KHÍ CỤ CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT THÁO LẮP

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng răng làm răng giả DLT104 chinh hinh rang mat (Trang 23 - 28)

Mục tiêu

1. Nêu được các điểm thuận lợi và bất lợi của khí cụ tháo lắp.

2. Mô tả được các thành phần của khí cụ tháo lắp.

3. Trình bày được các chỉ định sử dụng khí cụ tháo lắp.

___________________________________________________________________

I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI CỦA KHÍ CỤ THÁO LẮP.

1. Thuận lợi

- Bệnh nhân có thể tự tháo ra theo ý muốn nên khí cụ dễ được đa số bệnh nhân chấp nhận.

- Giảm thời gian làm trực tiếp ở trên ghế bệnh nhân trong giai đoạn đầu của điều trị, do khí cụ đã được hoàn tất trong Labo.

- Thích hợp với những điều trị dựa vào sự tăng trưởng của bệnh nhân.

2. Bất lợi

- Kết quả điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bệnh nhân, vì khí cụ chỉ có tác động khi bệnh nhân mang vào.

- Do những bất lợi trên, khí cụ tháo lắp được sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị, và sau đó thường được thay thế bằng khí cụ cố định.

- Khí cụ tháo lắp thường được phân thành 2 loại: Khí cụ chức năng làm thay đổi sự tăng trưởng của xương và khí cụ tháo lắp làm di chuyển răng.

- Khí cụ tháo lắp được chỉ định trong trường hợp:

- Thay đổi sự tăng trưởng của xương hàm trong thời kỳ răng hỗn hợp.

- Di chuyển răng hạn chế (như làm nghiêng răng), đặc biệt trong trường hợp nới rộng cung răng hoặc sắp xếp một răng sai vị trí.

- Duy trì kết quả sau điều trị toàn diện.

II. KHÍ CỤ CHỨC NĂNG

Khí cụ chức năng là khí cụ thay đổi tư thế của hàm dưới, giữ hàm dưới ở hướng mở hoặc mở và ra trước. Áp lực tạo ra bởi sức căng của các mô mềm được truyền qua xương và răng, làm di chuyển răng và đổi sự tăng trưởng của xương hàm.

1. Khí cụ chức năng tác động thụ động lên răng

Khí cụ chức năng tác động thụ động lên răng không có lò xo hay ốc nới rộng để tạo lực di chuyển răng. Răng di chuyển là do sức căng của mô mềm và cơ chế truyền răng qua trung gian khí cụ.

a. Khí cụ Activator b. Khí cụ Bionator Khí cụ activator có nền nhựa hàm trên

và nền nhựa hàm dưới liên kết với nhau.

Hàm dưới được giữ về phía trước và có độ mở vừa phải theo chiều đứng để điều trị sai khớp cắn loại II. Cung môi dùng kiểm soát các răng trước hàm trên. Nền nhựa phủ bờ cắn các răng cửa hàm dưới để kiểm soát sự trồi và nghiêng ngoài của các răng này.

Các mặt nhựa hướng dẫn các răng cối trồi và di gần/ xa. Mặt phía lưỡi là cơ chế chủ yếu giữ hàm dưới về phía trước để đạt tương quan hạng I.

Khí cụ bionator có hình dạng tương tự activator nhưng gọn hơn. Nền nhựa hàm trên tiếp xúc với các răng sau và không tiếp xúc với các răng trước. Nền nhựa hàm dưới tiếp xúc tất cả các răng dưới.

Cung môi với phần bù trừ được kéo dài đến vùng răng sau nhằm chống lại lực từ các cơ má ngăn cản việc nới rộng cung răng.

Thanh ngang khẩu cái có tác dụng hướng dẫn lưỡi và đưa hàm dưới về tương quan hạng I.

Hình 4.1 Khí cụ Activator Hình 4.2 Khí cụ Bionator

c. Khí cụ Herbst d. Khí cụ Twin Block

Khí cụ Herbst là khí cụ chức năng cố định hoặc tháo lắp. Thành phần chính của khí cụ gồm hai ống pittong lồng vào nhau được gắn vào răng qua trung gian khâu (trong khí cụ cố định) hoặc hai máng nhựa ở hàm trên và hàm dưới (trong khí cụ tháo lắp). Hai hệ thống ống pittong ở bên phải và trái giữ hàm dưới ở về phía trước để điều trị sai khớp cắn hạng II.

Khí cụ Twin Block gồm hai nền nhựa hàm trên và hàm dưới riêng rẽ, có bờ nhựa nghiêng để hướng dẫn hàm dưới ở về phía trước khi bệnh nhân ngậm miệng.

Hình 4.3 Khí cụ Herbst Hình 4.4 Khí cụ Twin Block 2. Khí cụ chức năng tác động chủ động lên răng

Phần lớn là những biến đổi của khí cụ activator và bionator có gắn thêm ốc nới rộng và lò xo di chuyển răng. Trong trường hợp điều trị sai khớp cắn loại hạng II, hầu như cần sự nới rộng cung răng trên theo chiều ngang để tránh tình trạng cắn chéo răng sau khi hàm dưới được đưa ra trước.

Việc sử dụng lò xo và ốc nới rộng để nới rộng theo chiều ngang trong trường hợp răng chen chúc có thể đưa đến kết quả không ổn định, do đó cần sử dụng cẩn thận.

3. Khí cụ tác động lên mô mềm

Khí cụ điều hòa chức năng Frankel là khí cụ chức năng tác động lên mô mềm. Các thành phần của khí cụ Frankel nằm chủ yếu ở vùng hành lang miệng. Cánh nhựa ở mặt má và miếng nhựa ở mặt môi giữ các cơ vùng môi má không chạm vào răng và mô nướu, nên làm giảm sức căng của mô mềm lên răng.

Sự mở khớp cắn theo chiều đứng thường ít hơn khi so với các khí cụ chức năng khác. Khí cụ có vẻ cồng kềnh nhưng phần lớn nằm ở vùng hành lang miệng nên ít ảnh hưởng đến việc phát âm.

Hình 4.5 Khí cụ Frankel

III. KHÍ CỤ THÁO LẮP DI CHUYỂN RĂNG

1. Chỉ định

- Nới rộng cung răng.

- Sắp xếp từng răng riêng rẽ trong một cung răng.

2. Thành phần a. Nền nhựa

- Giữ vững khí cụ trong miệng.

- Giữ khoảng trong thời kỳ răng hỗn hợp.

- Nâng cao khớp cắn.

b. Thành phần tạo lực

- Ốc nới rộng: Khí cụ nới rộng cung răng theo chiều ngang được chỉ định trong trường hợp hẹp cung răng trên với khuynh hướng cắn chéo răng sau. Do chỉ làm nghiêng các răng sau ra phía má nên khí cụ không được sử dụng trong các trường hợp cắn chéo do hẹp xương hàm trên.

- Lò xo: Dùng để kéo khít khe hở, làm nghiêng xoay răng.

Lò xo của khí cụ tháo lắp có thể tạo ra lực nhẹ và liên tục. Tuy nhiên, giống như bờ của nền nhựa, các lò xo chỉ chạm mặt răng ở một điểm, nên chúng chỉ dùng trong chuyển động nghiêng răng. Nếu thân răng cần được di chuyển hơn 3- 4mm, thì chân răng cần phải được kiểm soát.

Khí cụ tháo lắp còn được dùng ép các răng cửa chìa ra trước bằng cung môi như khí

dùng làm khí cụ duy trì sau điều trị CHRM toàn diện. Khi dùng lò xo đẩy răng về phía ngoài, trong hay gần – xa , cần chú ý hai nguyên tắc sau:

Hình 4.6 Hàm Hawley biến đổi với ốc nong

Hình dạng lò xo phải đảm bảo độ đàn hồi cần thiết làm răng di chuyển trong khi vẫn duy trì tính rắn chắc của vật liệu. Do đó, thường phải uốn cong dây hoặc bẻ thêm những vòng để tăng chiều dài lò xo.

Lò xo cần có phần hướng dẫn để chỉ tạo lực ở hướng thích hợp.

c. Móc

Móc là thành phần có tính quyết định nhất cho hiệu quả điều trị của khí cụ tháo lắp, vì lò xo dù cho có hình dạng lý tưởng vẫn không thể hoạt động được nếu khí cụ không giữ chắc trong miệng.

Móc Adams:

Đây là móc thông dụng nhất trong khí cụ tháo lắp hiện nay. Móc này được cải tiến từ móc Schwartz, bám vào vùng lẹm ở góc ngoài gần và ngoài xa của răng sau. Ưu điểm nổi bật so với móc Schwartz là móc Adams không có khuynh hướng làm răng thưa ra, và có tính bám giữ tốt. Móc Adams cần được điều chỉnh trên lâm sàng trong lần đầu gắn khí cụ và trong những lần tái khám sau để tăng sức bám giữ. Móc được làm bằng dây 0,7mm.

Nền nhựa Thành phần

tạo lực

Móc

Móc vòng:

Móc kéo dài đến vùng lẹm ngoài gần của răng mang móc. Móc thường dùng cho răng cối lớn thứ hai hoặc răng nanh. Móc vòng ít làm cộm khớp cắn so với móc Adams, nhưng bám giữ yếu. Móc này thường chỉ định hỗ trợ cho móc Adams hoặc làm khí cụ duy trì.

Móc bi (móc hình cầu):

Giống như Adams, móc này đi qua điểm tiếp xúc giữa hai răng và bám vào vùng lẹm ở mặt ngoài. Móc này dễ làm, nhưng tương đối cứng và không thể bám sâu vào vùng lẹm như móc Adams.

Ngoài ra tùy vào trường hợp thực tế mà các dạng móc được biến đổi và phát triển cải tiến sao cho đạt được mục đích di chuyển răng và tạo khớp cắn chức năng thẩm mỹ cho bệnh nhân.

BÀI 6

Một phần của tài liệu Kỹ thuật trồng răng làm răng giả DLT104 chinh hinh rang mat (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w