Chương 3: NHẬN ÉT VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu
3.2.4. Tăng cường các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật
Đảng ta đã nhận thức, GD - ĐT là quốc sách hàng đầu; chăm lo giáo GD - ĐT là chăm lo phát triển, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Là một t nh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, để thúc đẩy KT - XH của t nh nhà phát triển, Đảng bộ t nh Quảng Trị đã chú trọng đến việc đầu tư, thu hút các nguồn lực cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Để đầu tư cho GD - ĐT, ngân sách chủ yếu là từ Nhà nước. Bên cạnh đó, phải huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục. Với chủ trương đó, lãnh đạo ngành GD - ĐT Quảng Trị đã tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển GD - ĐT. Cùng với việc tăng ngân sách Nhà nước, căn cứ vào điều kiện, khả năng của từng địa phương mà t nh có những chính sách đầu tư thích hợp cho từng vùng, miền.
Tuy nhiên, nếu ch dựa vào kinh phí Nhà nước thì không thể đủ, đòi h i t nh Quảng Trị phải có những quyết sách sáng tạo phù hợp với địa phương mình.
Cho nên, t nh đã huy động các nguồn lực để xây dựng CSVC trường học gồm có: ngân sách tập trung của t nh; chương trình mục tiêu của Bộ chống xuống
cấp, đầu tư trường sư phạm; chương trình kiên cố hóa trường lớp học theo Quyết định 159/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; nguồn vốn tự có của các trường; các tổ chức phi chính phủ, các dự án, các nhà từ thiện. Ch tính trong 4 năm từ năm 2001 đến năm 2004, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng CSVC và thiết bị trường học là: 147.604 triệu đồng. Trong đó:
Chương trình mục tiêu: 40.704 triệu đồng Ngân sách địa phương: 39.800 triệu đồng Huy động xã hội: 16.200 triệu đồng Nguồn viện trợ: 24.400 triệu đồng
Vốn tự có của các đơn vị: 9.000 triệu đồng Các nguồn khác: 17.500 triệu đồng
Đến giai đoạn 2005 - 2010, ngoài các nguồn lực được huy động như giai đoạn 2001 - 2005, Sở GD - ĐT đã huy động thêm nguồn lực bằng cách triển khai thực hiện các dự án của Bộ GD - ĐT đó là: Dự án giáo dục Tiểu học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, Dự án Phát triển Giáo dục THCS II; Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM), Dự án của Tổ chức cứu trợ trẻ em tại Việt Nam, Dự án của Tổ chức Y tế Hà Lan - Việt Nam, Dự án Phần Lan, Dự án của Tổ chức Tầm nhìn thế giới.. để hỗ trợ cho sự phát triển của ngành.
Với việc huy động các nguồn lực đó, t nh đã đầu tư mạnh mẽ xây dựng CSVC trường học để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa trường học.
Nếu như năm học 2004 - 2005, tỷ lệ phòng học cao tầng, kiên cố ngành học phổ thông đạt 58% thì đến năm học 2009 - 2010, tỷ lệ phòng học cao tầng, kiên cố ngành học phổ thông lên đến 80%; ngành học mầm non 29,67%.
Ngành đã đầu tư xây mới nhiều trường học làm cho mạng lưới trường học phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn t nh đáp ứng nhu cầu học tập của con em t nh nhà. Bên cạnh đó, ngành đã đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ thay sách giáo khoa mới, phục vụ đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục. Đặc biệt, ngành đã chú trọng đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học, nhất là bậc tiểu học. Nhiều trường học đã tích cực xây dựng nhà trường Xanh - Sạch - Đẹp, tạo môi trường sư phạm hấp dẫn.
Nhìn chung, ngân sách GD - ĐT được thực hiện đầy đủ, không bị cắt giảm. Trong điều kiện nền kinh tế- xã hội của t nh còn nhiều khó khăn nhưng được sự quan tâm của T nh ủy, UBND t nh, sự ủng hộ của các ngành hữu quan như Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính, ngân sách t nh vẫn luôn giành một khoản đáng kể đầu tư cho GD - ĐT. Ngành đã chấp hành tốt việc xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm và dự toán thu chi ngân sách GD - ĐT toàn ngành và các đơn vị khối phòng GD - ĐT các huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc. Ch đạo triển khai thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng ngân sách, tài chính, tài sản của các cơ sở giáo dục. Thực hiện đầy đủ các báo cáo tài chính về Bộ GD - ĐT, Sở Tài chính. Ch đạo các đơn vị trong toàn ngành chấp hành chế độ tự kiểm tra và công khai tài chính, thực hiện công tác thẩm tra báo cáo tài chính định kỳ và hàng năm.
Trong thời gian tới, ngành GD - ĐT tiếp tục tham mưu với UBND t nh chính sách khuyến khích thu hút mọi nguồn lực xã hội và khai thác triệt để các nguồn lực đó để đóng góp vào việc chuẩn hóa, hiện đại hóa CSVC trường học. Việc quản lý kinh phí giáo dục cũng phải được tiến hành thắt chặt hơn ở các đơn vị. Từ năm học 2009 - 2010, 100% đơn vị, trường học đã triển khai quy chế chi tiêu nội bộ. Các nguồn đóng góp của nhân dân phải được sử dụng công khai và có hiệu quả.
Để thu hút tốt các nguồn lực đầu tư cho hoạt động giáo dục, cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân, công tác xã hội hoá giáo dục ở t nh Quảng Trị phát triển cả diện rộng và chiều sâu, góp phần vào sự nghiệp phát triển GD - ĐT trên địa bàn và xây dựng xã hội học tập.
Hội Khuyến học t nh và các cấp được thành lập và hoạt động có hiệu quả. Các qu cộng đồng hỗ trợ giáo dục như: qu học bổng, qu học sinh nghèo vượt khó, qu thưởng học sinh…đã được hình thành, phát triển góp phần vào việc khuyến khích, hỗ trợ phát triển giáo dục từ gia đình, dòng họ đến phạm vi toàn t nh.
Ngành đã tham mưu với T nh đề án “Quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia phát triển giáo dục. Huy động nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia các ngành học, cấp học - nhất là ngành học mầm non.
Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội cùng chăm lo giáo dục học sinh, tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện cuộc vận động “Hai không”. Toàn ngành và xã hội đã thực hiện tốt nhiệm vụ do Chương trình hành động số 44-CTHĐ/TU “về thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13 4 2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” của T nh ủy đề ra. Chăm lo phát triển phong trào khuyến học, tạo sự đồng đều về công tác khuyến học giữa các địa phương. Chăm lo tốt hơn việc học tập cho học sinh nghèo, khuyết tật, chất độc da cam, học sinh ở vùng sâu, vùng xa. Mở rộng chương trình khuyến học học sinh gi i, chương trình tiếp sức đến trường... Hàng năm, nhân dân đầu tư trên 10 tỷ đồng để góp phần xây dựng, sửa chữa, mua sắm CSVC trường học.
Ngành cũng đã thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, thực hiện chế độ cử tuyển đối với học sinh dân tộc ít người, chế độ hỗ trợ học bổng đối với học sinh thuộc diện chính sách. Công tác giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật được ngành ch đạo cụ thể, tạo điều kiện cho trẻ hoà nhập. Toàn t nh có hàng trăm học sinh khuyết tật được hoà nhập ở các nhà trường.
Tất cả những điều đó đã góp phần tích cực vào việc xây dựng “xã hội học tập” đảm bảo cho mọi người được học thường xuyên, liên tục và suốt đời và đã thực hiện tốt nhiệm vụ của Chương trình hành động số 44-CTHĐ/TU của T nh ủy Quảng Trị.
Để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong thời gian tới, t nh cần phải tiếp tục ch đạo việc xây dựng và phát triển tổ chức Hội Khuyến học vững mạnh, hoạt động có hiệu quả hơn. Hội Khuyến học phối hợp với Ngành GD - ĐT củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, phấn đấu đảm bảo cho người dân trong độ tuổi được học tập và sinh hoạt tại các trung tâm học tập cộng đồng của địa phương; đồng thời phối hợp với các nhà trường chăm lo phát triển hệ thống giáo dục chính quy theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, duy trì vững chắc kết quả phổ cập GDTH đúng độ tuổi, phổ cập THCS và từng bước phổ cập THPT. Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức về việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục để làm cho gia đình, nhà trường và xã hội kết hợp tốt với nhau cùng chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, nhất là trong việc quản lý thời gian học tập, sinh hoạt của con em ở trường và ở nhà.