Tổng quan nền kinh tế Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty may Thăng Long (Trang 25 - 27)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

2.1.1.Tổng quan nền kinh tế Hoa Kỳ

Vị trí địa lý: Nằm ở khu vực Bắc Hoa Kỳ, tiếp giáp với cả Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương, nằm giữa Canada và Mexico.

Diện tích: 9.631.420 km2 (đứng thứ 3 thế giới sau Liên bang Nga và Canada).

Dân số: 298.444.215 người (tính đến tháng 7-2006).

Ngôn ngữ: Tiếng Anh 82,1%, tiếng Tây Ban Nha 10,7%, các ngôn ngữ châu Á và đảo Thái Bình Dương 2,7%, và các ngôn ngữ khác 0,7%.

Đơn vị tiền tệ: Dollar Hoa Kỳ (USD)

Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Tổng thống George Bush

Nền kinh tế Hoa Kỳ:

GDP: Trong năm 2006 GDP của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đứng đầu các

nước trên thế giới với 13.130 tỷ USD. Đây là kết quả của những nguồn thu trong chi phí tiêu dùng, đầu tư cố định kinh doanh, đầu tư nhà đất và chi phí của chính phủ. GDP theo đầu người của Hoa Kỳ vào khoảng 45.000 USD (2007), xếp thứ 4 trên thế giới. Tỷ lệ tăng GDP năm 2006 là 3,2%, tuy nhiên sang năm 2007 tốc độ này chỉ đạt 2,2% thấp nhất trong năm qua.

Lạm phát: Tỷ lệ lạm phát năm 2006 là 2,5% thấp hơn năm 2005 là

3,2%. Đây là một tỷ lệ lạm phát chấp nhận được trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Lạm phát của Hoa Kỳ có những thay đổi bất thường qua các năm thường là do ảnh hưởng của yếu tố nguồn năng lượng như dầu mỏ và lương thực.

Việc làm: Tính cả lực lượng thất nghiệp thì năm 2006 lực lượng lao

động của Hoa Kỳ vào khoảng 151,4 triệu người. Lao động ở Hoa Kỳ gia tăng ở những ngành như: lương thực, xây dựng, sản xuất.

Năm 2007 tỷ lệ thất nghiệp là 4,4%. Đây là một tỷ lệ thất nghiệp thấp nếu như so sánh với năm 2005 là 5,1% và năm 2004 là 5,4%.

Cán cân thanh toán: Kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ năm 2006 vào

nghiệp 9.2%, hỗ trợ công nghiệp 26.8%, hàng hóa (transistors, máy bay, các bộ phận của môtô, máy tính, thiết bị viễn thông) 49.0%, hàng tiêu dùng (xe ô tô, y khoa) 15.0%. Năm 2006 là năm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với kim ngạch nhập khẩu là: 1.869 tỉ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Hoa Kỳ có thể kể đến đó là: sản phẩm nông nghiệp 4.9%, hỗ trợ công nghiệp 32.9% (dầu thô 8.2%), hàng hoá 30.4% (máy tính, thiết bị viễn thông, các bộ phận xe motor, máy văn phòng, thiết bị điện), hàng tiêu dùng 31.8% (xe ô tô, quần áo, y khoa, đồ đạc, đồ chơi). Các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ là: Canada, Mexico, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh.

Tài chính công: Chi tiêu ngân sách đạt 2.660 tỉ USD (năm 2006) trong

đó thu ngân sách chỉ đạt 2.409 tỉ USD. Nợ công của Hoa Kỳ lên đến 9.000 tỉ USD. Một nguồn lớn ngân sách của Hoa Kỳ cũng dành cho viện trợ phát triển: ODA 19 tỉ USD, chiếm 0,16% GDP năm 2004.

Như vậy với những số liệu sơ lược trên đây về nền kinh tế Hoa Kỳ ta có thể nhận thấy đây luôn là một nền kinh tế lớn, là một đối tác thương mại tiềm năng cho bất kỳ quốc gia nào. Tuy trong năm 2008 này, nền kinh tế Hoa Kỳ đang gặp phải một số vấn đề có thể dẫn đến suy thoái, tuy nhiên, đó chỉ là ngắn hạn, với sự nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ và đặc biệt là FED thì nền kinh tế này dự kiến sẽ lại hồi phục vào năm 2009 và tiếp tục phát triển ổn định trong những năm sau đó. Thị trường Hoa Kỳ luôn là thị trường có sức mua cực kỳ phong phú, đa dạng về thu nhập, văn hóa tiêu dùng khá thống nhất do đó đây vẫn sẽ là địa chỉ lý tưởng cho nhiều nước trên thế giới muốn mở rộng quan hệ buôn bán với Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty may Thăng Long (Trang 25 - 27)