Quản lý ngân quỹ Nhà nước

Một phần của tài liệu đề cương QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước 2019 (Trang 29 - 33)

Câu 1. Nội dung quản lý ngân quỹ Nhà nước - Khái niệm :

+ Quản lý ngân quỹ Nhà nước trong quản lý chi NSNN là quá trình cơ quan quản lý ngân quỹ Nhà nước sử dụng các công cụ, biện pháp thích hợp để tác động vào sự vận động ngân quỹ Nhà nước nhằm bảo đảm ngân quỹ sẵn có tại mọi thời điểm đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán các khoản chi NSNN theo tiến độ và dự toán chi NSNN.

+ NQNN hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và được sử dụng để tạm ứng, thanh toán các khoản chi của Nhà nước.

+ Chủ thể quản lý NQNN : Kho bạc Nhà nước

+ Đối tượng quản lý của NQNN : Sự vận động của luồng tiền vào và luồng tiền ra NQNN

+ Công cụ, biện pháp quản lý : Xây dựng kế hoạch luồng tiền; Xử lý thiếu hụt ngân quỹ tạm thời;

Phòng ngừa rủi ro hoạt động quản lý NQNN; Tài khoản thanh toán tập trung của KBNN.

- Mục đích:

+ Đảm bảo ngân quỹ sẵn có của cả hệ thống Kho bạc Nhà nước và từng đơn vị Kho bạc Nhà nước tại mọi thời điểm đáp ứng kịp thời và đầy đủ nghĩa vụ thanh toán các khoản chi NSNN theo tiến độ và dự toán chi NSNN của các cấp chính quyền và các đơn vị sư dụng NSNN.

Câu 2. Nội dung xây dựng kế hoạch luồng tiền

- Khái niệm :

+ Xây dựng kế hoạch luồng tiền thực chất là dự báo luồng tiền vào và ra ngân quỹ NN.

+ Dự báo luồng tiền là việc dự kiến khả năng thu, nhu cầu chi ngân quỹ, chênh lệch giữa khả năng thu và nhu cầu chi NQNN theo tháng, quý và năm.

- Mục đích :

Xây dựng kế hoạch về thu, chi ngân quỹ và đảm bảo ngân quỹ sẵn có đáp ứng đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thanh toán các khoản chi NSNN tại mọi thời điểm.

 Góp phần đảm bảo chi NSNN được thực hiện đúng theo dự toán và đảm bảo khả năng thanh toán cho các đơn vị sử dụng NS, khắc phục nợ đọng trong thanh toán chi NSNN.

- Yêu cầu :

Do NQNN biến động không ngừng với các luồng tiền vào và tiền ra nên :

+ Dự báo luồng tiền cần được lập cho năm NS và được cập nhật hàng tháng trên cơ sở luồng tiền vào và ra thực tế

+ Quản lý NQ cần thiết phải dự báo đáng tin cậy về các luồng tiền thu vào và chi ra, biến động thường xuyên và không thường xuyên của mức ngân quỹ sẵn có, gắn với các kế hoạch cam kết chi và kế hoạch thực hiện NS của từng đơn vị sử dụng NS.

+ Luồng tiền không bao gồm các khoản:

Thu, chi NQNN chỉ mang tính chất chuyển nguồn, chuyển quỹ, không ảnh hưởng đến sự biến động tồn NQNN của toàn hệ thống KBNN.

Thu, chi viện trợ, vay nợ nước ngoài theo phương thức tài trợ trực tiếp cho các chương trình, dự án, không thực hiện thanh toán qua KBNN.

Khoản ghi thu, ghi chi NSNN.

Câu 3. Nội dung dự báo thu và dự báo chi NQNN

Dự báo thu NQNN Dự báo chi NQNN

Nguồn thu/ Nhu cầu chi - Thu và vay của NSNN - Thu của đơn vị giao dịch có tài khoản tại KBNN phát sinh trong kì dự báo.

- Các khoản sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi đến hạn thu hồi.

- Chi và trả nợ vay của NSNN - Chi của đơn vị giao dịch có tài khoản tại KBNN phát sinh trong kì dự báo.

- Các khoản trả nợ vay bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt đến hạn phải trả.

Phương pháp dự báo Dự báo theo phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu lịch sử về thu ngân quỹ theo thời gian,

Dự báo theo phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu kế hoạch chi, số liệu lịch sử chi

gắn với dự báo tình hình KT- XH trong nước và quốc tế.

ngân quỹ theo thời gian, gắn với dự báo tình hình KT-XH trong nước và quốc tế.

Nguồn thông tin - Tổng cục Thuế xác định và cung cấp thông tin cho KBNN về tổng số thu thuộc phạm vi quản lý; chi tiết về số thu nội địa, thu dầu thô.

- Tổng cục Hải quan xác định và cung cấp thông tin cho KBNN về số thu NSNN từ hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại xác định và cung cấp thông tin cho KBNN về các khoản vay và viện trợ nước ngoài trực tiếp cho NSNN.

- Vụ NSNN xác định và cung cấp thông tin cho KBNN về các khoản vay khác của NSNN.

- KBNN xác định số vay qua phát hành trái phiếu Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN và đầu tư phát triển; số thu tiền gửi của các đơn vị giao dịch và các quỹ tài chính NN; số thu hồi các khoản sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi đến hạn trong kỳ.

- Tổng cục Thuế xác định và cung cấp thông tin cho KBNN về số chi hoàn thuế giá trị gia tăng.

- Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại xác định và cung cấp thông tin cho KBNN về các khoản nợ vay nước ngoài đến hạn trong kì.

- Vụ NSNN xác định và cung cấp thông tin cho KBNN về trả nợ các khoản vay khác của NSNN.

- KBNN xác định số liệu chi NSNN bao gồm chi hoàn thuế GTGT; trả nợ vay qua phát hành trái phiếu Chính phủ để bù đắp bội chi NSNN và đầu tư phát triển; các khoản trả nợ vay phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ NN tạm thời đến hạn trong kỳ; số chi tiền gửi của các đơn vị giao dịch và các quỹ tài chính NN.

Câu 4. Nội dung xử lý ngân quỹ tạm thời thiếu hụt - Khái niệm :

NQNN tạm thời thiếu hụt là phần chênh lệch âm giữa dự báo thu và dự báo chi trong kỳ và phần chênh lệch giữa định mức tồn ngân quỹ nhà nước tối thiểu cuối kỳ và tồn ngân quỹ nhà nước đầu kỳ.

- Nguồn bù đắp :

+ Phát hành tín phiếu Kho bạc :

> Toàn bộ số tiền thu được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh khoản của KBNN.

> Phát hành tín phiếu Kho bạc để bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt có các kì hạn tối đa không quá 3 tháng.

> Toàn bộ số tiền thu đc từ việc phát hành tín phiếu KB bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt đc sử dụng để đảm bảo khả năng thanh khoản của KBNN. KBNN quản lý sử dụng vốn phát hành tín phiếu KB để bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt; bố trí nguồn để hoàn trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn.

> Mức chi phí trong quá trình phát hành , thanh toán tín phiếu KB đc thực hiện theo mức phí đấu thầu tín phiếu KB qua NHNN VN.

> Số tiền vay bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt đc hạch toán riêng và ko tính vào bội chi NSNN. Chi trả lãi vay bù đắp NQNN tạm thời thiếu hụt đc tính trong chi nghiệp vụ quản lý NQNN, không thực hiện cấp phát từ NSNN đối với khoản chi trả lãi vay.

+ Thu hồi trước hạn các khoản đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.

Câu 5. Nội dung quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý NQNN ? - Khái niệm:

Quản lý rủi ro đối với hoạt động quản lý NQNN gồm nhận dạng các loại rủi ro, đánh giá rủi roáp dụng các phương pháp phòng ngừa đối với các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động quản lý NQNN.

- Yêu cầu:

+ Nhận dạng rủi ro và đánh giá khả năng ảnh hưởng của các rủi ro đến hoạt động quản lý NQNN.

+ Đánh giá rủi ro được thực hiện thường xuyên theo tháng, quý, năm để có biện pháp quản lý ngân quỹ NN và phòng ngừa rủi ro phù hợp; đồng thời, định kỳ báo cáo Bộ Tài chính để có những chỉ đạo kịp thời, đảm bảo hoạt động quản lý NQNN luôn được an toàn.

- Phân loại rủi ro : Có 3 loại rủi ro

- Rủi ro thanh toán phát sinh :

+ Khi nguồn thu NQNN không đáp ứng đủ các nhiệm vụ chi NQNN.

+ Do các khoản sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi chưa đến kì hạn thu hồi.

+ Do các khoản vay, phát hành tín phiếu không đủ để đảm bảo các nhiệm vụ chi của NQNN.

- Rủi ro trong hoạt động sử dụng NQNN phát sinh :

+ Khi các khoản sử dụng NQNN tạm thời nhàn rỗi không có khả năng thu hồi kịp thời, đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn.

+ Do có sự biến động bất lợi về lãi suất trên thị trường tiền tệ hoặc sự biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái.

- Các loại rủi ro khác phát sinh :

+ Do đánh giá chưa chính xác mức độ NQNN tạm thời nhàn rỗi hoặc NQNN bị thiếu hụt.

+ Do hệ thống công nghệ thông tin bị trục trặc.

+ Do các sự kiện bất khả kháng khác.

- Công cụ và biện pháp phòng ngừa rủi ro :

1. Quy định hạn mức sử dụng ngân quỹ NN tạm thời nhàn rỗi.

NQNN tạm thời nhàn rỗi là phần NQ chênh lệch giữa dự báo thu và dự báo chi trong kỳ và phần chênh lẹch giữa định mức tổn NQNN đầu kỳ và tổn NQNN cuối kỳ.

Mục đích: Hạn chế rủi ro NQNN không đáp ứng đủ các nhiệm vụ chi NQNN.

2. Quy định định mức tồn NQNN tối thiểu

Định mức tồn NQNN tối thiểu là mức NQ mà KBNN phải duy trì trên các tài khoản vốn bằng tiền trong kỳ để đảm bảo an toàn khả năng thanh toán, chi trả cho NSNN và các đơn vị giao dịch.

+ Xác định định mức tồn NQ thối thiểu trong quý:

Định mức tồn ngân quỹ nhà nước tối thiểu trong quý

Số ngày định mức

Trong đó :

Số ngày làm việc trong quý KH được quy định là 65 ngày Số ngày định mức quy định là 5 ngày

+ KBNN phải đảm bảo duy trì tồn ngân quỹ thực tế không thấp hơn định mức tồn ngân quỹ tối thiểu trong quý.

Một phần của tài liệu đề cương QUẢN lý CHI NGÂN SÁCH NHÀ nước 2019 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w