PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân thị trấn Xuân Hòa
Bảng 4.7: Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa
TT Phương pháp xử lý Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Không sử dụng 46 92
2 Máy lọc nước (RO) 4 8
3 Tổng 50 100
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)
Hình 4.9. Biều đồ các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Nhận xét:
Theo kết quả từ phiếu điều tra phỏng vấn, cho thấy đa số hộ gia đình trên địa bàn thị trấn đã sử dụng các thiết bị máy lọc nước cho việc xử lý nước trước khi sử dụng nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp với 8%. Tuy nhiên có thể thấy rằng nhiều hộ gia đình trên địa bàn thị trấn không sử dụng các thiết bị lọc nước cho việc xử lý nước trước khi sử dụng chiếm tỷ lệ cao 92%. Do đa số các hộ cho rằng sử dụng nguồn nước khe được dẫn từ đầu nguồn về không bị ô nhiễm nên nhiều hộ không sử dụng máy lọc nước.
Máy lọc nước (RO): Có công dụng loại trừ các độc tố có trong nước sạch như Mangan (Mg), Asen (As), Chì (Pb), Đồng (Cu) và loại trừ các bệnh liên quan đến nguồn nước, bổ sung khoáng chất. Với các tính năng hiệu quả trong việc xử lý, loại trừ các độc tố trong nước nhưng được rất ít hộ gia đình sử dụng trong xử lý nước sạch để ăn uống và sinh hoạt. Trong 50 hộ điều tra ngẫu nhiên thì chỉ có 4 hộ sử dụng thiết bị trên cho việc xử lý nước trước khi sử dụng, chiếm 8% tổng số hộ.
4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng
Để nâng cao tỉ lệ nước sạch sinh hoạt trong thời gian tới cho người dân đòi hỏi phải có hệ thống đồng bộ về tổ chức kĩ thuật, quản lý, ở đây tôi xin nêu ra một số giải pháp như sau:
4.5.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục
Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nưcớc sinh hoạt nhưng chủ yếu là do ý thức và trình độ hiểu biết của người dân còn thấp, họ không biết nguyên nhân và tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy biện pháp tuyên truyền giáo dục để nâng cao trình độ hiểu biết của người dân có vai trò rất quan trọng. Khi người ta đã có ý thức tự giác thì việc bảo vệ môi trường
bảo vệ nguồn nước mà chính mình sử dụng sẽ trở nên dễ dàng thực hiện và đạt hiệu quả cao. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục có thể áp dụng như:
- Sử dụng rộng rãi tất cả các phương tiện truyền thông để giáo dục cộng đồng như: Tuyên truyền thông qua các loa đài phát thanh truyền hình của thị trấn, của tổ dân phố, của xóm, tờ rơi,…
- Tổ chức các hoạt động cụ thể như: Ngày môi trường thế giới, ngày nước sạch thế giới, tuần lễ xanh,…
- Tuyên truyền cho người dân hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa tài nguyên nước nguồn nước sạch sinh hoạt hằng ngày và môi trường với sức khỏe con người.
- Tuyên truyền để người dân biết được tầm quan trọng của nguồn nước và tác hại của ô nhiễm nguồn nước đối với đời sống và sức khỏe để từ đó nâng cao ý thức của người dân trong việc BVMT nói chung và bảo vệ môi trường nước nói riêng.
- Tuyên truyền cho người dân biết cách bảo vệ nguồn nước sạch sinh
hoạt hằng ngày của gia đình mình để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân họ.
4.5.2. Biện pháp pháp luật, chính sách
Để bảo vệ tốt nguồn nước thì cơ quan quản lí môi trường cần có những chính sách phù hợp, hỗ trợ, khuyến khích người dân như:
Nhà nước cần quan tâm thoả đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ cung cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn cho các cấp như: cấp huyện, cấp xã, cấp thôn, mở các lớp tập huấn tại thị trấn nhằm nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ cũng như người dân về nước sạch sinh hoạt. Hỗ trợ kinh phí cho người dân để xây dựng bể Biogas, nhà vệ sinh hợp vệ sinh và hệ thống thoát nước thải.
Có thể hỗ trợ 100% cho các đối tượng chính sách thuộc các hộ quá nghèo trong việc xây dựng công trình cung cấp nước sinh hoạt đối với vệ sinh môi trường.
Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình: Chính quyền các cấp cần kết hợp với các đoàn thể quần chúng tuyên truyền cho người dân những hiểu
biết cơ bản về lợi ích của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình để họ tự giác thực hiện. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình thích hợp sẽ làm cho ổn định các khu dân cư, ổn định cuộc sống, ổn định các nhu cầu cung cấp nước sạch trên toàn địa bàn thị trấn góp phần nâng cao tỉ lệ cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân xã. Đưa ra các quy định cụ thể về BVMT nói chung và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt nói riêng để người dân chấp hành như:
+ Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của suối, ao, hồ, kênh, mương, rạch,....
+ Nguồn nước mặt như suối, hồ, ao, kênh, mương, rạch,.. trong thị trấn phải được cải tạo, quy hoạch và bảo vệ.
4.5.3. Biện pháp kinh tế
Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lý vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Trong quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt nói riêng thì các biện pháp kinh tế cũng phát huy tác dụng của nó. Thực chất của biện pháp kinh tế là dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, cho cộng đồng. Các biện pháp kinh tế được áp dụng trong việc kiểm soát môi trường nước sạch sinh hoạt của thị trấn như:
+ Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của luật này và các quy định khác của các luật có liên quan.
+ Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô
nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tùy tính chất, mức độ vi phạm thì bị xử lý kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4.5.4. Biện pháp kĩ thuật
- Quy hoạch hệ thống thoát nước thải: Hiện tại trên địa bàn thị trấn chưa có hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh. Vì vậy cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải trong chăn nuôi,... Hệ thống thoát nước thải cần phải được xây dựng đúng kỹ thuật như có nắp đậy kín, không bị rò rỉ ra ngoài,...
- Quy hoạch xử lý nước thải: Phải xử lý nước thải trước khi xả vào sông suối, ao, hồ, kênh mương. Không đổ nước thải chưa qua xử lý vào hố để tự thấm vào đất hoặc để chảy tràn lan trên bề mặt đất. Nước thải sinh hoạt cần được thu gom, xử lý trong khu xử lý tập trung trước khi thải ra môi trường.
- Quy hoạch bãi rác tập trung: Đầu tư xây dựng bãi rác thải tập trung . Tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn thị trấn theo hợp đồng dịch vụ.
- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt nhờ các loài thực vật thủy sinh như bèo, rau muống, rau ngổ, hoa súng, hoa sen,...
- Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy sản hay quây vùng trên các đoạn suối để nuôi ngan, nuôi vịt làm ô nhiễm môi trường nước. Việc nuôi trồng thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch.
- Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu hóa chất bảo vệ thực vật dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật:
+ Khoan giếng đúng kỹ thuật: cần có hiểu biết về kỹ thuật khoan, hiểu biết sơ cấp về cấu trúc địa chất do đó khi muốn khoan giếng phải thuê đơn vị có chức năng hành nghề khoan.
+ Phải trám lấp giếng hư: Các giếng khoan hư hoặc không còn sử dụng phải trám lấp đúng quy trình kỹ thuật để tránh xâm nhập nước bẩn vào tầng chứa nước.
+ Có đới bảo vệ vệ sinh giếng: Các giếng khai thác nước phải cách xa nhà vệ sinh, xa suối, ao, hồ, kênh mương hệ thống xả thải, hệ thống xử lý nước thải từ 10 m trở nên. Không khoan giếng gần đường giao thông, không bố trí các vật dụng dễ gây ô nhiễm như hóa chất dầu nhớt,... gần khu vực giếng.
+ Các giếng phải được xây dựng bệ cao, có nắp đậy để đảm bảo hợp vệ sinh.
4.5.5 Biện pháp công nghệ
Để nâng cao chất lượng nước sinh hoạt cho người dân, có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Máy lọc nước (RO): Có công dụng loại trừ các độc tố có trong nước như Mangan (Mg), Asen (As), Chì (Pb), Đồng (Cu) và loại trừ các bệnh liên quan đến nguồn nước, bổ sung khoáng chất.
Hình 4.10. Sơ đồ cấu tạo máy lọc nước RO
- Lọc nước bằng cát: Ngày này, than hoạt tính,cát thạch anh ,cát mangan được sử dụng rất rộng rãi trong hệ thống lọc nước, lọc nước gia đình.
Hình 4.11. Sơ đồ bể lọc nước bằng cát PHẦN 5