Các kết luận thực trạng triển khai triến lược thâm nhập thị trường của Vinlinks

Một phần của tài liệu Hoàn thiện triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Cổ phần Vinlinks (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP

2.4 Các kết luận thực trạng triển khai triến lược thâm nhập thị trường của Vinlinks

2.4.1. Những kết quả đạt được

Về nội dung chiến lược thâm nhập thị trường của Vinlinks: Công ty đã xây dựng cho mình một mục tiêu chiến lược thâm nhập thị trường trong 5 năm từ 2015-2020 rõ ràng, cụ thể và khả thi.

Mục tiếu chiến lược ngắn hạn của công ty Vinlinks: Công ty đã xác định được mục tiêu ngắn hạn thống nhất với mục tiêu dài hạn , cụ thể cho từng năm, công bố cho toàn thể nhân viên trong công ty được biết và tiến hành theo đúng lộ trình.

Các chính sách triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty cổ phần Vinlinks,

- Nghiên cứu thị trường và phát triển dịch vụ: Công ty đã tiến hành phân loại đặc điểm hàng hóa, thời gian vận chuyển, giá trị hàng hóa,, yêu cầu đền bù để cung cấp những dịch vụ phù hợp với khách hàng,

- Đánh giá về sản phẩm: Sản phẩm công ty được đánh giá tương đối tốt, chất lượng dịch vụ tốt, giá thành hợp lý, có sức cạnh tranh nằm trong top dẫn đầu thị trường.

Các chính sách về sản phẩm đang được thực hiện đúng theo chiến lược đề ra:

- Chính sách xúc tiến thương mại: tận dụng hiệu quả lợi thế về mạng lưới trung tâm giao dịch rộng khắp , trung tâm giao dịch ở tất cả các tỉnh thành.

2.4.2. Những tồn tại chưa giải quyết được

Mục tiếu gia tăng thị phần và số lượng thuê bao của công ty đề ra đang thấp hơn so với năng lực hiện tại của công ty và tiềm năng của thị trường.

Chính sách marketing đề ra chưa đem lại hiệu quả cao, các hoạt động đẩy mạnh tên tuổi và thương hiệu chưa được doanh nghiệp quan tâm.

Chính sách về nhân sự còn nhiều hạn chế, không giữ chân được người tài.Môi trường làm việc còn cứng nhắc, công tác tạo động lực hầu như là không có. Tạo cơ hội

cho đối thủ cạnh tranh lôi kéo nhân sự , kéo theo thông tin về chính sách giá, chủ trương đường lối bị tiết lộ, Gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thâm nhập thị trường trong bố cảnh cạnh tranh gay gắt

Ngân quỹ dành cho công tác xây dựng mục tiêu chiến lược thâm nhập thị trường còn hạn chế, không khuyến khích được nhân sự có những ý tưởng sang tạo, thiết thực và hiệu quả

Chính sách giá ở các vùng miền khác nhau chưa được cụ thể, dẫn tới tình trạng có vùng giá Vinlinks thấp hơn rất nhiều so với đối thủ cạnh tranh nhưng lại có vùng giá Vinlinks cao hơn đối thủ cạnh tranh. Dẫn tới khó khăn trong việc thâm nhập thị trường.

2.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại Nguyên nhân khách quan

- Thị trường ngành logistic rất hấp dẫn ngày càng thu hút nhiều đối thủ tham gia.

Họ là các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh nên họ gia nhập và thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng.

Nguyên nhân chủ quan:

- Hoạt động thu thập thông tin bên ngoài và bên trong công ty chưa hiệu quả dẫn tới việc phân tích, phản hồi lại những biến động động của thị trường, đối thủ cạnh tranh còn chậm

- Vinlinks chưa đánh giá đúng khả năng của đối thủ cạnh tranh

- Chính sách nhân sự còn chưa hoàn thiện, các chính sách chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan của tổng giám đốc không có sự bàn luận, lấy ý kiến đóng góp từ phía ban lãnh đạo, và cán bộ công nhân viên.

- Chính sách marketing còn nhiều hạn chế. Chi phí cho hoạt đông marketing còn thấp chưa đạt được hiệu quả.

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CỔ PHẦN VINLINKS

3.1. Dự báo thay đổi trong môi trường kinh doanh và định hướng phát triển của Vinlinks

3.1.1. Dự báo tình thế môi trường và thị trường trong thời gian tới 3.1.1.1. Dự báo thay đổi tình thế môi trường.

- Việt Nam đang trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập ngày càng sâu rộng, khoa học công nghệ phát triển nhanh, kinh tế thị trường với nhiều cơ hội và thách thức.Chính phủ xác định mục tiêu tổng quát bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Tại kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ mục tiêu phát triển kinh tế trong 5 năm giai đoạn 2016-2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,5-7%., Quốc hội khuyến khích các doanh nghiệp hội nhập giao lưu quốc tế. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới thì nhu cầu logistics ngày càng lớn và là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Các công ty cung cấp logistics thì phải luôn chú trọng đến các yếu tố quan trọng của logistics là: số lượng, chất lượng, thời gian và cuối cùng là giá cả dịch vụ. Đồng thời logistic Việt Nam trong những năm tới gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt hơn, ngoài các doanh nghiệp trong nước: Ems, Viettel, vietpost…

thì tập đoàn sagawa của Nhật cũng chuẩn bị tham gia vào thị trường logistic Việt Nam - Theo nghiên cứu và đánh giá của Viện Nomura (Nhật Bản), các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics. Hiện đang có hai mức độ chênh lệch phát triển trong kinh doanh giao nhận đó là: giữa các nhà giao nhận nước ngoài/liên doanh và các nhà giao nhận trong nước, giữa khu vực phía Nam và các khu vực còn lại. Giá cả dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đối rẻ nhưng dịch vụ không chắc chắn và các công ty giao nhận địa phương kém phát triển đã làm cho tình trạng trở nên khó khăn hơn khi chiếm lĩnh thị trường logistics trong nước.

- Trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ngành, trong đó có Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải.. hoạt động giao nhận vận tải, logistics của nước ta đã có những bước phát triển cả về chất lẫn về lượng, bước đầu đạt được một số kết quả khích lệ, được Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá qua chỉ số hoạt động (LPI) đứng thứ 53/155 nước nghiên cứu và đứng thứ 5 khu vực ASEAN (2016). Tốc độ phát triển của dịch vụ logistics đạt từ 16-20%/năm. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics còn thấp, chi phí logistics còn rất cao- tỉ lệ 20-25% so vớ i GDP của Việt Nam, trong khi của Trung Quốc là 17,8% và Singapore là 9% (2016). Sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics còn nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ và tin tưởng. Đây là một trong những lý do làm cho dịch vụ logistics của chúng ta kém phát triển so với yêu cầu. Tỷ lệ thuê ngòai logistics còn rất thấp, từ 25-30%, trong khi của Trung Quốc là 63,3% (2016), Nhật bản và các nước Châu Âu , Mỹ trên 40%.

3.1.1.2. Dự báo thay đổi tình thế thị trường

Kể từ đầu năm 2017, các Bộ Ban ngành đã đề ra một số thay đổi quan trọng đối với các hoạt động logistics và vận tải biển. Đáng chú ý gồm có: cấu tạo xe chở container, thay đổi lệ phí tránh tuyến Biên Hòa, hoạt động giám sát, khai thác cảng và điều kiện kinh doanh vận tải biển…. Cùng với sự xuất hiện của các tập đoàn logistic lớn đang đặt ngành logistics trong nước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Sagawa- Tập đoàn logistic hàng đầu thế giới của Nhật với mạng lưới hoạt động rộng khắp 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cuối năm 2016 đã chính thức lấn sân vào thị trường logistic Việt Nam với công ty Phát Lộc. Phát Lộc là công ty nước ngoài duy nhất được cấp phép tất cả các dịch vụ của ngành logistic vận tải đường bộ, đường biển, hàng không, kho bãi, phân phối hàng hóa, đại lý bảo hiểm, cung cấp các giải pháp logistics cho khách hàng...

DHL – là doanh nghiệp logistic lớn nhất thế giới, có mặt ở trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổi, với 340.000 nhân viên, DHL cung cấp các giải pháp với số lượng không giới hạn cho hầu hết các nhu cầu tiếp vận. Năm 1988, DHL là công ty chuyển phát nhanh quốc tế đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến này đã được 30 năm trong lĩnh vực logistic và có chỗ đứng vững chắc trong thị trường logistics.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, 4 doanh nghiệpViệt Nam lớn nhất trong ngày logistic thời điểm này: viettel, VNpost, Vinlinks, Netco. Cả 4 doanh nghiệp đều có thị phần dịch vụ giao vận hàng hóa tương đương nhau, Vinlinks được đánh giá cao nhất trong đà phát triển với sự hỗ trợ tài chính của tập đoàn Vingroup.

Có thể thấy rằng thị trường logistic Việt Nam đang sôi động hơn bao giờ hết. Các đối thủ hiện tại của Vinlinks thì không ngừng mở rộng thị trường, tăng chất lượng dịch vụ, đối thủ cạnh tranh mới ra nhập đều là những tập đoàn hàng đầu thế giới sẵn sang mạnh tay đầu tư cơ sở vật chất, xe cộ, kho bãi . Với tình hình hiện nay, việc thâm nhập thị trường của Vinlinks gặp khá nhiều khó khăn, đòi hỏi Vinlinks phải xây dựng cho mình chiến lược đúng đắn, hiệu quả và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên.

3.1.2. Định hướng phát triển của Vinlinks

Với năng lực và kinh nghiệm hiện có, cùng với triết lý phát triển bền vững, đội ngũ nhân sự có trình độ và chuyên môn sâu, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện triển khai chiến lược thâm nhập thị trường của công ty Cổ phần Vinlinks (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w