Phân tích các chỉ định mổ lấy thai

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ MỔ LẤY THAI NĂM 2014-2016 (Trang 36 - 39)

*. MLT do đường sinh dục

Theo bảng 3.6 tổng số 243 ca mổ lấy thai do đường sinh dục có 5 nhóm chỉ định hay gặp là:

- Tử cung có xẹo mổ cũ: Tử cung có xẹo mổ cũ có 92 ca, chiếm 37.9%.

Nghiên cứu của Nguyễn Thi Huệ [8] Bệnh viện Nhật Tân năm 2013 là 22,5%, Ninh Văn Minh [11] bệnh viện Sản Nhi Ninh Bình là 54,6%. Tỷ lệ MLT lại ở

sản phụ có xẹo mổ cũ ở tử cung chiếm 98.9%, tương đương nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng [4] là 98,2%;

- Cổ tử cung không tiến triển: Có 112 ca, chiếm 46.1%, cao nhất trong nhóm nguyên nhân do đường sinh dục. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Bình [4] BVDDKTWThái Nguyên 2012 là 16,5%, Ninh Văn Minh BV Sản Nhi Ninh Bình [11] là 21,32%. Theo chúng tôi đây là một chỉ định mang tính chất tương đối, đặc biệt phụ thuộc nhiều vào chủ quan của thầy thuốc theo dõi thai phụ cũng như liên quan đến các điều kiện cần thiết về cơn co tử cung trong quá trình chuyển dạ. Ngoài ra còn có thể gặp cổ tử cung không tiến triển có thể gây ra bởi bệnh lý của cổ tử cung như ung thư cổ tử cung, khoét chóp cổ tử cung hoặc cắt cụt cổ tử cung…

Trong nhóm nguyên nhân do đường sinh dục chúng tôi còn gặp: Khung chậu hẹp 17 ca, chiếm 7% ( chỉ định tuyệt đối); Dọa vỡ tử cung có 7 ca, chiếm 2.7%;

Nguyên nhân khác ( RL cơn co, Do ÂH , ÂĐ , TSM.) có 15 ca, chiếm 6.2%.

*. Mổ lấy thai do thai:

Trong bảng 3.8 có 193 ca mổ lấy thai do thai trong đó:

- Thai suy 30 ca, chiếm 15.5%. Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Thị Hằng [4] là 18,4%, Bùi Quang Trung [10] là 18,1%, Nguyễn Thị Bình [1] là 27,3%. Việc theo dõi sát thai phụ trong chuyển dạ, đặc biệt là ứng dụng Monitoring trong sản khoa đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán suy thai sớm và chính xác.

- Do thai to 55 ca, chiếm 28.5%. Tỷ lệ này cao nhất trong nhóm chỉ định MLT, tương đương nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình [1] là 29,4% và cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng [4] là 25,4%.

- Do ngôi bất thường có 21 ca, chiếm 10.9%, thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình [1] là 17,8% và Ninh Văn Minh [11] là 24,98%, Nguyễn Thị Hằng [4] là 27,6%

- Đầu không lọt có 42 ca, chiếm 21.8%, tương đương nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình [1] là 21,6% nhưng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng [4] là 25,4% và Ninh Văn Minh [11] là 37,9%.

- Thai quá ngày sinh có 42 ca, chiếm 21.8%, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hằng [4] là 0,9% và Ninh Văn Minh [11] là 5,34%.

Theo chúng tôi sở dĩ tỷ lệ này cao hơn các tác giả là do yếu tố chủ quan của các thầy thuốc, đa số các trường hợp thai phụ cận quá ngày sinh chưa có dấu hiệu chuyển dạ chúng tôi đều cho nhập viện theo dõi tim thai và dấu hiệu chuyển dạ, nếu các trường hợp đó chạm đến mốc thai quá ngày sinh không có dấu hiệu chuyển dạ, hoặc khởi phát chuyển dạ thất bại mới tiến hành MLT.

- Đa thai có 03, chiếm 1.6%.

*. MLT do phần phụ của thai:

Nhóm nguyên nhân MLT do phần phụ của thai có 120 ca, trong đó - Thiểu ối 36 ca, chiếm 30%, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Hằng [4] là 8% và Ninh Văn Minh [11] là 17,99%. Trong những năm gần đây Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn đều siêu âm cho các thai phụ vào viện chờ đẻ hoặc có dấu hiệu chuyển dạ … Có những trường hợp thai phụ siêu âm theo dõi chỉ số ối thường xuyên hàng ngày, nếu chỉ số < 60mm, thai đủ tháng chúng tôi cân nhắc việc chỉ định đình chỉ thai nghén bằng MLT.

- Ối vỡ non, ối vỡ sớm có 80 ca, chiếm 66.7%, thấp hơn kết quả nghiên cứu của Theo Touch Bun long [12] là 70, 27%, Nguyễn Thị Hằng [4] là 87,9% nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình [1] là 49,7%

và Ninh Văn Minh [11] là 61,92%.

- Các chỉ định mổ lấy thai do nguyên nhân khác: Rau tiền đạo có 02 ca, chiếm 1.7%, tương đương nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ [8]; Đa ối cấp có 01 ca, chiếm 0.8%; Rau bong non có 01 ca, chiếm 0.8%. Đây là những chỉ định tuyết đối cần thực hiện khẩn cấp để cứu trẻ và tính mạng người mẹ.

*. MLT do bệnh lý của người mẹ và nguyên nhân xã hội:

Trong nhóm nguyên nhân do bệnh lý mẹ có 17 ca, chiếm 3,3% trong tổng số sản phụ được chỉ định MLT (507 trường hợp): trong đó mẹ mắc bệnh tim 01 ca, Tiền sản giật và sản giật có 10 ca, Bệnh khác 01 ca, chiếm 8.3%;

Vô sinh 02 ca, con so lớn tuổi 01 ca, Tiền sử sản khoa nặng nề 02 ca,

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ [8] là 3,1% và cao hơn tác giả Nguyễn Thị Hằng [4] là 1,5%

Một phần của tài liệu KẾT QUẢ MỔ LẤY THAI NĂM 2014-2016 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)