Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH thép An Hưng Phát

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thép An Hưng Phát (Trang 39 - 46)

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH thép An Hưng Phát

3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố đị

Tăng cường đầu tư và đổi mới TSCĐ - Lý do đưa ra giải pháp:

Xuất phát từ thực trạng của công ty TNHH thép AN Hưng Phát, công ty chủ yếu hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, nhưng TSCĐ chưa nhiều. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn phải đi thuê hoạt động. Chi phí đi thuê cao làm giảm lợi nhuận của công ty. Hơn nữa lại phụ thuộc vào bên cho thuê, nếu trong thời kỳ gấp rút hoàn thành mà máy móc khan hiếm thì sẽ khiến công ty không chủ động trong công việc. Đầu tư mua sắm TSCĐ sẽ giúp công ty cải tiến được máy móc, thiết bị, sẽ làm tăng năng suất lao động đồng thời tiết kiệm chi phí. Như vậy là góp phần nâng cao hiệu qua sử dụng vốn của công ty.

- Nội dung của giải pháp:

Tiến hành mua sắm TSCĐ, làm tăng tỷ trọng VCĐ trong tổng vốn kinh doanh, nhằm xây dựng một hệ thống cơ cấu vốn hợp lý, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Đồng thời tiến hành tu bổ, bảo dưỡng TSCĐ theo định kỳ.

- Yêu cầu và điều kiện thực hiện:

Khó khăn lớn nhất của công ty hiện nay là thiếu vốn. Muốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cần một lượng vốn lớn. Phải có một quá trình tích tụ lâu dài chứ không thể thực hiện ngay được. Công ty phải có sự lựa chọn kỹ càng để có được phương án đầu tư hiệu quả nhất.

Công ty cần đánh giá lại các TSCĐ hiện có, xem xét các công trình đang làm hiện tại và sắp làm trong thời gian gần đây, xem xét những loại máy móc nào, loại nào đã có, loại nào chưa có. Cân đối khả năng vốn của mình

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Quản lý tốt các khoản phải thu khách hàng, đẩy nhanh các khoản thu hồi nợ Lý do đưa ra giải pháp:

Trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty. Khoản phải thu khách hàng hàng trong năm 2016 so với 2015 có giảm xong vẫn còn những tồn tại, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động, gây thiệt hại cho công ty. Giải pháp này đưa ra nhằm giúp công ty giảm thiểu được số vốn bị khách hàng chiếm dụng, đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

Nội dung của giáp pháp:

Quản lý tốt các khoản phải thu hiện tại, đồng thời đưa ra những ràng buộc chặt chẽ trong quá trình ký hợp đồng, thực hiện hợp đồng, để hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn của công ty.

Điều kiện thực hiện:

- Đối với các khoản phải thu khách hàng hiện tại: Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo năm. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp hết hạn để có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản phải thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi. Xác định phương thức thu hồi nợ hợp lý:

+ Đối với khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và thường xuyên: công ty có thể tiến hành gia hạn một thời gian nhất định căn cứ theo uy tín của khách hàng và giá trị số nợ.

+ Đối với các khách hàng mới công ty cần đốc thúc, thu hồi nợ kịp thời.

+ Đối với những trường hợp cố tình trốn tránh, không chi trả nợ công ty cần nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

Đồng thời công ty cần đánh giá lại toàn bộ số nợ nằm trong tình trạng không thể thu hồi, trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Như vậy có thể giới hạn được tổn thất cho công ty.

- Đối với các hợp đồng kinh thế công ty cần:

+ Trước khi ký kết hợp đồng công ty cần nghiên cứu kỹ về khách hàng, nắm bắt được các thông tin cần thiết về năng lực pháp lý, uy tín trên thương trường, khả năng thanh toán. Đặc biệt đối với các hợp đồng xây dựng, công tác này cần được chú trọng.

Xuất phát điểm của hợp đồng xây dựng, nhà thầu phải hoàn thành khối lượng công việc, có biên bản nghiệm thu của 3 bên: nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát, mới được chủ đầu tư thanh tóan số tiền. Thực hiện tốt công tác này sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro, nâng cao tính an toàn cho khả năng thu hồi nợ của công ty.

+Khi ký kết hợp đồng vớii khách hàng: Trên hợp đồng kinh tế cần quy định rõ về thời gian thanh toán, phương thức thanh toán và hình thức xử phạt khi vi phạm hợp đồng. Đối với hợp đồng thương mại công ty có thể thực hiện chính sách chiết khẩu, giảm giá khi khách hàng thanh toán nhanh, mua với khối lượng lớn. Công ty cũng cần nghiên cứu để có mức chiết khấu phù hợp , vừa đảm bào khả năng thu hồi nợ, vừa đảm bảo lợi nhuận của công ty. Mức chiết khấu, giảm giá có thể căn cú vào lãi suất của ngân hàng tại thời điểm đó, mức chiết khẩu cũng không được thấp hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh. Có như vậy công ty mới có thể giữ chân khách hàng.

+ Sau khi ký kết hợp đồng:

Đối với các hợp đồng thương mại công ty cần thực hiện các yêu cầu về số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm, quy cách sản phẩm theo đúng yêu cầu và tiến hành giao hàng theo đúng thời hạn.

Các hợp đồng xây dựng cần tuân thủ chặt chẽ thiết kế, sử dụng đúng các vật liệu theo quy chuẩn trong thiết kế yêu cầu. Xây dựng công trình vừa đảm bảo tiến độ, vừa đảm bảo tính mỹ thuật cho công trình.

Phòng kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng khách hàng, nên gioa nhiệm vụ rõ ràng cho mỗi nhân viên kế toán quản lý khách hàng nhất định, gắn liền trách nhiệm với họ. Xác định các khoản nợ nào đến hạn, quá hạn, các khoản nào khó đòi lên cấp trên để có biện pháp xử lý.

Khi đến hạn thu hồi nợ, công ty cần chuẩn bị các giấy tờ thiết kế như biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý hợp đồng,… đồng thời có biện pháp thông báo đến khách hàng.

3.2.3. Giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Lý do đưa ra giải pháp:

Xuất phát từ thực trạng của công ty. Năm 2016 so với năm 2016 tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Chứng tỏ năm 2016 chi phí của công ty giảm. Công ty cần có những biện pháp để nâng cao quản lý chi phí tốt hơn, nhằm gia tăng lợi nhuận. Theo điều tra, công ty chưa có hệ thống kiểm soát nội bộ. Xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ là hoàn toàn cần thiết đối với công ty.

Bộ phận kiểm soát nội bộ giúp công ty rà soát được hoạt động. Từ đó có thể tránh những khỏan chi phí không cần thiết, tìm ra những điểm chưa hợp lý trong công tác quản lý vốn.

Nội dung của biện pháp:

Xây dựng cho công ty một hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả với 5 thành phần: môi trường kiểm soát, đánh ía rủi ro, hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông, hệ thống giám sát. Nhằm đáp ứng yêu cầu:

- Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty - Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với công ty do nhân viên hoặc do đối tác gây ra, giảm bớt chi phí không cần thiết, tránh lãng phí vốn.

- Đảm bảo đúng quy trình kinh doanh giảm thiểu mọi rủi ro có thể xảy ra.

Yêu cầu thực hiện:

- Xác định mục tiêu của công ty để xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp -Công ty cần đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc.

- Ban giám đốc là người thành lập, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với 5 thành phần:

+ Môi trường kiểm soát: Đây là môi trường mà trong đó toàn bộ hoạt động kiểm soát được triển khai.

Công ty cần ban hàng dưới dạng văn bản các quy tắc, chuẩn mực phòng ngừa ban lãnh đạo và các nhân viên lâm vào tình thế xung đột quyền lợi với doanh nghiệp, kể ca việc ban hàng các quy định xử phạt thích hợp khi các quy tắc chuẩn mực này bị vi phạm.

Phải phổ biến rộng rãi các quy tắc, chuẩn mực nêu trên, đã yêu cầu tất cả nhân viên ký bản cam kết tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực được thiết lập.

Công ty có sơ đồ tổ chức hợp lý, đảm bảo công tác quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, quản lý nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát) được triển khai chính xác, kịp thời , hiệu quả.

Công ty có hệ thống văn bản thống nhất quy định chi tiết về việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, đề bạt, trả lương, phụ cấp để khuyến khích mọi người làm việc liêm chính, hiệu quả.

Sử dụng “Bản mô tả công việc” quy định rõ yêu cầu kiến thức và chất lượng nhân sự cho từng vị trí trong tổ chức. Không đặt ra những chuẩn mực tiêu chí thiếu thực tế hoặc những danh sách ưu tiên, ưu đãi, lương, thưởng,… bất hợp lý tạo cơ hội cho các hành vi vô kỷ luật, gian dối.

Đồng thời áp dụng những quy tắc, công cụ kiểm toán phù hợp với những thông dụng đã được chấp nhận cho loại hình hoạt động SXKD của mình đảm bảo kết quả kiểm toán không bị méo mó, sai lệch do sử dụng các chuẩn mực, công cụ kiểm toán không phù hợp.

+ Đánh giá rủi ro:Ban lãnh đạo phải qua tâm, khuyến khích nhân viên quan tâm, phát hiện, đánh giá và phân tích định lượng tác hại của các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn.

Đề ra các biện phát, kế hoạch, quy trình hàng động cụ thể nhằm giảm thiểu tác hại rủi ro đến một giới hạn chấp nhận nào đó hoặc có biện pháp để toàn thể nhân viên nhận

thức rõ ràng về tác hại của rủi ro cũng như giới hạn rủi ro tổi thiểu mà tổ chức có thể chấp nhận được. Đồng thời đề ra những mục tiêu tổng thể cũng như chi tiết để mọi nhân viên có thể lấy đó làm cơ sở tham chiếu khi triển khai công việc.

+ Hoạt động kiểm soát: Cồn ty nên đề ra các định mức xác định về tài chính và các chỉ số căn bản đánh giá hiệu quả hoạt động đề điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu đề ra. Tiến hành tổng hợp và thông báo kết quả sản xuất đều đặn và đối chiếu các kết quả thu được với các chỉ số định trước để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

Phân chia rõ quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ trong 3 lĩnh vực: Cấp phép và phê duyệt các vấn đề tài chính, Kế toán và thủ khi được phân định độc lập rõ ràng.

Công ty cần ban hành văn bản quy định rõ ràng những ai có quyền hoặc được ủy quyền phê duyệt toàn bộ hay một loại vấn đề chính nào đó.

Tiến hành giám sát, bảo vệ và bảo dưỡng tài sản, vật tư trang thiết bị khỏi bị mất mát, hao hụt, hỏng hóc hoặc bị sử dụng không đúng mục đích. Đồng thời cấm hoặc có những biện pháp ngăn ngừa các lãnh đạo cao cấp của mình sử dụng kinh phí và tài sản của doanh nghiệp vào các mục đích riêng của mình.

+ Hệ thống truyền tin và truyền thông: Phải thường xuyên cập nhật các thông tin quan trọng cho ban lãnh đạo và những người có thẩm quyền.

Hệ thống truyền thông của công ty đảm bảo cho nhân viên ở mọi cấp độ đều có thể hiểu và nắm rõ các nội quy, chuẩn mực của tổ chức, đảm bảo thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác đến các cấp có thẩm quyền theo quy định. Thiết lập các kênh thông tin nóng như lắp đặt các hòm thư góp ý, cho phép nhân viên báo cáo về các hành vi, sự kiện bất thường có khả năng gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

+ Hệ thống giám sát và thẩm định: Đây là quá trình theo dõi và đánh giá chất lượng kiểm soát nội bộ để đảm bảo việc này được triển khai, điều chỉnh và cải thiện liên tục.

Công ty cần có hệ thống báo cáo cho phép phát hiện các sai lệch so với chỉ tiêu, kế hoạch đã định. Khi phát hiện sai lệch, công ty cần triển khai các biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Việc kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi người có trình độ chuyên môn, thích hợp và người này có quyền báo cáo trực tiếp cho cấp phụ trách cao hơn và cho ban lãnh đạo.

Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty có đủ 5 thành phần và nếu tất cả những nội dung trên đều được đảm bảo thì hệ thống này chắc chắn mang lại những lợi ích quản lý và kinh tế to lớn cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, công ty cũng nên lưu ý về những chi phí và quy mô của hệ thống kiểm soát nội bộ. Nếu chi phí duy trì hệ thống cao quá khiến công ty mất cân đối trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty nên có quá trình phân tích để đưa ra quy mô hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với quy mô của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH thép An Hưng Phát (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w