Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) 1. Phân tích nhân tố với các biến độc lập

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đại học Thương Mại (Trang 29 - 35)

CHƯƠNG III CHƯƠNG III THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN TRUNG

3.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) 1. Phân tích nhân tố với các biến độc lập

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Sử dụng phương pháp kiểm định KMO (KaiserMeyer-Olkin) và Bartlett để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát, nếu 0,5≤KMO<1 thì phân tích nhân tố phù hợp với các dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s xem xét giả thuyết H(0): các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig.<0,05) thì các biến đó tương quan với nhau trong tổng thể. Giá trị Eigenvalue dùng để xác định số lượng nhân tố, chỉ những nhân tố có Eigenvalue >1 mới được giữ lại trong mô hình bởi những nhân tố này có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc. Khi tiến hành phân tích nhân tố, tác giả đã sử dụng phương pháp trích nhân tố (Extraction method) là Principal Components Analysis với phép xoay (Rotation) Varimax các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,5 bị loại (Hair &ctg, 1998).

Theo Gerbing và Anderson (1998), thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50%. Bảng 3.5: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's biến độc lập Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett’s Chỉ số KMO 0,951 Thống kê Chi -bình phương 5752.386 Bậc tự do (df) 741 Kiểm định Bartlett's Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000 (Nguồn: Xử lý số liệu trên SPSS 18.0)

Bảng 3.5: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's biến độc lập Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett’s

Chỉ số KMO

Kiểm định Bartlett's Thống kê Chi -bình phương Bậc tự do (df)

Mức ý nghĩa (Sig.)

Kết quả trên cho thấy số hệ KMO = 0,951 (> 0,5) và mức ý nghĩa Sig = .000 nhỏ hơn so với yêu cầu 0,05 vì vậy các biến quan sát có tương quan với nhau nên việc phân tích nhân tố trên là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 3.6: Kết quả giá trị phương sai giải thích cho các biến độc lập Tổng phương sai trích

Nhâ ntố

Eigenvalues ban đầu Tổng bình phương hệ sốtải đã trích xuất

Tổng bình phương hệ sốtải đã xoay

Toànphầ n

Phần trăm của phương sai (%)

Phần trăm tích (%)lũy

Toànphầ n

Phần trăm của phương

sai(%)

Phần trăm tích lũy(%)

Toànphầ n

Phần trăm của phương

sai(%)

Phần trăm tích (%)lũy

1 23.51

5 60.294 60.294 23.51

5 60.294 60.29 4

15.25

1 39.106 39.10 2 6

2.237 5.737 66.031 2.237 5.737 66.03

1 5.128 13.149 52.25 5 3 1.331 3.412 69.443 1.331 3.412 69.44

3 4.050 10.384 62.63 9 4 1.122 2.878 72.321 1.122 2.878 72.32

1 3.776 9.681 72.32 5 0.892 2.287 74.608 1

6 0.736 1.887 76.495

7 0.695 1.783 78.278

8 0.667 1.711 79.989

9 0.641 1.644 81.633

10 0.547 1.402 83.035 11 0.539 1.381 84.416 12 0.509 1.305 85.722 13 0.463 1.186 86.908 14 0.440 1.129 88.036 15 0.412 1.057 89.093

16 0.352 .904 89.997

17 0.342 .877 90.874

18 0.305 .783 91.657

19 0.294 .753 92.410

20 0.279 .714 93.124

21 0.260 .666 93.791

22 0.239 .612 94.403

23 0.227 .581 94.984

24 0.214 .548 95.532

25 0.201 .514 96.047

26 0.187 .479 96.525

27 0.175 .448 96.973

28 0.164 .420 97.393

29 0.152 .389 97.782

30 0.129 .330 98.111

31 0.118 .302 98.413

32 0.115 .295 98.709

33 0.099 .253 98.962

34 0.089 .227 99.189

35 0.086 .221 99.410

36 0.079 .202 99.613

37 0.060 .154 99.767

38 0.053 .137 99.904

39 0.038 .096 100.000

Extraction Method:

Principal Component Analysis.

3.3.2 Phân tích hệ số hồi quy

Căn cứ vào kết quả hồi quy, thống kê mô tả trên các nhóm biến có ảnh hưởng nhất định đến quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên. Theo kết quả phân tích hồi quy, “Cơ sở vật chất” là nhân tố tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên (hệ số hồi quy 0,408). Theo kết quả thống kê mô tả cho thấy thang đo này đều được đa số sinh viên đánh giá tương đối tốt.

Đặc biệt, tiêu chí H72“Cơ sở vật chất của TTNN đảm bảo điều kiện tối thiểu nhưng học phí thấp” được sinh viên đánh giá cao nhất so với các tiêu chí khác với mức điểm bình quân 3,59. Điều này cho thấy với đối tượng người học là giới sinh viên thì cơ sở vật chất không nhất thiết phải hiện đại vì đi kèm với nó là vấn đề học phí.

Với sinh viên của ĐHTM phần đông các em đều xuất thân từ các tỉnh lẻ thì thu nhập bình quân đầu người so với cả nước còn thấp, do vậy vấn đề về mức học phí phù hợp tác động rất lớn đến quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên. Nhân tố tác động mạnh thứ hai đến quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên đó là “Chương trình đào tạo” (có hệ số hồi quy 0,362).

Lẽ đương nhiên là chương trình đào tạo chuẩn phù hợp nhu cầu người học thì mới thu hút được học viên. Trong các tiêu chí này thì tiêu chí “Chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế” được nhóm sinh viên được khảo sát đánh giá cao nhất với mức điểm bình quân 3,55 và độ lệch chuẩn tương đối thấp chứng tỏ không có sự khác nhau nhiều về đánh giá mức độ quan trọng của sinh viên đối với các tiêu chí trong thang đo.

Theo kết quả phân tích hồi quy, nhân tố “Thương hiệu” là nhân tố tác động mạnh thứ ba đến quyết định chọn TTNNN của sinh viên (hệ số hồi quy 0,333). Điều này có nghĩa thương hiệu có tầm ảnh hưởng tương đối quan trọng đến quyết định lựa chọn TTNN của sinh, trong đó tiêu chí “Là TTNN có uy tín trên đại bàn” được sinh viên đánh giá cao nhất với mức điểm bình quân là 3,59, độ lệch chuẩn thấp.

Nhân tố tác động mạnh thứ tư đến quyết định lựa chọn TTNN của sinh viên đó là nhân tố “Giáo viên” (có hệ số hồi quy 0,323). Vấn đề con người đóng vai trò quyết định, nòng cốt trong tất cả các hoạt động xã hội chứ không chỉ đối với một TTNN, do đó muốn thu hút học viên thì phải có đội ngũ giáo viên có trình độ và nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, đặc biệt tiêu chí

“100% là giáo viên bản địa (GV nước ngoài)” được các bạn sinh viên đánh giá cao với điểm bình quân là 3,61.

Điều này cho thấy nhu cầu của người học ngoại ngữ ngày nay rất cao, họ thích được học ngoại ngữ với giáo viên nước ngoài nói tiếng bản sứ (native language), đây cũng là điều hiển nhiên vì họ mong muốn sẽ có được kiến thức chuẩn về cách phát âm cũng như cách dùng từ trong giao tiếp được tốt hơn… Xếp thứ năm theo kết quả phân tích hồi quy đó là nhân tố “Học phí”,

có hệ số hồi quy là 0,244. Kết quả thống kê mô tả chỉ ra rằng thang đo này được đa số sinh viên đánh giá tương đối tốt.

Đặc biệt, tiêu chí “Học phí cao, cam kết đẩm bảo chất lượng đầu ra” với điểm bình quân theo kết quả thống kê là 3,50. Điều này chứng tỏ sinh viên đã quan tâm đến chất lượng học tập hơn là bằng cấp. Họ có thể chấp nhận mức học phí cao nhưng bù lại TTNN phải cam kết cho họ về chất lượng đầu ra cho tương xứng với tiền bạc, thời gian cũng như công sức mà họ đã bỏ ra.

Kế tiếp là nhân tố “Chất lượng đào tạo”, có hệ số hồi quy là 0,145.

Trong đó, tiêu chí “Đảm bảo chất lượng đầu ra và được cấp chứng chỉ nội bộ của trung tâm” được sinh viên đánh giá cao nhất (điểm số bình quân là 3,88). Có sự đánh giá khác nhau của sinh viên giữa các tiêu chí về tầm quan trọng của các tiêu chí này vì độ lệch chuẩn tương đối cao. Như vậy một lần nữa việc đảm bảo chất lượng đầu ra được khẳng định lại, đó là nhu cầu chính đáng của người học.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đại học Thương Mại (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w