Mục tiêu
1. Trình bày được định nghĩa và lịch sử phát triển khí cụ chỉnh hình cố định.
2. Trình bày được những thuận lợi và bất lợi của khí cụ chỉnh hình cố định.
3. Trình bày được những vật liệu tạo lực trong chỉnh hình cố định.
4. Trình bày được các thành phần cơ bản của một khí cụ cố định.
I. ĐỊNH NGHĨA.
Bên cạnh khí cụ chỉnh hình tháo lắp – thường được sử dụng cho những trường hợp chỉnh nha đơn giản, duy trì kết quả chỉnh nha, ta còn sử dụng khí cụ cố định. Khí cụ cố định được sử dụng trong những trường hợp di răng phức tạp, tốn nhiều thời gian.
Khác với khí cụ tháo lắp, khí cụ chỉnh hỉnh cố định được gắn chặt vào răng mà bệnh nhân không thể tự tháo ra, lắp vào.
Khí cụ cố định là khí cụ được gắn dính vào răng. Lực tác động lên răng được tạo ra bởi các vật liệu đàn hồi.
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Vào những năm đầu thế kỉ 20, Pierre Fauchard (1678-1761) đã sử dụng cung nới rộng cố định. Sau đó, Edward H. Angle (1855-1930) được xem là “người cha của chỉnh hình răng mặt hiện đại” vì có những đóng góp lớn cho ngành chỉnh hình răng mặt. Ngoài việc đưa ra cách sắp xếp, phân loại các hạng khớp cắn vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay, Angle còn sáng tạo và phát triển loại khí cụ chỉnh hình cố định. Hầu hết khí cụ cố định đang dùng hiện nay dựa vào phác hoạ của Angle từ đầu thế kỉ 20. Angle đã phát triển 4 hệ thống khí cụ chính: Cung E, khí cụ chốt và pin, khí cụ dây ruy băng, khí cụ Edgewise.
III. NHỮNG VẬT LIỆU TẠO LỰC TRONG CHỈNH HÌNH CỐ ĐỊNH
1. Vật liệu đàn hồi - Dây cung môi.
- Các loại lò xo ruột gà.
- Thun kéo trong một hàm hoặc liên hàm.
- Theo kéo của khí cụ ngoài mặt.
- Dây thun dạng mắt xích hoặc dạng ống.
2. Vật liệu không đàn hồi - Các loại ốc nới rộng.
- Các loại mắc cài, ống lưỡi.
IV. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ BẤT LỢI
1. Thuận lợi
- Sử dụng điều trị di răng, nắn chỉnh răng hiệu quả.
- Cho tác dụng lực lớn hơn chỉnh nha tháo lắp.
2. Bất lợi
- Bệnh nhân không thể tự tháo ra lắp vào.
- Chi phí cao.
- Phải mài mô răng thật trong một số trường hợp.
- Mất nhiều thời gian hơn điều trị tháo lắp.
V. THÀNH PHẦN CƠ BẢN
Một khí cụ cố định gồm những thành phần cơ bản sau:
• Mắc cài chỉnh nha
• Khâu chỉnh nha
• Móc chỉnh nha
• Hệ thống ống, máng chỉnh nha
• Dây cung môi cố định
• Hệ thống thun chỉnh nha
1. Mắc cài chỉnh nha
• Có thể gắn trực tiếp trên răng hoặc được hàn vào khâu.
• Có cánh 2/4 cánh.
• Khe mắc cài: 0,18”, 0,22”
• Đế mắc cài: lưới lưu, vi lưu.
• Cung môi được gắn chặt vào khe mắc cài và cột chặt bằng thun hoặc dây kim loại để chuyển lực lên răng.
2. Khâu chỉnh nha
• Là bộ phận chính của khâu chỉnh hình cố định.
• Được làm bằng các loại hợp kim chắc, mỏng, không rỉ, gắn sát vào răng bệnh nhân.
• Khâu có hình dạng tùy theo răng
• Khâu có độ thuôn mặt nhai – nướu khít với răng, bờ cắn thẳng và bờ nướu uốn cong tựa đường nối men-cement.
• Khâu trơn, hoặc hàn thêm các bộ phận phụ phía má (mắc cài, ống), phía lưỡi (nút, ống, móc)
• Mặt trong: được tăng độ giữ dính: làm nhám, thổi cát, vi lưu bằng tia laser.
• Hợp kim 18-8 (18% Cr, 8% Ni, 74% Fe).
• Chiều dày khâu:
• Răng trước: 0,03” (0,008mm)
• Răng sau: 0,08” (0,12mm) Ta có khâu bán sẵn và khâu tự thực hiện.
a.Khâu bán sẵn Cách chọn khâu:
• Có nhiều số khâu khác nhau để phù hợp với kích thước mỗi răng.
• Ta đo chiều rộng của răng trên bênh nhân hay trên mẫu hàm bằng thước đo hoặc đo trực tiếp trên răng.
• Sau đó chọn khâu có số nhỏ hơn 1 số của răng thử trên khâu. Điều chỉnh lại cho đúng hình dạng trên khâu.
b. Khâu răng sau tự làm
• Bước 1: Lựa bề dày băng làm khâu.
- Dùng kim loại có chiều ngang thích hợp chiều cao răng.
- Dài 5-6mm.
- Ấn băng kim loại vào răng, một tay ấn, một tay kéo 2 đầu băng.
• Bước 2: Dùng kềm How bóp sát băng kim loại vào răng. Dùng cây nhồi ép sát kim loại vào răng, cắt đúng theo cổ răng.
• Bước 3: Hàn chấm điện.
• Bước 4: Cắt phần dư (3mm), hàn dính chặt.
• Bước 5: Cắt bờ mép khâu, ta cắt chỗ thừa làm cộm răng đối kháng.
Khâu ôm sát răng, để lộ múi răng, nằm trên tiếp điểm và dưới nướu 0,5mm, dũa nhẵn.
• Bước 6: Gò khâu, ta dùng kềm gò lại những chỗ bầu và bóp sát phía G- X.
• Bước 7: Miết, ta dùng bay sáp hay cây có đầu tròn miết cho phần bờ mép ôm sát vào răng theo những chỗ lồi lõm và theo rãnh của múi răng.
• Bước 8: Lấy khâu ra kiểm soát lại: hoàn tất, khâu phải thật khít sát với răng và hơi khó lấy ra.
• Bước 9: Gắn khâu: cement ZnPO4, GIC…
c. Khâu răng trước tự làm
• Dùng kềm siết dây kim loại sao cho vừa với răng.
• Cầm kềm có băng kim loại đưa vào máy hàn điện hàn dính lại
• Thực hiện tiếp các bước giống như làm khâu răng sau
• Khâu hoàn tất sẽ được hàn thêm vào
• Mắc cài, ống má, ống lưỡi hoặc các bộ phận khác.
3. Móc chỉnh nha
Móc nhỏ được hàn vào khâu hoặc được làm sẵn trên một số mắc cài.
4. Ống chỉnh nha
• Bằng thép không rỉ, dài 5/16 ich.
• Thiết diện hình tròn hoặc chữ nhật.
• Thường dùng cho răng cối
a. Ống má
• Được hàn ở mặt ngoài khâu răng cối, thường hàn theo chiều G-X.
• Răng trên ống nằm ở giữa khâu, răng dưới ống nằm sát bờ dưới khâu để không cản trở cắn khít.
• Đoạn cuối cung môi sẽ trượt trong ống.
b. Ống lưỡi
• Nằm ở mặt trong, có thể đặt theo chiều đứng hoặc ngang, cung lưỡi khi đặt vào ống có cây gài lại không cho bật lên.
5. Dây cung môi
• Có nhiều thiết diện khác nhau:
• .012”, .014”, .016”, . 018”,.020”, .028”, .032”, .036”
• £.016 x.016”
• .016 x.022”, .017 x.025“
6. Hệ thống thun cột
• Có tác dụng cột, cố định cung môi vào mắc cài.
BÀI 7