Bài học kinh nghiệm của các nước xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng về nhà nước kiến tạo đối với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 22 - 25)

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.4. Bài học kinh nghiệm của các nước xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển kinh tế tư nhân

1.2.4.1. Nhật Bản

- Trước khi áp dụng mô hình doanh nghiệp nhà nước, Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, đặc biệt là nền kinh tế bị thiệt hại bởi Chiến tranh. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là một nước bại trận phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81%

tàu biển bị phá huỷ, sản xuất công nghiệp tháng 8 - 1945 tụt xuống còn vài phần trăm so với một vài năm trước đó, và chỉ bằng khoảng 10% mức trước chiến tranh(1934-1936), nước Nhật chìm trong khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt.

Bên cạnh thiệt hại về người, toàn bộ của cải tích lũy trong 10 năm (1935 – 1945) bị tiêu hủy; hơn 13 triệu người thất nghiệp; lạm phát phi mã và nạn đói đe dọa,… Do chiến tranh, sản xuất bị gián đoạn, thất nghiệp gia tăng, tổng

cầu vượt tổng cung khiến cho lạm phát tăng tốc nhanh chóng. 34% máy móc, 25%

công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá huỷ, sản xuất công nghiệp tháng 8 - 1945 tụt xuống còn vài phần trăm so với một vài năm trước đó, và chỉ bằng khoảng 10%

mức trước chiến tranh(1934-1936), nước Nhật chìm trong khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt.

- Tuy nhiên, với các chính sách phù hợp và nỗ lực vượt bậc, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) và phát triển cao độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh ngạc. Thời kì phát triển kinh tế nhanh trên toàn thế giới rất hiếm có trong lịch sử kéo dài từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 cũng là một thời kì mà Nhật Bản đẵ có những biến đổi thần kì kinh tế trong nước cũng như trong quan hệ

với nền kinh tế thế giới. Những biến đổi này có tính liên tục và tăng nhanh về lượng.

“Sự thần kỳ kinh tế Nhật Bản”, đó là nhờ sự can thiệp sâu và mạnh mẽ của chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế, hay các mô hình kiến tạo nhà nước phát triển, chủ yếu là về công nghiệp. Được sự phát triển của công nghiệp kích thích, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế đều tăng trưởng nhanh, nhờ vậy tổng sản phẩm quốc dân, chỉ tiêu tổng quát cho mức hoạt động của nền kinh tế đã tăng mạnh. Hay nói cách khác, việc xây dựng các mô hình nhà nước kiến tạo phát triển chính là tiền đề cho sự vực dậy của kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh.

Đặc trưng của các mô hình này là:

Thứ nhất, Chính phủ vừa thực hiện chính sách tạo điều kiện cho tư nhân tư do kinh doanh thuận lợi; vừa loại bỏ những yếu tố không hoàn thiện của thị trường.

Thứ hai, Chính phủ đảm trách chi phí đầu tư cho những ngành công nghiệp không có lãi nhưng rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế như: xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục…

Thứ ba, sự hợp tác giữa Chính phủ và tư nhân trong phát triển kinh tế được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ.

Thứ tư, Chính phủ coi trọng công cụ kế hoạch hóa gián tiếp trong điều tiết, quản lý nền kinh tế quốc dân.

1.2.4.2. Hàn Quốc

Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc phải gánh chịu ảnh hưởng nặng nề và là nước nghèo nhất thế giới trong vòng hơn một thập kỉ. Năm 1960, GDP bình quân đầu người của nước này là 79 USD, thấp hơn phần lớn các nước Châu Mỹ Latin và một số

nước Châu Phi cận Sahara. Là một nước có nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, vậy mà sau chiến tranh, bức tranh nông nghiệp Hàn Quốc khá ảm đạm với những cánh đồng khô cằn, hiệu quả kinh tế thấp; tư duy canh tác của người nông dân vẫn manh mún, lạc hậu

Trước hoàn cảnh ấy, từ năm 1960, nhà nước Hàn Quốc bắt đầu áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển đối với các doanh nghiệp trong nước với sự can thiệp mạnh mẽ và sâu sắc của chính phủ với nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, sản xuất xe hơi, khai thác mỏ, xây dựng… Cụ thể là:

Trong những năm 60, nhà nước đã tạo ra một bước ngoặt có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển công nghiệp và từ đó tạo ra sự phát triển mang tính bùng nổ. Chính phủ đã nhận ra chiến lược thay thế nhập khẩu không phát huy được tác dụng và tự cung cấp cho thị trường nội địa bằng các sản phẩm do Hàn Quốc sản xuất để tránh phải nhập khẩu.Sự hỗ trợ của Chính phủ dưới dạng các khoản vay, đảm bảo và giãn thuế đã cho phép các Công ty tăng trưởng và gia nhập nhiều thị trường.Đây chính là công thức đã đưa Hàn Quốc ra khỏi nghèo đói.

Những năm 70 diễn ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định thứ hai: Chính phủ quyết định đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất. Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ để biến một số Công ty lớn do gia đình quản lý thành các tập đoàn kinh tế lớn. Các tập đoàn này phát triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu, trở thành động cơ đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc, tiêu biểu là Samsung, Hyundai, Daewoo... Nhờ những lợi thế sẵn có và các chính sách ưu đãi của Chính phủ, các tập đoàn này đã phát triển rất nhanh, chiếm lĩnh thị trường trong nước, áp đặt sự thống trị lên nền kinh tế, thậm chí có thể kiểm soát được cả khu vực tài chính. Sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn kinh tế này đã góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh, trở thành một trong những nước công nghiệp mới của châu Á. Nhờ đó mô hình của các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng trở thành hình mẫu cho một số quốc gia khác noi theo.

Kết quả là, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giầu nhất.Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng

kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc.

Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là

"Huyền thoại sông Hàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục.

Một phần của tài liệu Thực trạng về nhà nước kiến tạo đối với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w