Giải pháp nâng năng lực của nhà nước kiến tạo đối với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng về nhà nước kiến tạo đối với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 40 - 46)

CHƯƠNG 4: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP CHO NHÀ NƯỚC KIÊN TẠO ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM 30 4.1. Những rủi ro khi áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo đối với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

4.4. Giải pháp nâng năng lực của nhà nước kiến tạo đối với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

Nhằm đạt được mục tiêu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60% - 65%”, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần phải tạo ra một sự bùng nổ trong cải cách thủ tục hành chính: công bố rõ ràng người dân được quyền kinh doanh những gì; được tự do đăng ký kinh doanh; thủ tục đăng ký chỉ một cửa và không cần phải phân biệt là có giấy phép mới được kinh doanh.

Thứ hai, cần áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý để việc kiểm tra phải theo tiêu chuẩn chung chứ không chỉ mang tính chất chủ quan của người quản lý. Hạn chế kiểm tra trực tiếp và áp dụng

công nghệ thông tin là một cách quản lý thông minh. Sử dụng kết quả kiểm tra có tính chất liên thông, công bố rõ ràng kết quả kiểm tra; khi phát hiện sai thì kịp thời xử lý nghiêm khắc.

Thứ ba, cần chính sách ổn định, đặc biệt là chính sách thuế phí và chính sách tín dụng. Tạo môi trường tiếp cận vốn vay nhưng theo phải theo thị trường. Có biện pháp thu hồi nợ xấu và hạn chế các DNTN vay tín dụng “đen”.

Thứ tư, hỗ trợ về thông tin và đào tạo. Giúp các DNTN có đầy đủ thông tin về nghề nghiệp kinh doanh và những thông tin liên quan đến lĩnh vực của họ. Tổ chức đào tạo cho doanh nhân cách quản lý. Hỗ trợ đào tạo công nhân có tay nghề trong môi trường làm việc thực tế tại doanh nghiệp, trong các trường dạy nghề. Trong hệ thống giáo dục, học sinh học hết lớp 9 có thể chuyển sang học trung học chuyên nghiệp nghề để đi làm.

Thứ năm, khuyến khích chuyển giao công nghệ, khoa học - kỹ thuật và xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi DN nhỏ và vừa với các DN lớn và tập đoàn.

Thứ sáu, là vấn đề thể chế. Quốc hội đã thông qua nhiều dự án luật trong lĩnh vực kinh tế, như Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Chuyển giao công nghệ... Chính phủ đã có nhiều cố gắng cải thiện môi trường sản xuất, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia gắn với cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian khởi sự kinh doanh, cấp phép xây dựng, đổi mới đối thoại chính quyền - doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực của DN, giảm chi phí cho DN,... Tới đây, để khuyến khích sản xuất, Nhà nước cần nghiên cứu cơ chế đặt hàng các DN trong nước sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ, thay thế cho việc mua của nước ngoài, nhất là các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao và sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao, kể cả sản phẩm thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh..

KẾT LUẬN

Kinh tế tư nhân có vai trò ngày càng quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh tái cấu trúc, điều chỉnh phạm vi hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp tư nhân đóng góp 43,22% GDP và 39% vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế.

Kinh tế tư nhân được coi là chủ thể xương sống của nền kinh tế Việt Nam. Khu vực kinh tế tư nhân góp phần to lớn trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động.

Đảng và Nhà nước tiếp tục xây dựng được một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, minh bạch, loại trừ lợi ích nhóm cục bộ, loại trừ tình trạng lạm dụng độc quyền nhà nước của doanh nghiệp nhà nước, loại trừ bất bình đẳng trong cộng đồng doanh nghiệp để phát triển khu vực kinh tế tư nhân vững mạnh

Tuy đạt nhiều thành tựu, song, nhìn chung, khu vực kinh tế tư nhân còn tồn tại, hạn chế. Cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế, có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ. Trình độ công nghệ, quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp. Cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác. Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu tham gia các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu. Vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh còn khá phổ biến. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đẳng so với các thành phần kinh tế khác...

Để nền kinh tế tư nhân được phát triển mạnh mẽ, nhà nước kiến tạo ta cần phải có những chính sách ổn định vĩ mô, tạo dựng môi trường kinh doanh thuận tiện nhất cho các doanh nghiệp tư nhân và ứng dụng công nghệ 4.0 để hội nhập với xu hướng thế giới

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Mai Anh (2012), Chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1991 - 2011, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

2. Đinh Văn Ân (2003), Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Thố ng kê, Hà Nội.

3. Lê Xuân Bá (2006), "Về xây dự ng thể chế kinh tế thị trư ờng định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Tạp chí Cộ ng sả n, (22).

4. Vũ Đình Bách (2004), "Phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình chuyển sang kinh tế

thị trườ ng đị nh hướ ng xã hộ i chủ ngh"ĩ a, Trong sách: Mộ t số vấ n đề kinh tế thị trườ ng đị nh hướ ng xã hộ chủ nghĩ a, Nxb Chí nh trị quố c gia, Hà Nội.

5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1996), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội VIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Trầ n Thị Bình (2011), Quá trình hình thành quan điểm của Đả ng Cộ ng sản Việt Nam

về vai trò kinh tế tư nhân, Luậ n văn thạc sĩ Triết học, Học viện Khoa họ c Xã hội, Hà Nội.

7. Trần Thị Bình (2016), Vai trò động lực của kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Trầ n Ngọ c Bú t (2002), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chí nh trị quố c gia, Hà Nội.

9. Nguyễn Ngọc Chuẩn (2002), "Kinh tế tư nhân và vấn đề đảng viên làm làm kinh tế tư nhân trong điều kiện hiện nay", Tạp chí Triết học, (9).

10. Vũ Hùng Cường (2010), "Những rào cản phát triển đối với khu vực kinh tế tư nhân và những vấn đề phát huy vai trò động lực của nó thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (391).

11. Phạm Thị Lương Diệu (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm 2005, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

12. Phạm Thị Lương Diệu (2016), Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kinh tế tư nhân (1986 - 2005), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Đả ng Cộ ng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thự c tiễ n qua 30 năm đổ i mớ i (1986 - 2016), Nxb Chính trị quố c gia, Hà Nội.

14. Đả ng Cộ ng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đạ i hộ i đại biểu toàn quố c lần thứ XII, Nxb Chính trị quố c gia, Hà Nội

15. Luậ t Doanh nghiệp (2006), Nxb Thố ng kê, Hà Nội.

16. Luậ t Doanh nghiệp năm 2014 và Nghị định hướng dẫn thi hành (2014), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

17. Nguyen Manh Cuong (2004), Does ownership matter to enterprise performance? A comparative study of private and state enterprises in Vietnams textile - Garment industry, Thesis for the degree of Doctor of Philosophy, Hague.

18. Dwight Perkins (2005), Under New ownership - Privatzing Chinas SOEs, imprint of Standford university press and The World Bank.

19. Hakkala, K. & Kokko, A. (2007), The state and the private sector in Vietnam,

Stockholm, Sweden: The European Institute of Japanese Studies.

20. Riedel, James; Tran, Chuong S.. (1997), The emerging private sector and the industrialization of Vietnam (Vietnamese), Private Sector Discussions series; no.

1. Washington, DC: World Bank.

21. Bui Duc Tho (2005), Comparative study on public and private employees motivation and behavior a case of Hanoi - Vietnam, Thesis, Seul.

PHỤ LỤC

Mẫu câu hỏi phiếu điều tra

PHẦN I. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP ĐƯỢC KHẢO SÁT CH 1.Thông tin chung về Doanh nghiệp

Tên Doanh nghiệp:...

Địa chỉ Doanh nghiệp: ...

Người trả lời khảo sát:...

Chức danh:... ... ...

Điện thoại (di động):……….Email:...

CH 2.Nguồn gốc vốn của Doanh nghiệp [CH MỘT LỰA CHỌN]

Phương án trả lời PA Ghi chú

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1 Doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài 2 CH 3.Loại hình kinh doanh của Doanh nghiệp1

[CH NHIỀU LỰA CHỌN]

Phương án trả lời PA Ghi chú

Doanh nghiệp sản xuất 1

Doanh nghiệp thương mại 2

1 Đề nghị Doanh nghiệp lựa chọn phương án phản ánh đúng nhất bản chất loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong trường hợp Doanh nghiệp có nhiều công ty con với các loại hình kinh doanh khác nhau hoặc loại hình kinh doanh của Doanh nghiệp bao phủ nhiều lĩnh vực thì Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời.

Doanh nghiệp nhập khẩu 3

Doanh nghiệp xuất khẩu 4

Doanh nghiệp dịch vụ 5

Loại hình khác (Vui long ghi cụ thể)

Loại hình khác (5):...

...

...

CH 4.Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu [CH NHIỀU LỰA CHỌN]

Phương án trả lời PA Ghi chú

Nông nghiệp/lâm nghiệp/thủy sản 1

Công nghiệp/xây dựng 2

Khác (Vui lòng ghi cụ thể) 3

Ngành khác (3):...

PHẦN II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THAM GIA PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG

CH1. Thuận lợi khi tham gia phát triển thị trường là gì ( Sự hỗ trợ của nhà nước, áp dụng công nghệ khoa học, có nhiều tài liệu về sản phẩm, thị trường….)

...

...

...

...

CH2. Khó khăn khi tham gia phát triển thị trường là gì ( môi trường kinh doanh, bất ổn vĩ mô, chính trị, sự cạnh tranh, thiếu vốn, bất cập trong vấn đề pháp luật…)

...

...

...

...

Một phần của tài liệu Thực trạng về nhà nước kiến tạo đối với phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w