0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

CÁC KHỐI NGOẠI VI SỐ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ CÁC TRẠM XĂNG TỪ XA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SMS TRONG GSM (Trang 52 -57 )

¾ Các bộ định thời 8,16,24,32-bit với các đặc điểm sau:

Hình 3.3. Sơđồ nguyên lý ca bđịnh thi.

- Độ rộng thanh ghi 8, 16, 24, 32 bit, sử dụng 1,2,3,4 khối PSoC theo thứ tự - Xung nhịp nguồn lên tới 48 MHz

- Tự động nạp lại chu kỳ khi đếm xong - Khả năng chụp (capture) tới 24 MHz

- Đầu ra đếm kết thúc có thể được sử dụng như là đầu vào xung nhịp cho các chức năng số và tương tự khác

- Lựa chọn chế độ ngắt khi đếm kết thúc, chụp, hoặc là khi bộ đếm đạt một giá trị đặt trước.

Các Module bộ định thời là những bộ đếm lùi với chu kỳ có thể lập trình

được, có khả năng chụp giữ. Xung nhịp và các tín hiệu cho phép có thể được lựa chọn từ nguồn ngoài hoặc từ xung nhịp hệ thống. Sau khi đã khởi động, Bộ định thời hoạt động liên tục và tự động tải chu kỳ từ thanh ghi chu kỳ mỗi khi đếm kết thúc. Các sự kiện có thể chụp giữ giá trị đếm hiện thời của Timer bằng cách xác nhận sườn xung của tín hiệu chụp giữ ở đầu vào. Trong mỗi chu kỳ, bộ định thời sẽ so sánh giá trị đếm với giá trị so sánh đặt ở trong thanh ghi compare để kiểm tra điều kiện “Less than” hay “Less than or Equal To”. Các ngắt có thể được sinh ra dựa trên tín hiệu đếm kết thúc hoặc điều kiện so sánh.

¾ Các bộ đếm 8, 16,24,32 bit với những đặc điểm sau:

- Độ rộng thanh ghi đếm 8,16,24,32 bit, tương ứng chiếm 1,2,3,4 khối PSoC. - Xung nhịp có thể lên tới 48 MHz

- Tự động tải lại chu kỳ khi đếm kết thúc - Độ rộng xung có thể lập trình được

- Có đầu vào cho phép/không cho phép hoạt động đếm liên tục

Module bộ đếm 8,16,24, và 32 bit là những bộ đếm lùi với chu kỳ và độ rộng xung có thể lập trình được. Xung nhịp và các tín hiệu cho phép có thể được lựa chọn từ bộ định thời chuẩn của hệ thống hay nguồn ngoài. Sau khi được khởi động, bộ đếm hoạt động liên tục và sẽ tải lại giá trị bên trong của nó từ thanh ghi chu kỳ sau khi đạt đến giá trị đếm kết thúc. Trong mỗi chu kỳ xung nhịp, bộ đếm sẽ so sánh giá trị đếm hiện thời với giá trị được lưu trữ trong thanh ghi so sánh.

Điều kiện so sánh là “less than” hay “less than or equal to” được kiểm tra liên tục trong mỗi chu kỳ xung nhịp. Đầu ra so sánh cung cấp mức logic có thể được dẫn tới các chân hoặc các Module khác. Một ngắt có thể được bật lên khi bộ đếm đạt tới giá trị đếm tới hạn hoặc khi đầu ra so sánh được xác định.

Hình 3.4. Sơđồ nguyên lý ca bđịnh thi.

¾ Bộ điều chế độ rộng xung 8,16 bit với những đặc điểm sau:

Hình 3.5. Sơđồ nguyên lý ca bđiu chếđộ rng xung.

- Bộ điều chế độ rộng xung 8 bit hoặc 16 bit sử dụng 1 hoặc 2 khối số - Nguồn xung nhịp có thể lên tới 48MHz

- Tự động nạp lại giá trị điều chế khi kết thúc một chu kỳ điều chế xung. - Có thể lập trình độ rộng xung

- Mở và khóa ngắt ngay cả khi bộ điều chế đang hoạt động

- Ngắt có thể lựa chọn theo sườn dương của đầu ra hoặc theo giá trị đếm cuối - Đầu vào xung nhịp và đầu vào cho phép có thể được lựa chọn từ nhiều nguồn khác nhau

- Đầu ra có thể được nối tới một chân vào ra hoặc được sử dụng nội bộ bên trong chíp PSoC.

¾ Bộ điều chế độ rộng xung 8,16 bit kết hợp với dải an toàn:

Chức năng tạo dải an toàn sẽ phát ra tín hiệu trên cả hai đầu ra chính và phụ của khối. Chức năng này sinh ra xung nhịp không gối lên nhau. Hai pha xung nhịp đó không bao giờ cùng ở mức cao trong cùng một thời điểm và khoảng thời gian giữa hai pha đó được gọi là dải an toàn. Độ rộng của dải an toàn được quyết định bởi giá trị đặt trước của thanh ghi. Nếu nguồn xung nhịp là một PWM, thì nó sẽ tạo ra hai đầu ra PWM với đầu ra đảm bảo không gối lên nhau. Một tín hiệu tích cực trên đầu vào “Kill” sẽ khóa cả hai đầu ra ngay lập tức.

Hình 3.6. Nguyên lý điu chếđộ rng xung có gii an toàn.

¾ Bộ truyền thông không đồng bộ UART, TX, RX. - Bộ nhận và truyền tín hiệu không đồng bộ

- Định dạng dữ liệu tương thích với định dạng dữ liệu RS-232 - Tỷ số xung đồng bộ lên tới 6 Mbit/s

- Khung dữ liệu bao gồm bit Start, bit chẵn lẻ (lựa chọn) và các bit Stop - Ngắt khi thanh ghi nhận đầy (lựa chọn) hoặc là khi bộ đệm truyền rỗng - Phát hiện chẵn lẻ, khung quá tải, khung báo lỗi

Hình 3.7. Sơđồ nguyên lý ca b truyn thông UART.

Module UART được xây dựng bởi hai module TX và RX cùng với một số thư viện hỗ trợ cho việc truyền thông. Vì vậy module TX và RX có thể được sử dụng riêng.

¾ Bộ truyền thông SPI Master:

- Hỗ trợ giao thức kết nối thiết bị ngoại vi nối tiếp SPI Master - Hỗ trợ các chế độ xung nhịp SPI : 0, 1, 2, và 3

- Các nguồn vào có thể lựa chọn cho xung nhịp và MISO - Đầu ra có thể lựa chọn để dẫn tới MOSI và SCLK

- Ngắt có thể lập trình khi có điều kiện SPI đã thực hiện xong - Thiết bị SPI Slave có thể được lựa chọn một cách độc lập

¾ Bộ truyền thông SPI Slave.

- Hỗ trợ giao thức kết nối thiết bị ngoại vi nối tiếp (SPI) kiểu Slave - Hỗ trợ các chế độ giao thức 0,1,2, và 3.

- Các nguồn vào có thể lựa chọn cho MOSI, SCLK và ~SS - Đầu ra có thể lựa chọn để dẫn ra MISO

- Ngắt có thể lập trình dựa trên điều kiện SPI Done - SS có thể được điều khiển bằng phần mềm nhúng

Hình 3.9. Sơđồ nguyên lý ca b truyn thông SPI Slave.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ CÁC TRẠM XĂNG TỪ XA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SMS TRONG GSM (Trang 52 -57 )

×