Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm qua các thí nghiệm thực hành

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nâng cao tính tích cực cho trẻ 3 4 tuổi tham gia hoạt động khám phá (Trang 23 - 26)

Việc thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục mầm non ngày càng giúp phát huy tính sáng tạo của giáo viên và khuyến khích sự ham thích học hỏi của trẻ mầm non đã đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo viên mầm non trong quá trình lựa chọn và tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. Nếu trong chương trình giáo dục mầm non cải cách giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan và dùng lời để dạy trẻ hoạt động khám phá, thì trong chương trình giáo dục mầm non mới lại yêu cầu giáo viên phải tăng cường sử dụng các phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm để giúp trẻ được trải nghiệm, được khám phá khi tham gia các hoạt động khám phá. Tôi đã xây dựng và tổ chức lựa chọn các hoạt động thí nghiệm thực nghiệm ngay tại lớp mình phụ trách, khuyến khích và trực tiếp sáng tạo những thí nghiệm hay cho trẻ thực hành. Ví dụ như:

Đặc biệt đối với trẻ 3 - 4 tuổi được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang được học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Không phải thí nghiệm nào cũng là một phát minh tuy nhiên không có một phát minh nào là không có thí nghiệm. Trẻ được hoạt động, được thử đúng - sai, được làm những thí nghiệm nhỏ, đơn giản, dễ tiến hành nhưng lại hiệu quả và đem đến cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, từng bước trẻ sẽ có điều kiện để suy nghĩ, khám phá những bí ẩn của cuộc sống. Dưới đây là một số thí nghiệm mà tôi đã tiến hành và kết quả thu được ở các con rất tốt, các con rất hứng thú, say mê tham gia vào hoạt động làm thí nghiệm.

* Thí nghiệm 1: Chất nào tan trong nước.

- Mục đích yêu cầu:

+ Trẻ biết được một vài chất tan trong nước: Đường, Muối.

- Chuẩn bị:

+ Mỗi trẻ 1 cốc thủy tinh,1 thìa,1hộp đựng muối,1 hộp đựng đường,1 ca đựng nước, khay.

+ Trẻ nhận biết được sự tồn tại của không khí.

- Cách tiến hành:

+ Bước 1:

Cô cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng mà cô chuẩn bị.

+ Bước 2:

Cô cho trẻ rót nước ở trong ca vào cốc thủy tinh sau đó cho trẻ lấy thìa xúc đường đổ vào cố nước vừa rót rồi khuấy đều lên.

Cô cho trẻ quan sát và dự đoán xem điều gì xảy ra với đường(Có thể cho trẻ nếm một chút nước đường).Sử dụng câu hỏi như:

+ Sau một thời gian khuấy đều nước thì điều gì đã xảy ra?

+ Đường biến đi đâu? ...

+ Điều gì sẽ xảy ra nước không được khuấy lên?

Giải thích: Khi cho đường vào nước và khuấy đều lên đường là chất tan trong nước nên chúng ta không nhìn thấy đường đâu.Khi cây nến cháy sẽ sử dụng khí ô xi ở bên trong chiếc cốc.

-Tương tự với muối.

Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm chất nào tan trong nước.

* Thí nghiệm 2: Sự nảy mầm và lớn lên của cây?

- Mục đích yêu cầu:

+ Trẻ nhận biết sự phát triển của cây từ lúc gieo hạt đến khi ra quả ( hạt ->

nảy mầm -> cây lớn lên -> cây trưởng thành -> cây ra hoa kết trái ).

- Chuẩn bị:

+ Hạt đậu, đất, chậu đựng đất, nước, bình tưới.

- Tiến hành:

+ Bước 1:

Cô cho trẻ chơi trò chơi dân gian “ Gieo hạt” để gây hứng thú và dẫn dắt đưa trẻ vào hoạt động khám phá.

Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng mà cô đã chuẩn bị.

Cô hỏi trẻ khi gieo hạt vào đất thì điều gì xảy ra? Muốn biết điều gì xảy ra và có giống chúng mình dự đoán không thì chúng mình hãy cùng chờ đợi và hàng ngày quan sát nhé.

+ Bước 2:

Cô hướng dẫn trẻ cách gieo hạt vào chậu. Cô cho trẻ gieo hạt vào 2 chậu:

Một chậu có đất và một chậu không để trẻ so sánh quá trình nảy mầm của 2 hạt đậu.

Hàng ngày cô cho trẻ tưới nước và quan sát sự phát triển của cây.

Mỗi một quá trình phát triển của hạt đậu cô lại cho trẻ quan sát và nhận xét.

Ví dụ: Hạt đậu được gieo xuống đất một thời gian sau hạt nứt ra, lên mầm trắng, ra lá, phát triển thành cây có nhiều lá, thành cây trưởng thành, ra hoa, kết quả. Ở mỗi quá trình đó cô đều tổ chức cho trẻ quan sát sự thay đổi và giải thích cho trẻ hiểu. Cô cho trẻ cùng cô chăm sóc cây để hiểu hơn về sự phát triển của cây và cho trẻ quan sát, so sánh và nhận xét với hạt đậu không được gieo trên đất ẩm, hạt đậu được gieo vào cốc không có đất.

Giải thích: Hạt đậu khi để ngoài thì không thể nảy mầm được, các con phải đem gieo vào đất với một độ ẩm nhất định thì cây mới mọc mầm, khi cây mọc mầm ra lá nếu không có ánh sáng thì cây cũng không thể phát triển và ra hoa được. Chính vì vậy trong quá trình cây phát triển các con phải tưới nước và bón phân cho cây để cây đầy đủ chất dinh dưỡng và có ánh sáng thì cây mới ra hoa và có quả được.

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nâng cao tính tích cực cho trẻ 3 4 tuổi tham gia hoạt động khám phá (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w