V. BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN - ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN KHU KINH TẾ - TÍNH CHẤT - CÁC DỰ BÁO VÀ CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT
1. Bối cảnh phát triển
- Kết nối và hợp tác trao đổi đang trở thành một xu hướng lớn trên thế giới nói chung và của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Từ năm 2013, các nền kinh tế thuộc Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã xác định Kế hoạch tổng thể kết nối APEC giai đoạn 2015 - 2025. Ở khu vực Đông Nam Á, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã ra đời cuối năm 2015 và các nước trong khu vực đang tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN giai đoạn đến năm 2025. Tại Đông Nam Á, Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV) đã và đang tích cực triển khai sáng kiến hợp tác tiểu vùng “Tam giác phát triển CLV” trên địa bàn 13 tỉnh, trong đó có các tỉnh Tây Nguyên của Việt Nam như Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
Ba nước CLV cũng đang tích cực triển khai xây dựng Kế hoạch hành động kết nối ba nền kinh tế CLV có tầm nhìn đến năm 2030. Trong kế hoạch này, bốn tỉnh Tây Nguyên nói trên có vị trí đặc biệt quan trọng.
- Việc tăng cường hợp tác khu vực, hợp tác tiểu vùng đã thúc đẩy mạnh mẽ tính kết nối và quá trình hội nhập của các quốc gia thành viên ASEAN với những bước tiến vững chắc hướng tới hiện thực hóa các cam kết của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trên cơ sở các trụ cột của AEC đang được thực hiện. Hơn nữa, việc tăng cường giao thương và các khung đầu tư giữa ASEAN và các nước đóng vai trò chủ đạo trong khu vực đã dẫn đến cắt giảm đáng kể các loại thuế cũng như tăng cường các dòng hàng hóa, đầu tư và dịch vụ qua biên giới. Trong khu vực GMS, đáng kể nhất là việc mở cửa và hội nhập của Myanmar vào nền kinh tế khu vực, mở ra nhiều cơ hội lớn cho sự hợp tác thông qua tăng cường kết nối qua biên giới, thương mại và đầu tư.
- Trong bối cảnh nêu trên, các tỉnh có lợi thế trong kết nối các hoạt động thương mại biên giới như Gia Lai cần thấy được các cơ hội trong bối cảnh tăng cường khả năng kết nối trên các lĩnh vực kinh tế (phát triển hạ tầng, du lịch, thương mại, đầu tư…), kết
nối chính sách và kết nối con người với các địa phương thuộc khu vực Tam giác phát triển của Lào, Campuchia.
1.2. Bối cảnh quốc gia
- Năm 2020 – 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.
- Việt nam gia nhập WTO, AFTA, nền kinh tế hội nhập toàn diện với toàn cầu.
quan hệ giữa các nước thành viên WTO, các quan hệ hợp tác đa phương và song phương giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ngày càng khăng khít.
- Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và phát triển bền vững.
- Phát triển kinh tế trên cơ sở động lực là các ngành công nghiệp công nghê ̣ cao, du lịch sinh thái và dịch vụ chất lượng cao.
- Phát triển đô thị trên cơ sở động lực là các ngành công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Hệ thống đô thị phát triển theo chiến lược đô thị hợp lý bao gồm vùng đô thị trung tâm và trục hành lang kinh tế đô thị.
- Đối diện với nhập cư và đô thị hóa tăng nhanh, dịch cư từ vùng kinh tế tăng trưởng tháp tới vùng kinh tế tăng trưởng cao hơn, từ vùng nông thôn vào đô thị, dẫn đến kiểm soát phát triển khó khăn, quá tải về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Vấn đề bảo vê ̣ môi trường khó kiểm soát. Viê ̣t Nam chịu nhiều tác đô ̣ng do biến đổi khí hâ ̣u toàn cầu.
1.3. Bối cảnh vùng Tây Nguyên, Duyên hả i Trung bô ̣
- Vùng Tây Nguyên ngày càng có vị trí địa chính trị quan trọng đối với sự ổn định phát triển của cả nước. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020, mô ̣t số định hướng cho phát triển kinh tế khu vực đó là:
- Tăng trưởng kinh tế của vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 - 2015 đạt 7,5-8% và 2016-2020 đạt khoảng 8-9% GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 24-25 triệu đồng và năm 2020 khoảng 46-48 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế vùng đến năm 2015 với tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 29,2%, nông, lâm, ngư nghiệp 43,6 %, dịch vụ 27,2 %; năm 2020 cơ cấu kinh tế tương ứng là 35,0; 34,7 và 30,3. Tỷ lệ đô thị hóa trong vùng đạt khoảng 31,5% năm 2015 và khoảng 36% năm 2020; Tỷ lệ lao động qua đào tạo của vùng Tây Nguyên đến 2015 đạt 40-45%; năm 2020 đạt khoảng 55-60% và hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 14-15 vạn người. Tỷ lệ che phủ đạt từ 57 % trở lên vào những năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,5-3%/năm. Định hướng phát triển các ngành sẽ tập trung vào: phát triển các mặt hàng có lợi thế như cà phê, cao su, tiêu, điều, bột giấy, gỗ v.v... Phát triển công nghiệp chế biến, khai thác và chế biến khoáng sản. Đẩy mạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông: hoàn thành xây dựng đường Hồ Chí Minh
theo kế hoạch, nâng cấp các quốc lộ 19, 20, 24, 25, 27 và 28. Xây dựng một số trung tâm thương mại ở các đô thị tỉnh và huyện trọng điểm; xây dựng các cửa khẩu, chợ biên giới, Khu kinh tế cửa khẩu nhằm tăng cường hoạt động thương mại, dịch vụ và trao đổi hàng hóa với Lào và Campuchia.
- Vùng Duyên Hải Trung Bộ và Khu vực Tây Nguyên có mối quan hệ mật thiết về địa lý, liên kết giữa hai vùng được hình thành dựa trên quá trình trao đổi dựa trên các tuyến giao thông liên kết ngang như Quốc lộ 24, Quốc lộ 19, Quốc lộ 25, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27. Với điều kiện thuận lợi về các tiềm năng biển, vùng Duyên hải Trung bộ có những thế mạnh có thể bổ sung cho phát triển vùng Tây Nguyên.
1.4. Bối cảnh vùng tỉnh Gia Lai
- Trong 5 năm (2011-2015) triển khai thực hiện quy hoạch, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển đáng kể, đóng góp ngày càng lớn và quan trọng vào mục tiêu phát triển chung của vùng Tây Nguyên. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (GRDP) đạt 7,05%/năm; ngành nông, lâm, thủy sản tăng 6,67%/năm; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%/năm;
ngành dịch vụ tăng 7,92%/năm. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 40,04%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 26,77%; ngành dịch vụ chiếm 33,19%. Quy mô nền kinh tế được nâng lên, GRDP gấp 2,04 lần so vớ i năm 2010; GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 35 triệu đồng, bằng 71,3% so với bình quân chung của cả nước; kim ngạch xuất khẩu đạt 440 triệu USD, tăng bình quân 16%/năm; thu ngân sách đến năm 2015 đạt 3.314,6 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015 giảm còn 19,71%.
- Một số chương trình, dự án liên quan đến KKTCK Lệ Thanh:
(1). Về công nghiệp: Có nhà máy chế biến sản phẩm tiêu dùng từ cao su, nhà máy sản xuất phân bón, nhà máy chế biến cà phê nhân, nhà máy chế biến hạt điều, nhà máy chế biến đá gra nít. Có thể thu hút các dự án: Nhà máy súc sản và thuộc da, Nhà máy sản xuất đồ gia dụng- trang thiết bị nội thất, nhà máy mây tre đan, nhà máy chế biến mật ong, nhà máy chế biến tiêu trắng; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc; Nhà máy chế biến cà phê hòa tan và cà phê bột; Nhà máy chế biến tiêu hạt và tiêu bột;….
(2). Về phát triển hạ tầng: Xây dựng đường cao tốc Lệ Thanh – Pleiku - Quy Nhơn, nâng cấp sân bay Pleiku, xây dựng cụm đô thị mới Chư ty, xây dựng hạ tầng khu trung tâm khu cửa khẩu, xây dựng hệ thống bến xe.
(3). Về thương mại, du lịch: kết nối tour để khai thác các sản phẩm du lịch trong tỉnh như: Khu du lịch thác Phú Cường, Khu du lịch lâm viên Biển Hồ, công viên văn hóa các dân tộc Gia Lai, khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Khu du lịch sinh thái hồ Ayun Hạ, hồ Ia Ly, tuyến du lịch Ayun Pa, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, thác Hang Dơi, dự án phát triển khu du lịch làng kháng chiến Sit Tơ- quê
hương anh hùng Núp... Kết nối với tour du lịch Khu KTCK Lệ Thanh với các địa điểm du lịch mua sắm, tham quan tại cửa khẩu, du lịch sinh thái suối Đôi, du lịch sinh thái làng Ghè và thác Lệ Kim.