Câu 1: Nội dung đánh giá quản lý chi NSNN Khái niệm :
Đánh giá quản lý chi NSNN là quá trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin và đưa ra các nhận xét, nhận định, kết luận theo mục tiêu và yêu cầu quản lý chi NSNN đã định.
Yêu cầu
+ Thông tin thu thập được phải phù hợp với việc đánh giá, phải có hệ thống rõ ràng mạch lạc, thông tin phải chính xác trung thực và khách quan thì mới có thể đưa ra được những nhận xét đánh giá khách quan nhất.
+ Việc xử lý, phân thích thông tin phải có các phương pháp xử lý phù hợp với đối tượng đánh giá
+ Nhận xét, nhận định, kết luận phải hữu ích, phải có những bằng chứng xác thực, khách quan, tin cậy thì đầu ra của đánh giá mới có thể chính xác nhất.
Mối quan hệ giữa đánh giá và theo dõi :
- Theo dõi là cơ sở của đánh giá vì việc theo dõi sẽ cung cấp thông tin phục vụ cho việc đánh giá, dựa vào thông tin có sẵn của 1 hệ thống theo dõi tốt sẽ là tiền đề cho việc đánh giá tốt, trung thực có bằng chứng rõ ràng.
- Đánh giá 1 cách trung thực, rõ ràng, chính xác, khách quan sẽ làm phát huy hiện quả của quá trình theo dõi. Thêm nữa, thông qua việc đánh giá thì có thể phát hiện ra thông tin trong quá trình theo dõi cung cấp đã đầy đủ và phù hợp chưa từ đó cải thiện hệ thống theo dõi, để hệ thống theo dõi cung cấp thông tin hữu ích hơn, đầy đủ có hệ thống hơn.
Câu 2. Phân biệt mục tiêu, chỉ tiêu, chỉ số. Cho ví dụ ?
Mục tiêu Chỉ số Chỉ tiêu
Mục tiêu là mong muốn đạt được của 1 tổ chức, 1 cơ quan, 1 cá nhân về kế hoạch, chương trình…
Mục tiêu được cụ thể hoá bằng các con số nhất định thì gọi là chỉ tiêu
Mục tiêu khi tìm được thước đo nhất định để tìm ra các con số nhất định thì gọi là chỉ số.
Chỉ số là công cụ đo lường, phản ánh các đối tượng trong đánh giá quản lí chi NSNN.
Chỉ tiêu là giá trị của đối tượng đánh giá quản lý chi NSNN được đo lường theo chỉ số đã định, gắn với không gian và thời gian cụ thể.
Chương trình mục tiêu quốc giá giảm nghèo bền vững năm N Nâng cao điều kiện sống của
người nghèo :
+ Thu nhập bình quân cảu hộ nghèo cả nước
+ Năm N, thu nhập bình quân của hộ nghèo cả nước tăng 1,6
+ Tăng thu nhập bình quân của hộ nghèo cả nước
+ Giảm tỉ lệ hộ nghèo cả nước
+ Tỉ lệ hộ nghèo cả nước thoe chuẩn nghèo quốc tế và chuẩn nghèo quốc gia
lần so với năm N-5
+ Năm N, giảm tỉ lệ hộ nghèo cả nước theo chuẩn nghèo quốc tế xuống còn 15% và theo chuẩn nghèo quốc gia xuống còn 10%
Câu 3. Khái niệm chỉ số ? Phân tích các tiêu chí của 1 chỉ số tốt ? - Khái niệm :
Chỉ số đánh giá quản lý chi NSNN là công cụ đo lường, phản ánh các đối tượng trong đánh giá quản lí chi NSNN.
Chỉ số có ý nghĩa chi phối toàn bộ quá trình hay tất cả các hoạt động đánh giá.
- Tiêu chí của 1 chỉ số tốt : Có 5 tiêu chí
+ Rõ ràng : Thông tin chỉ số đo lường, phản ánh phải cụ thể, chính xác, dễ hiểu, không mập mờ.
+ Phù hợp : Thông tin chỉ số đo lường, phản ánh phải thích đáng, liên quan trực tiếp tới đối tượng và mục tiêu đánh giá.
+ Kinh tế : Chỉ số có chi phí thu thập, xử lý, phân tích thông tin thấp.
+ Thoả đáng: Chỉ số có đủ cơ sở, căn cứ cho việc đánh giá.
+ Đo lường được: Chỉ số thuận tiện cho việc kiểm chứng, đo lường được theo những mốc thời gian khác nhau.
Câu 4. Nội dung đánh giá quản lý chi NSNN theo kết quả.
- Khái niệm đánh giá quản lý chi NSNN theo kết quả :
Đánh giá quản lý chi NSNN theo kết quả là đánh giá quản lý chi NSNN dựa theo khung logic kết quả phát triển và gắn với mục tiêu kết quả đã định của các chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án, nhiệm vụ hay hoạt động… do các cấp, các ngành, các tổ chức, các cơ quan và các đơn vị thực hiện.
Khung logic dọc :
Phân tích khung logic :
+ Cơ sở xây dựng : Khung logic kết quả phát triển
+ Kết quả phát triển: là những thay đổi về KT-XH do tác động, ảnh hưởng của đầu ra hay hàng hoá, dịch vụ được tạo ra. Kết quả phát triển có thể là những kết quả tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, kết quả ngắn hạn hoặc dài hạn của đầu ra.
+ Đầu ra: là những loại hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức, cơ quan, đơn vị tạo ra và cung ứng ra xã hội.
Các đầu ra nhằm thoả mãn nhu cầu của XH hay đóng góp vào sự phát triển KT-XH.
+ Hoạt động: là hành động, công việc hay nhiệm vụ được các tổ chức, cơ quan, đơn vị tiến hành hoặc thực hiện để chuyển hoá các yếu tốt đầu vào nhằm tạo ra các đầu ra
+ Đầu vào: là ngân sách của các cơ quan nhà nước để trang trải các chi phí.
Logic dọc của khung đánh giá quản lí chi NSNN theo kết quả được xây dựng bắt đầu từ xác định mục tiêu kết quả phát triển đã định và kết nối Kết quả phát triển - Đầu ra - Hoạt động - Đầu vào với các chỉ số, chỉ tiêu tương ứng.
+ Xác định các cấp độ của mục tiêu kết quả phát triển của các chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án, nhiệm vụ hoạt động… do các cấp, các ngành, các tổ chức, các cơ quan và đơn vị thực hiện phải được tiến hành cho đến khi xác định được mục tiêu phát triển cụ thể.
Đảm bảo mối quan hệ logic nhân quả giữa các cấp độ mục tiêu với nhau.
+ Kết nối các mục tiêu kết quả phát triển cụ thể với đầu ra: Dựa trên mục tiêu kết quả phát triển cụ thể đã xác định được Xác định và lựa chọn các đầu ra đáp ứng tốt nhất từng mục tiêu cụ thể đó. Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể để lựa chọn ra những đầu ra phù hợp nhất.
+ Kết nối các đầu ra với hoạt động: Dựa trên các đầu ra đã xác định Xác định các hoạt động tối ưu nhất để tạo ra các đầu ra. Tuỳ theo điều kiện cụ thể để xác định và lựa chọn cách thực hiện với các hoạt động phù hợp.
+ Kết nối các hoạt động với đầu vào: Dựa trên cách thực hiện với các hoạt động đã xác định Xác định các đầu vào tương ứng.