Từ việc phân tích mối quan hệ giữa văn hóa và trình độ học vấn thấp với tình hình tội phạm cờ bạc mà chương 2 đã nêu ra, có thể khẳng định sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục cho toàn dân có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phòng chống các tội phạm này. Trong hệ thống các biện pháp đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc, các biện pháp về văn hóa, giáo dục tạo ra nền tảng để nhiều hoạt động khác có thể tiến hành thuận lợi, trong đó, trực diện nhất có thể khẳng định rằng việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân chỉ
CÓ hiệu quả thực sự nếu thực hiện tốt hoạt động văn hóa, giáo dục. Ngoài ra, với việc nâng cao vãn hóa và trình độ học vấn của nhân dân, chúng ta còn góp phần thay đổi, chuyển hướng nhu cầu của họ (trong đó có nhu cầu thực hiện các hành vi cờ bạc) theo hướng lành mạnh hơn.
Trước hết, về sự nghiệp vãn hóa: Trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như trong phạm vi cả nước sự nghiệp văn hóa phải đạt được mục tiêu: “...làm clio văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập th ể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao... ”.[10, 54]
Đạt được mục tiêu nói trên thực chất là xây dựng thủ đô Hà Nội thành môi trường văn hóa thực sự lành mạnh, nơi sản sinh và nuôi dưỡng những nhân cách cao đẹp, xây dựng những con người Việt Nam - như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương khóa VIII khẳng định - phát triển toàn diện về chính trị, tư tượng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng tình nghĩa, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần phải tìm ra những hình thức, nội dung phù hợp để phát triển toàn diện sự nghiệp văn hóa. Trước hết, các cơ quan chức năng phải thường xuyên phát động sâu rộng trong tất cả các bộ phận dân cư các phong trào văn hóa như phát động nếp sống văn minh công nghiệp, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn h ó a.. .từ đó hình thành trong mỗi cá nhân ý thức về việc xây dựng môi trường văn hóa cho cộng đồng nói chung, hoàn thiện lối sống cho bản thân nói riêng. Các phong trào này vừa phải được thực hiện thường xuyên vừa phải không ngừng được cải tiến cho phù hợp với từng môi trường sống cụ thể nhằm đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là những phong trào này rất dễ tồn tại ở dạng bề nổi, hình thức. Để tránh tình trạng đó, đối với mỗi phong trào cần có sự tổng kết cụ thể để đánh giá kết quả thu được,
rút ra những bài học kinh nghiệm, xác định những thiếu sót cần khắc phục.
Gắn với mỗi phong trào đó cần tìm ra những tập thể, cá nhân điển hình để tuyên truyền, khuyên khích mọi người noi theo.
Chúng ta cũng có thể phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các phóng sự, bản tin hay vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc tổ chức những hoạt động, phong trào thi đua liên quan đến việc xây dựng, giữ gìn quan niệm đúng đắn về vai trò của đồng tiền và cách thức kiếm tiền, về tinh thần trách nhiệm giữa con người với con người... Công việc này cũng chỉ thực sự có ý nghĩa nếu nó được gắn liền với việc nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, nếu không, nó không thể tránh khỏi tính giáo điều, sáo rỗng. Hoạt động này cũng đòi hỏi sự phát huy vai trò chủ động, tích cực của mỗi cá nhân trong gia đình, trong nhóm. Những tấm gương người tốt việc tốt, những cá nhân vượt lên trên khó khăn để làm kinh tế giỏi trong đời sống hiện thực chính là những bài giảng có giá trị nhất về đạo đức sống trong cơ chế thị trường đối với những thành viên khác trong gia đình, đối với những người xung quanh. Những hoạt động này có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh phòng chống các tội phạm có liên quan đến tài sản nói chung, đến các tội cờ bạc nói riêng
Cùng với việc phát động các phong trào đó, việc xây dựng môi trường văn hóa, giáo dục nhân cách còn được tiến hành thông qua rất nhiều hoạt động khác như: thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, thông qua chương trình của các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua việc giáo dục nhân cách trong nhà trường, trong các cơ quan, tổ chức, trong mỗi gia đìn h ...
Mặt khác, cũng trong điều kiện kinh tế thị trường và giao lưu quốc tế phát triển mạnh mẽ như ở Hà Nội thì đồng thời với việc phát triển môi trường văn hóa, hoàn thiện nhân cách, lối sống cho mỗi con người, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn phải tích cực tìm cách loại trừ những luồng văn hóa độc hại đã và đang tràn vào nước ta. Trong những năm trước mắt, đây là công
việc khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, chỉ khi chúng được thực hiện tốt thì mới có thể nói đến sự thành công của sự nghiệp văn hóa ở Hà Nội.
Đối với sự nghiệp giáo dục: cần phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất số người bỏ học ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, chúng ta phải tiếp tục thực hiện tốt sự nghiệp giáo dục chính quy ở tất cả các bậc, phổ cập giáo dục tiểu học như hiện nay. Đối với những đối tượng chưa từng đi học hoặc đang học ở bậc tiểu học hay phổ thông lại bỏ học thì cũng cần có những hình thức phù hợp để khuyến khích họ tiếp tục học tập. Cần tiếp tục mở rộng các hình thức giáo dục, trong đó, bên cạnh hình thức giáo dục tập trung phải có các hình thức giáo dục không tập trung, tạo điều kiện cho các hình thức tự học phát triển. Ớ các mức độ khác nhau, nên mở rộng tối đa phạm vi đối tượng giáo dục với phương châm đem đến cho mọi người cơ hội học tập, nâng cao trình độ. Để giáo dục những đối tượng này, vấn đề quan trọng là phải tạo cho họ tâm lý muốn đi học, giúp họ nhận thức được vai trò của tri thức đối với cuộc sống của họ, trong chừng mực nhất định, có thể thông qua các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động mà họ làm việc để đem lại cho họ những quyền lợi cụ thể, phù hợp với trình độ học vấn của họ. Đồng thời, phải tạo cho họ những thuận lợi cơ bản về thời gian, phương thức học (học ngoài giờ làm việc, học không tập trung, học qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua băng, đĩa...)- Vấn đề nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân Hà Nội trong điều kiện nhiều người bị cuốn theo vòng quay của cơ chế thị trường trong những năm tới thực sự là vấn đề phức tạp, nó đòi hỏi sự nỗ lực của Nhà nước - thông qua các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng, sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức và toàn thể nhân dân. Chính các chủ thể này, trong đó đặc biệt là các cơ quan chức năng, gánh vác trọng trách tìm tòi phương thức, xây dựng chương trình, đầu tư, hỗ trợ vốn, cung cấp đội ngũ giáo viên...để hoạt động giáo dục có thể đem đến tri thức cho mọi người dân.
Trên nền tảng của hoạt động văn hóa, giáo dục nói trên, vấn đề giáo dục pháp luật cho nhân dân cũng phải được thực hiện tốt. Giáo dục pháp luật là biện pháp tác động trực tiếp đến quần chúng nhân dân nhằm trang bị cho họ những hiểu biết cần thiết về pháp luật, xây dựng trong họ ý thức tôn trọng pháp luật. Chính thông qua những hiểu biết về pháp luật và ý thức tôn trọng pháp luật mỗi công dân mới có thể tự điều chỉnh hành vi của mình theo hướng phù hợp với đòi hỏi của xã hội, đồng thời, tham gia tích cực vào việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Xuất phát từ mục tiêu chung đó, biện pháp giáo dục pháp luật về các tội cờ bạc cần phải được chú trọng. Hoạt động này cần được tiến hành trên nguyên tắc bảo đảm hiệu quả thực sự, tránh tình trạng chỉ mang tính bề nổi, giáo điều. Để thực hiện được nguyên tắc đó phải xác định cụ thể về chủ thể, đối tượng, nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp.
Về chủ thể giáo dục: Hoạt động này đòi hỏi sự tham gia của Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong đó vai trò chủ đạo thuộc về Nhà nước mà trực tiếp là các cơ quan bảo vệ pháp luật. Cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát có đội ngũ cán bộ vừa có hiểu biết sâu về pháp luật, vừa có kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp, vì vậy, họ có thể xác định được nội dung phương và phương pháp giáo dục phù hợp. Các trường có chức năng đào tạo luật cũng là những cơ sở có đội ngũ giáo viên có trình độ cao về pháp luật, có khả năng sư phạm tốt để truyền đạt tri thức luật cho các đối tượng. Thông qua việc thực hiện chức năng nghề nghiệp của mình đội ngũ giáo viên trực tiếp giáo dục pháp luật cho một bộ phận đáng kể dân cư dưới những hình thức đào tạo khác nhau. Cùng với các chủ thể nói trên, các phương tiện thông tin đại chúng cũng giữ vai trò không nhỏ trong việc đưa những kiến thức về pháp luật đến với đại bộ phận dân cư thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình.
Về đối tượng giáo dục: Nhìn chung, đối tượng giáo dục là toàn thể nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở xác định rõ nhóm đối tượng được giáo dục trong từng
điều kiện hoàn cảnh cụ thể để có được phương pháp giáo dục phù hợp. Những nhóm đối tượng đó có thể là dân cư ở cùng cụm dân cư, khối phố, phạm nhân trong trại cải tạo, sinh viên...
Về nội dung giáo dục: Trước hết, phải giáo dục cho nhân dân những hiểu biết cơ bản về các tội cờ bạc theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc giới thiệu những quy định này phải nhằm hướng đến mục tiêu giúp đối tượng hiểu được tính nguy hiểm cho xã hội của các hành vi cờ bạc, các biểu hiện cụ thể của chúng, ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính trong cờ bạc và chế tài được quy định áp dụng cho những trường hợp vi phạm. Ở phạm vi rộng hơn cũng cần giới thiệu quy định của các ngành luật khác có liên quan đến hành vi cò' bạc trên thực tế như luật Hôn nhân và gia đình, luật Hành chính...
Mặt khác, giáo dục pháp luật về cờ bạc cần được tiến hành trên cơ sở các hoạt động thực tiễn, gắn liền các quy định của pháp luật về cờ bạc với diễn biến của các tội phạm này và thực tiễn xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Có thể lựa chọn những vụ cờ bạc lớn, gây ra những thiệt hại nặng nề cho xã hội, cho mỗi gia đình và bản thân những người phạm tội để giới thiệu, phân tích và thông qua đó thực hiện những mục tiêu nêu trên. Đặc biệt, những trường hợp lợi dụng cờ bạc để thực hiện hành vi lừa đảo phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh và đưa tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo những đối tượng muốn kiếm tiền nhanh chóng, nhàn hạ. Những vụ việc cụ thể mang tính thực tiễn thường sinh động, dễ nhớ, do đó có thể làm giảm bớt tính khô khan của chương trình giáo dục pháp luật, xóa bỏ tình trạng giáo điều có thể tồn tại ở hoạt động này. Cần phải làm cho toàn thể nhân dân nhận thức rõ bản chất gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng, tác động xấu đến nếp sống văn minh đô thị, làm tha hóa nhân cách của một bộ phận dân cư của các tội cờ bạc. Chỉ khi nhận thức được đầy đủ hậu quả đó nhân dân mới kiên quyết loại trừ chúng ra khỏi đời sống xã hội. Nội dung giáo dục pháp luật cũng phải phán ánh được chính sách xử lý của Nhà nước và thực tiễn vận dụng
trong hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật thông qua kết quả xử lý những vụ cờ bạc trọng điểm. Nội dung giáo dục này vừa góp phần làm cho nhân dân nhận thức được đầy đủ bản chất nguy hiểm của các tội cờ bạc thông qua thái độ nghiêm khắc của Nhà nước đối với chúng, vừa làm tăng thêm lòng tin vào các cơ quan bảo vệ pháp luật của nhân dân, vừa là sự tác động trở lại đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật phải thực hiện tốt hơn chức năng của mình.
Mục tiêu cao nhất của việc giáo dục pháp luật về cờ bạc là một mặt xây dựng được ý thức tôn trọng pháp luật trong mỗi người, từ đó định hướng nhu cầu cũng như lựa chọn con đường thỏa mãn nhu cầu phù hợp với các quy định của pháp luật, mặt khác, phát huy tinh thần đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc trong nhàn dân. Có thể nói đây chính là hoạt động tạo nền móng cho những hoạt động khác đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc bởi vì suy cho cùng nguyên nhân trực tiếp của các tội cờ bạc là chủ thể lựa chọn xử sự phạm tội này.
v ể hình thức giáo dục: Gắn liền với việc lựa chọn chủ thể, xác định nội dung và đối tượng giáo dục, để hoạt động này thực sự có hiệu quả, chúng ta còn cần chú ý lựa chọn các hình thức giáo dục phù hợp. Cần phải khẳng định rằng với phạm vi đối tượng rộng lớn hoạt động này cần phải tìm ra được nhiều hình thức khác nhau đủ để chuyển tải nội dung đến với đối tượng gắn với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Trong thời gian tới, chúng ta vẫn có thể sử dụng các hình thức giáo dục pháp luật hiện nay đang có hiệu quả như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các bài giảng, các buổi nói chuyện, tọa đàm, qua hoạt động xét xử của Tòa án hoặc sử dụng văn hóa, văn nghệ để chuyển tải nội dung các quy phạm pháp luật đến với nhân dân.
Với thời gian tiến hành lâu dài, thường xuyên, trên phạm vi địa bàn rộng và số đối tượng rất đông đảo, việc giáo dục pháp luật cho nhân dân là công việc đòi hỏi sự đầu tư rất lớn cả về nhân lực, trí tuệ và kinh phí, đồng
thời, kết quả của đấu tranh phòng chống các tội cờ bạc phụ thuộc rất nhiều vào hiểu biết và ý thức pháp luật của nhân dân. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và các tổ chức phải luôn luôn chú trọng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, không ngừng cải tiến để nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
3.3. Các biện pháp liên quan đến pháp luật và các cơ quan bảo vệ pháp luật
Trước hết, Nhà nước cần có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Như chương 1 đã phân tích, các đối tượng thực hiện các hành vi cờ bạc có sự say mê lớn đối với các hành vi này, trong đó có không ít đối tượng bị “ma lực” của đồng tiền cuốn hút. Vì vậy, trong thời gian tới, những đối tượng này sẽ không ngừng tìm mọi cách đối phó với các cơ quan bảo vệ pháp luật để thực hiện các hoạt động cờ bạc. Thử thách đó bắt buộc chúng ta phải không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng chống các tôi cờ bạc nói riêng cả về số lượng và chất lượng. Gắn liền với công việc đó phải luôn chú ý đến vấn đề cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các cấp, các bộ phận để đảm bảo thực hiện tốt nhất chức năng của họ, không ngừng trang bị cơ sở vật chất cần thiết, nâng cao đời sống vật chất của họ, tạo cho họ điều kiện thuận lợi về vật chất để có thể và yên tâm thực hiện tốt công tác khó khăn, phức tạp này. Trên nền tảng phát triển lực lượng đó, cần phải tìm ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của các cơ quan này.
Trước hết, về lực lượng Công an: Bộ phận giữ vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội là lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh (Cảnh sát 113). Thực tiễn trong những năm vừa qua cho thấy sự tồn tại của lực lượng cảnh sát này đáp ứng rất tốt yêu cầu kịp thời phát hiện, ngăn chặn các tội cờ bạc. Vì vậy, trong thời gian tới một mặt cần củng cố, tăng cường lực lượng cảnh sát này trên địa bàn thành phố Hà Nội,