Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiện Trạng Nước Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thị Trấn Xuân Hòa - Huyện Hà Quảng Tỉnh Cao Bằng (Trang 40 - 44)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Xuân Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của huyện Hà Quảng, tổng diện tích tự nhiên là 3466,81 ha. Thị trấn Xuân Hòa thuận lợi về mặt giao thông, có đường Hồ Chí Minh chạy suốt trên địa bàn, ranh giới theo địa giới hành chính có giới hạn như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Trường Hà

+ Phía Nam giáp xã Đào Ngạn và xã Dân Chủ huyện Hòa An + Phía Tây giáp xã Quí Quân và xã Nà Sác

+ Phía Đông tiếp giáp với xã Vần Dính và xã Phù Ngọc

Hình 4.1. Mô phỏng vị trí địa lý thị trấn Xuân Hòa.

4.1.1.2. Địa hình, địa chất

Địa hình: Thị trấn Xuân Hòa thuộc khu vực vùng đồng của huyện Hà Quảng, địa hình tương đối bằng phẳng; Có 02 tiểu vùng rõ rệt: Vùng trung tâm (gồm 04 tổ dân phố và 8 xóm trục đường Hồ Chí Minh), vùng sâu có 5 xóm.

Điạ chất : Khu vực trung tâm thị trấn và khu vực Bản Giàng: Địa chất có đặc điểm thuộc loại đất đệ tứ, ở tầng sâu khoảng 7-10m gặp nền đá vôi Khu vực đồi đất phía Tây Nam: thuộc loại đất có nguồn gốc phong hóa.

4.1.1.3. Khí hậu

- Khí hậu: thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa + Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm.

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm là : 210C.

+ Nhiệt độ tối cao trung bình: 330C.

+ Nhiệt độ tối thấp trung bình: 1,50C.

- Độ ẩm:

+ Độ ẩm trùng bình năm: 810C.

+ Lương mưa trung bình cao nhất: 1.700mm.

+ Lượng mưa trung bình thấp nhất: 1.200mm.

+ Số ngày mưa bình quân năm: 140 ngày

- Hướng gió: Hướng gió chủ đạo Đông Bắc và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình là 3-4m/s, lớn nhất 30m/s

4.1.1.4.Thuỷ văn

Dòng suối Lênin bắt nguồn từ Pác Bó, ngã tư Đôn Chương chảy qua thị trấn Xuân Hòa rồi chảy đi Yên Luật. Tại khu vực Bản Giới gặp nhiều suối nhỏ: nguồn từ thác bản Giàng, nguồn từ Nặm Nhằn, suối từ Thoong Bản Giới và suối từ Nà Chang hợp lại.

Dòng chảy phân hai mùa rõ rệt:

+ Mùa kiện từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, dòng chảy ít.

+ Mùa nước nhiều: từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.

Do ảnh hưởng của suối, địa hình lòng máng và hạ tầng kỹ thuật còn kém, vùng ven suối Lênin tại cánh đồng Bản Giới có năm bị ngập úng. Cá biệt một số năm ngập đến cốt 170,4. Tùy nhiên do địa hình có dốc lớn nên thời gian lũ rút cũng nhanh (2-5)h/ngày và hậu quả không trầm trọng.

4.1.2. Tài nguyên nước

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong thị trấn được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm, cụ thể:

Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong vùng, nguồn nước mặt của thị trấn chủ yếu là nước lấy từ suối Lê Nin. Do địa hình dốc, chia cắt nên khả năng giữ nước hạn chế, mặt khác nguồn nước mặt phân bố không đều tên lãnh thổ, cho nên vào mùa khô thị trấn đã có trạm bơm nước để tưới tiêu cho hoa màu từ suối lúc hạn hán.

Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa có công trình, dự án nào nghiên cứu khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn thị trấn, song qua điều tra khảo sát sơ bộ ở một số khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ nước sinh hoạt, chất lượng khá tốt. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều, do việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ sản suất sẽ tốn kém và hiệu quả không cao.

4.1.3. Môi trường

- Môi trường không khí: Qua khảo sát ở thị trấn cho thấy ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động giao thông, tại một số nơi chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép 1,2-1,3 lần.

- Môi trường nước:

+ Nước mặt: khu vực suối là đoạn đầu nguồn nên chất lượng nước khá tốt, phía đầu nguồn không có các hoạt động sản xuất gây ảnh hưởng chất lượng nguồn nước, kết quả phân tích các chỉ tiêu nguồn nước mặt đều thấp hợn giới hạn cho phép.

+ Nước ngầm: Qua khảo sát và kết quả phân tích thì nước ngầm ở thị trấn chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên lưu lượng nước nhỏ.

4.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.4.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số: Dân số thị trấn Xuân Hòa là 4254 dân, tương ứng với 1064 hộ. Số dân bản, tổ dân phố: 17 đơn vị hành chính gồm 4 tổ dân phố và 13

xóm và có 04 dân tộc chính cùng sinh sống Nùng, Tày, Mông, Kinh.

b. Lao động: Thị trấn Xuân Hòa có lực lượng lao động tương đối dồi dào, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn thị trấn đang phát triển đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và mở rộng ngành nghề theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần tăng thêm thu nhập cho nhân dân.

c. Thu nhập và mức sống: Những năm gần đây, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong thị trấn không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đạt 5,4 triệu đồng/người/năm, số hộ có thu nhập cao tập trung vào các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

4.1.4.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Thị trấn Xuân Hòa là đơn vị trung tâm Chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Hà Qảng, là cửa ngõ của 5 xã vùng đồng và một xã vùng cao, là vùng đệm của khu di tích lịch sử Pác Bó và cửa khẩu Sóc Giang, thuận lợi cho thông thương hàng hóa, phát triển các ngành nghề thương mại, dịch vụ. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh Giá Hiện Trạng Nước Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thị Trấn Xuân Hòa - Huyện Hà Quảng Tỉnh Cao Bằng (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)