b thuộc chất B để tạo hỗn hợp đồng nhất AB. Thành phần của chất A và B trong hỗn hợp là:

Tron hỗn hợp vật liệu lý tưởng, giá trị CA và CB sẽ như nhau ở mỗi phần thể tích. Trong thực tế CA và CB ở mỗi phần thể tích sẽ khác nhau do ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình trộn. Nếu sự khác nhau này càng ít thì hỗn hợp càng gần với hỗn hợp lý tưởng.

Để đánh giá mức độ đồng đều của hỗn hợp thực ta có thể sử dụng đại lượng “Độ sai lệch bình phương trung bình” [6]. Nếu thể tích Vi của hỗn hợp có thành

42

phần chất A là CiA, của chất B là CiB, lúc đó “độ sai lệch bình phương trung bình” của hỗn hợp thực sẽ là: S A = S B = Ni =1 Ni=1 (C A CiA )2 N − 1 (CB CiB )2 N − 1 (2.28) (2.29) Trong đó: CA, CB: thành phần chất A và chất B trong hỗn hợp lý tưởng; CiA, CiB: thành phần chất A và chất B trong thể tích mẫu Vi; N: số thể tích mẫu Vi.

Như vậy sA, sB càng nhỏ thì mức độ đồng đều của hỗn hợp càng cao, càng gần với hỗn hợp lý tưởng. Giá trị của SA và SB phụ thuộc vào thời gian trộn τ. Quan hệ đó được biểu diễn trên hình 2.1.

t

Hình 2.1 Quan hệ giữa độ sai lệch bình phương trung bình và thời gian trộn

Để đánh giá mức độ trộn đều của hỗn hợp ta có thể sử dụng một đại lượng khác là “chỉ số trộn”, Is.

I s = σ e

s (2.30)

Với σe là độ lệch chuẩn lý thuyết:

σ e = C A . C B

n (2.31)

43 I s = CN A .C B ( N − 1) n∑ (C A CiA ) i =1 2 (2.32)

với n là số hạt trong một thể tích mẫu hỗn hợp.

Như vậy Is càng lớn thì mức độ đồng đều của hỗn hợp trộn càng cao.

Việc xác định chất lượng đồng đều của thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo tiêu chuẩn ngành 10TCN 860 : 2006: “ Thức ăn chăn nuôi – độ dao động phân tích cho phép đối với các chỉ tiêu chất lượng” của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành năm 2006 [39]

Mục đích của tiêu chuẩn này là xây dựng nguyên tắc hướng dẫn để hỗ trợ các cơ quan kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, đưa ra những quyết định liên quan đến xem xét các sản phẩm với khoảng dao động trong phạm vi có thể chấp nhận được.

Các tiêu chuẩn – phương pháp xác định hàm lượng một số thành phần chính trong bột thức ăn chăn nuôi [39]:

- TCVN 4328:2001(ISO 6496:1999). Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô- Phương pháp Kjeldahl.

- TCVN 4329 (ISO 6865:2000). Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng xơ thô.

- TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo thô.

- TCVN 4327 Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng tro. - TCVN 1526 Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng canxi. - ISO 6490/1. Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng canxi - Phần 1: Phương pháp chuẩn độ.

- TCVN 1525:2001 (ISO 6491:1998). Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng photpho - Phương pháp chuẩn độ.

44

- TCVN 4806 (ISO 6495) Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng hàm lượng clorua hòa tan trong nước.

- ISO 5510. Thức ăn chăn nuôi - Phương pháp xác định hàm lượng lysine có sẵn (mục 8.3).

- TCVN 4326: 2001 (ISO 6496:1999). Thức ăn chăn nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi.

- ISO 6869:2000. Thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng canxi, đồng, sắt, magiê, mangan, kali, natri và kẽm - Phương pháp sử dụng quang phổ hấp thụ nguyên tử.

Đối với các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi tập trung (quy mô 5 – 7 tấn/h trở lên), vì khối lượng mỗi mẻ trộn là rất lớn, để xác định chất lượng sau khi trộn người ta dùng các máy phân tích công nghiệp, ví dụ như công ty Nutriwa ( Địa chỉ 1: 238 Quốc lộ 1A Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai; Địa chỉ 2: 69 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chuyên phân tích độ đồng đều các mẫu thức ăn chăn nuôi, hóa phẩm…

Việc xác định độ đồng đều của các mẫu bột thức ăn trong luận án này được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu và kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm thuộc viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số đến chất lượng sản phẩm và tiêu thụ năng lượng của máy trộn thức ăn chăn nuôi kiểu nằm ngang (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(241 trang)
w