Huyện Nghĩa Đàn là một huyện miền núi thuộc khu vực Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, là đơn vị hành chính được thành lập từ tháng 4/2008. Với Dân số là 137.873 nhân khẩu với tổng số hộ là 29.708. Trong đó có 9.019 hộ/ 42.073 nhân khẩu là đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 21,4%; Có 1.765 hộ/19.790 nhân khẩu thuộc đồng bào công giáo chiếm 8,9%; Có 21,8% nhân khẩu thuộc diện đói nghèo.
TTYT huyện Nghĩa Đàn được thành lập theo Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 02/02/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn là đơn vị thực hiện đồng thời cả hai chức năng là Y học dự phòng và Khám chữa bệnh với quy mô 90 Giường bệnh Kế hoạch (Thực kê 194 Giường bệnh).
Hệ thống tổ chức được phân bổ gồm 10 Khoa và 04 Phòng chức năng, trong đó:
- 04 Phòng chức năng gồm: Phòng Tổ chức hành chính và Quản trị; Phòng Tài chính – Kế toán; Phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Điều dưỡng và Kiểm soát Nhiễm khuẩn.
- 03 Khoa Dự phòng gồm: Khoa Kiểm soát dịch bệnh; Khoa ATVS Thực phẩm;
Khoa Y tế công cộng.
- 05 Khoa Lâm sàng gồm: Khoa Khám bệnh và TTGCSK; Khoa Hồi sức cấp cứu – Nhi; Khoa Nội - Lây - Đông Y và PHCN; Khoa Ngoại – 3 chuyên khoa; Khoa Sản – Phụ khoa.
- Khoa Cận lâm sàng và Khoa Dược – trang thiết bị Y tế.
Theo đó bệnh nhân được điều trị nội trú tại 04 Khoa Lâm sàng: Khoa Hồi sức cấp cứu – Nhi; Khoa Nội - Lây - Đông Y và PHCN; Khoa Ngoại – 3 chuyên khoa; Khoa Sản – Phụ khoa.
1.11.2. Kết quả hoạt động Khám chữa bệnh trong năm 2017
Trong năm 2017, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là 7.235 bệnh nhân. Kết quả theo các Khoa cụ thể như sau:
Tên Khoa
Số Giường
bệnh chỉ tiêu
Người bệnh vào điều trị nội
Công suất sử dụng giường bệnh (%) Số NBNT trung bình/ngày Số ngày điều trị trung bình
Khoa Sản – Phụ khoa
Người có thẻ BHYT
Khoa Nội - Lây - Đông Y
và PHCN 32 2.239 2.114 139% 7,5 7,2
Khoa Ngoại – 3 Chuyên
khoa 23 2.021 1.860 123% 6,7 5,1
Khoa Sản – Phụ khoa 12 961 912 123% 3,2 5,6
Khoa Hồi sức cấp cứu –
Nhi 23 2.014 1.950 150% 6,7 6,0
Tổng cộng 90 7.235 6.836 136% 24,1 6,1
1.11.3. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn
Đối với bệnh viện hạng hạng III như Trung tâm Y tế (TTYT) Nghĩa Đàn có các chức năng và nhiệm vụ sau:
a) Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh
- Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
- Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước.
- Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa.
- Tổ chức khám giám định sức khoẻ, giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
- Tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến khi vượt quá khả năng của Bệnh viện.
b) Đào tạo cán bộ Y tế
- Bệnh viện là cơ sở thực hành cho các trường, lớp trung học Y tế.
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và cơ sở Y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
c) Nghiên cứu khoa học về y học
- Tổ chức tổng kết đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu
- Tham gia các công trình nghiên cứu về Y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở.
- Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
d) Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật
- Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, Y tế cơ sở) thực hiện các pháp đồ chẩn đoán và điều trị.
- Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình Y tế địa phương.
e) Phòng bệnh
- Phối hợp với các cơ sở Y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.
- Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
f) Hợp tác quốc tế
Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
g) Quản lý kinh tế
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ Y tế: Viện phí, Bảo hiểm Y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy dịnh của Nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện; Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
CHƯƠNG 2