CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC PHÁP CHẾ
1.1. Cơ sở lý luận về tăng cường năng lực các tổ chức pháp chế
1.1.2. Vai trò của tổ chức pháp chế ngành lao động, thương binh và xã hội
Để công tác hoàn thiện, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL ngành, văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh phải được xây dựng và ban hành tuân thủ nghiêm chỉnh trình tự, thủ tục luật định. Văn bản
ban hành phải đúng thẩm quyền về nội dung và thẩm quyền về hình thức; phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh phải được xây dựng và ban hành đồng bộ, đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương. Yêu cầu này cũng đặt ra là tránh khuynh hướng cục bộ, tùy tiện, "vượt rào" của các văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh với các văn bản của Trung ương. Do vậy, đòi hỏi quá trình xây dựng và ban hành văn bản phải bảo đảm các bước như sau:
soạn thảo văn bản; tổ chức việc lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo; thẩm định của cơ quan tư pháp; thảo luận và thông qua văn bản; công bố văn bản; gửi và lưu trữ văn bản. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND cấp tỉnh là một yêu cầu bắt buộc, không được bỏ qua giai đoạn nào, đó chính là kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL.[5]
1.1.2.2. Góp phần tạo lập sự ổn định trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL của tổ chức pháp chế ngành LĐTBXH
Xây dựng và ban hành văn bản QPPL của tổ chức pháp chế là một quy trình chặt chẽ, nghiêm túc, do vậy, đòi hỏi trình tự, thủ tục ban hành văn bản phải tuân thủ các bước rõ ràng, cụ thể, theo một quy định thống nhất, minh bạch, không có một ngoại lệ nào. Văn bản QPPL càng ổn định bao nhiêu thì càng tạo ra hành lang pháp lý và chuẩn mực cao cho hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL đạt chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, do điều kiện kinh tế - xã hội có sự vận động và phát triển nên buộc các cơ chế, chính sách, các văn bản QPPL phải được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với yêu cầu quản lý. Điều này đã phần nào tác động hoặc ảnh hưởng đến hiệu lực pháp lý của văn bản QPPL nhất là trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL. Như vậy, để bảo đảm pháp chế ngành LĐTBXH trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL phải thiết lập được một trật tự ổn định trong ban hành văn bản QPPL là hết sức quan trọng.[9]
1.1.2.3. Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống văn bản QPPL ngành LĐ-TBXH
Hoàn thiện hệ thống pháp luật là cơ sở và tiền đề cho việc tăng cường pháp chế ngành LĐTBXH. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của nước ta, đòi hỏi phải bảo đảm một hệ thống pháp luật phù hợp với cơ chế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua gần ba mươi năm đổi mới, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL của ngành LĐTBXH nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các văn bản của cấp trên, nghị quyết của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với đặc điểm tình hình của các địa phương trên cả nước. Từng bước xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản QPPL ở địa phương trên cả nước ngày càng đồng bộ, thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo, hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Do vậy, cần phải thường xuyên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, huỷ bỏ hoặc xây dựng mới cho phù hợp với yêu cầu quản lý, xóa bỏ các văn bản sai trái, cục bộ địa phương, tuân thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa.[8]
1.1.2.4. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức thực hiện chức năng xây dựng, soạn thảo văn bản QPPL, cán bộ, công chức và cơ quan người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL
Vai trò của pháp chế ngành LĐ-TBXH trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL của ngành nhằm góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức và cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL.
Chất lượng văn bản QPPL phụ thuộc rất lớn vào trình độ, khả năng và trách nhiệm của cơ quan, người chủ trì soạn thảo văn bản QPPL. Bởi vì, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL là hoạt động khoa học, mang tính sáng tạo, đòi hỏi phải đầu tư trí tuệ, công sức rất lớn, mới tạo ra được sản phẩm cho xã hội: Đó chính là các văn bản QPPL. Ngoài trách nhiệm của người soạn thảo, thì trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL lại đòi hỏi cao hơn, gắn với trách nhiệm cá nhân. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL phải có tính khái quát cao, tư duy độc lập, không cục bộ, bản vị địa phương, để việc ban hành văn bản QPPL khách quan, thận trọng đáp ứng với yêu cầu chung của ngành, của toàn xã hội. Khi ban hành văn bản
QPPL có nội dung trái pháp luật, cần phải có biện pháp xử lý và chấn chỉnh kịp thời, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc tham mưu hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL. Kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL, có như vậy mới bảo đảm tính nghiêm minh của pháp chế ngành LĐTBXH trong xây dựng và ban hành văn bản QPPL.[10]