Nhóm giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường năng lực các tổ chức pháp chế ngành lao động, thương binh và xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CÁC TỔ CHỨC PHÁP CHẾ NGÀNH LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

3.3. Một số giải pháp tăng cường tổ chức pháp chế ngành lao động, thương binh và xã hội

3.3.1. Nhóm giải pháp vĩ mô

3.3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý quy định về công tác pháp chế và nghiên cứu đề xuất mô hình hoạt động tổ chức pháp chế ngành lao động, thương binh và xã hội

Để hoàn thiện khung pháp lý quy định về công tác PC, trước tiên cần nghiên cứu xây dựng hệ thống văn bản quy định về công tác pháp chế ngành lao động, thương binh và xã hội; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức trực tiếp triển khai thực hiện nhiệm vụ, nâng cao chất lượng hoạt động công tác pháp chế và đưa hoạt động công tác pháp chế ngành lao động, thương binh và xã hội vào nề nếp;

Thứ hai, xây dựng phương án, mô hình tổ chức pháp chế tại Vụ Pháp chế Bộ, các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ.

Trên cơ sở đó, đề xuất việc kiện toàn đối với từng loại hình tổ chức, bao gồm cả việc định hướng thành lập mới ở những đơn vị có tổ chức pháp chế mà chưa thành lập;

Thứ ba, nghiên cứu đề xuất kiện toàn mô hình tổ chức, bộ máy của Vụ Pháp chế Bộ để bảo đảm thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 55 và Nghị định số 48. Thực hiện phân loại xếp nhóm và xác định mối quan hệ giữa các nhiệm vụ; định biên, mô tả vị trí làm việc của cán bộ, công chức trong Vụ;

Thứ tư, nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức pháp chế tại các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, trên cơ sở đó xác định yêu cầu kiện toàn hoặc thành lập mới tổ chức pháp chế nhằm đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 55 (bao gồm tiêu chí thành lập; mô hình tổ chức bên trong, mô tả vị trí làm việc làm cơ sở định biên người làm công tác pháp chế);

Thứ năm, nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức pháp chế tại các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, lựa chọn và xác định mô hình thích hợp để thực hiện trong đơn vị (có tổ chức pháp chế thuộc đơn vị, hoặc lồng ghép nhiệm vụ pháp chế với một đơn vị hiện có, hoặc bố trí người làm công tác pháp chế);

Thứ sáu, nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức pháp chế tại các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, tại các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ đáp ứng yêu cầu quy định tại Nghị định số 55.

3.3.1.2. Hoà n thiê ̣n tổ chức bộ máy và người làm công tác pháp chế của ngành lao động, thương binh và xã hội

Để khảo sát đánh giá được tình hình tổ chức bộ máy và người làm công tác pháp chế của ngành lao động, thương binh và xã hội thì việc quan trọng nhất là phải thực hiện theo các bước sau:

Thứ nhất, cần tổng kết đánh giá mô hình tổ chức; năng lực, trình độ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế và kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại Vụ Pháp chế Bộ LĐ-TBXH, pháp chế các Sở LĐ-TBXH, ccác đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ. Trên cơ sở đó, phát hiện những tồn tại, hạn chế và các yêu cầu đặt ra trong việc thực hiện Nghị định số 55;

Thứ hai, xây dựng đề cương, thiết kế mẫu phiếu khảo sát đối với 04 nhóm đơn vị (Vụ Pháp chế Bộ; Pháp chế các Sở LĐ-TBXH; các đơn vị trực thuộc Bộ) nhằm đánh giá những nội dung sau:

- Về mô hình tổ chức bộ máy;

- Về tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Về đội ngũ người làm công tác pháp chế;

Thứ ba, tiến hành khảo sát và tổng hợp báo cáo kết quả khảo sát;

Thứ tư, tổ chức trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức pháp chế Bộ, ngành khác; toạ đàm, thảo luận về báo cáo đánh giá.

Thứ năm, đổi mới việc bố trí, sử dụng cán bộ làm công tác pháp chế ngành lao động, thương binh và xã hội

Việc đổi mới việc bố trí, sử dụng cán bộ làm công tác pháp chế ngành lao động, thương binh và xã hội sễ giúp cho các tổ chức PC bảo đảm đủ số lượng cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác pháp chế nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của từng đơn vị;

Bên cạnh đó, cần đổi mới cơ chế quản lý đối với cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, xây dựng quy trình khi thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Trong đó, quy trình này phải xác định rõ các yếu tố đầu vào bao gồm cả các điều kiện bảo đảm, sản phẩm đầu ra, người chịu trách nhiệm chính, người phối hợp;

Mặt khác, cần đưa ra những chính sách thu hút những cán bộ, công chức có nhiều kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội, cán bộ, công chức có kinh nghiệm về kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế.

3.3.1.3. Đẩy mạnh hoạt động luyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa, năng lực áp dụng pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức pháp chế

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục cho đội ngũ cán bộ, công chức pháp chế ngành lao động, thương binh và xã hội các cấp phải được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao ý thức pháp luật, thực hiện đúng pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức

PC. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật phải gắn với việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức PC. Bởi vì, pháp luật là cơ sở hình thành nên đạo đức xã hội, đạo đức cán bộ, công chức, đồng thời, đạo đức làm nền tảng cho việc tuân thủ và thực hiện pháp luật. Đạo đức xã hội nói chung, đạo đức của cán bộ, công chức PC ngành lao động, thương binh và xã hội phải được giáo dục, rèn luyện tạo thành kỷ luật tự giác, ý thức trách nhiệm trong mỗi hành động của từng cán bộ, công chức tuy nhiên, để đạt được điều này thì phải xuất phát từ sự tuân thủ, chấp hành pháp luật nghiêm minh, để từ đó tạo thành thói quen, tập quán pháp luật trong mỗi cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường năng lực các tổ chức pháp chế ngành lao động, thương binh và xã hội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)