ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG ATGT25 1.Ảnh hưởng của điều kiện đường

Một phần của tài liệu An toàn giao thông cho hệ thống đường giao thông nông thôn nghiên cứu trường hợp ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 26 - 43)

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐÉN ATGT ĐƯỜNG BỘ VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM

2.1. CÁC YẾU TÓ ẢNH HƯỞNG ĐÉN ATGT ĐƯỜNG BỘ

2.1.3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG ATGT25 1.Ảnh hưởng của điều kiện đường

Điều kiện đường và môi trường là nguyên nhân gây ra 34% các vụ TNGT trên thế giới (theo nghiên cứu của Treat - 1980).

2.1.3.1.Ảnh hưởng của điều kiện đường

Đường ô tô là một công trình lớn, có thời gian tồn tại lâu dài và được xã hội sử dụng. Vì vậy, đường không chỉ là không gian đủ đế thông xe mà nó là môi trường lao động của người lái xe. Đường ảnh hưởng đến các điều kiện chạy xe qua các yếu tố tuyển của nó và qua chất lượng mặt đường. Trong chừng mực nào đó đường có thể "dẫn dắt" ô tô, làm cho xe dễ dàng chạy vào những con đường cong có độ dốc siêu cao chọn đúng

hoặc như gián tiếp gợí cho người điều khiển phương tiện thấy hướng chuyển động tiếp theo ngoài phạm vi tầm nhìn trực tiếp.

Điều kiện đường tập hợp gồm rất nhiều nhân tố có liên quan đến TNGT, nhưng có thể xét tổng thể ở 3 nhóm yếu tố như sau:

- Các yếu tố hình học của đường;

- Các đặc trưng của mặt đường;

- Công trĩnh kỹ thuật phụ trợ: biển báo, vạch sơn.

a. Các đặc trưng hình học của tuyến:

Các đặc trưng hình học cơ bản của tuyến bao gồm: Bình đồ, trắc dọc, trắc ngang và sự phối hợp các yếu tố tuyến này.

Bình đồ:

Trên bình đồ tuyến gồm có các đoạn thẳng được nối tiếp với nhau bằng những đoạn cong tròn.

Đổi với các đoạn tuyến thẳng:

Mặc dù tuyến đường thẳng có ưu điểm về điều kiện xe chạy nhưng nếu lái xe trên đoạn đường thẳng quá dài sẽ gây bất lợi về mặt ATGT. TNGT xảy ra nhiều trên các đoạn đường thắng là do:

Khi xe chạy trên đường thẳng dài, lái xe thường mất chủ quan, ít kiểm tra tốc độ và thường cho xe chạy với tốc độ cao, dẫn đến không kịp xử lý khi gặp các sự cố bất thường.

Đoạn tuyến dài với phong cảnh đơn điệu, thiếu các tác nhân kích thích sự chú ý của lái xe khiến lái xe dễ buồn ngủ.

Đường cong trên bình đồ:

Thống kê của nước ngoài cho thấy số TNGT xảy ra trên các đường cong thường chiếm 10 - 12% tổng số TNGT với nguyên nhân là điều kiện đường sá. Theo số liệu nghiên cứu thống kê ở nhiều nước trên thế giới đã xác nhận một quy luật chung là: tuyến đường được thiết kế với bán kính cong nằm càng nhỏ thì TNGT càng tăng. Khi chạy trong đường cong xe phải chịu nhiều điều kiện bất lợi so với khi chạy trong đường thẳng.

Những điều kiện bất lợi đó là:

Xe phải chịu thêm lực li tâm. Lực này nằm ngang trên mặt phẳng thẳng góc với

trục chuyển động, hướng ra ngoài đường cong. Lực li tâm có tác dụng xấu, có thể gây lật đổ xe, gây trượt ngang làm cho việc điều khiển xe trở nên khó khăn. Lực li tâm càng lớn khi tốc độ xe chạy càng nhanh và bản kính cong càng nhỏ.

Khi xe chạy trên đường cong, trục sau cố định luôn luôn hướng tâm, còn bánh trước hợp với trục xe một góc nên yêu cầu có bề rộng phần xe chạy lớn hơn trên đường thẳng thì xe mới chạy được bình thường.

Dễ bị cản trở tầm nhìn, nhất là khi bán kính đường cong nhỏ ở đoạn đường đào.

Trắc dọc:

Tại các đoạn lên dốc hoặc xuống dốc trên trắc dọc dọc thường xảy ra TNGT là do các nguyên nhân sau:

- Khi xe xuống dốc có thể xảy ra các tình huống: xe chạy khỏi lề, xe đâm vào xe trước, xe mất khả năng phanh, lao xuống tự do và dễ đâm vào các phương tiện giao thông khác.

- Khi lên dốc do tầm nhìn bị che khuất bởi đỉnh dốc.

- Xe xuống dốc vòng tránh, vượt các xe tải có tốc độ thấp hơn.

- Nhìn chung xe xuống dốc nguy hiểm hơn xe lên dốc bới một phàn do chênh lệch tốc độ giữa các xe chạy nhanh chậm khác nhau khi xuống dốc, một phần do độ dốc dọc lớn làm tăng chiều dài hãm xe cần thiết để đảm bảo an toàn khi phải hãm phanh gấp.

Trắc ngang:

Các bộ phận trên mặt cắt ngang bao gồm: phần xe chạy, lề đường, dải phân cách, phần trồng cây, các làn xe phụ. Mỗi bộ phận trên mặt cắt ngang đều có ảnh hưởng đến an toàn xe chạy.

Phần xe chạy: Bề rộng phần xe chạy có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dòng xe, tốc độ chạy xe, khả năng thông hành. Theo Nguyễn Quang Phúc - Chuyên đề đường — TNGT và ảnh hưởng của các yếu tổ hình học đường đến ATGT, Trường Đại học GTVT, 2007 đề xuất: Bề rộng làn nhỏ hon 3m làm tăng tỉ lệ tai nạn. Bề rộng làn xe lớn lại dẫn đến các hành vi mất an toàn do lái xe hay do dự - “trôi” sang hai bên của làn và xảy ra khả năng vượt xe trong cùng một làn xe. Bề rộng tối ưu là 3,4 - 3,7m.

Lề đường: Trạng thái và bề rộng của lề đường cũng như cấu tạo của lề đường là những thông số ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn xe chạy. Lề đường có bề rộng hẹp thường làm tăng TNGT là do các nguyên nhân sau đây:

- Khi xe đang chạy trên đường gặp các sự cố thường phải lao ra lề đường với tốc độ cao, nhưng vì lề quá hẹp nên đã không thể dừng lại trong phạm vi của nền đường.

- Các xe đỗ trên lề có bề rộng hẹp làm giảm hiệu quả sử dụng bề rộng phần xe chạy khiến lái xe có xu hướng lấn sang làn bên cạnh hay làn xe chạy ngược chiều tạo nên tình huống gây tai nạn.

Lề đất (lề không được gia cố) cũng làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn . Khi xe đi lệch ra lề đường, bánh xe bị lún vào nền đất. Chênh lệch về sức cản và hệ số bám giữa mặt đường và lề đường quá lớn khiến xe bị trượt ngang. Mặt khác, khi chỉ có lề đất thì tâm lý của người lái xe thường cho xe chạy xa mép lề đường để đẩm bảo an toàn, do vậy không tận dụng được hết phần xe chạy của làn xe cạnh mép. Điều này làm giảm hiệu quả của phần mặt đường, giảm khả năng thông hành và còn dễ gây mất an toàn khi gặp phải xe đi ngược chiều.

Bó vỉa: Phần xe chạy được tách biệt với vỉa hè và dải phân cách bằng bó vỉa.

Hàng bó vỉa ngăn cách này sẽ làm cho lái xe có xu hướng đưa quỹ đạo chuyển động của xe về phía tim đường để đề phòng va quệt vào vỉa hè hoặc dải phân cách, đồng thời làm giảm tốc độ xe chạy khi vượt so với đường không có bó vỉa. Ở các dải phân cách xây dựng có bó vỉa cao thường gây nguy hiểm cho các xe vượt do bánh xe va vào bó vỉa.

Theo nghiên cứu của nước ngoài thì đây là nguyên nhân của 12% TNGT.

b. Các đặc trưng khai thác của mặt đường

Hiện trạng mặt đường là một yếu tố quan trọng đối với an toàn. Ổ gà, mép đường hỏng và lề đường không đảm bảo chất lượng là những nguyên nhân gây nguy hiểm.

Ổ gà: Mặt đường hư hỏng cục bộ tạo nhiều ổ gà. Không có con số thống kê tai nạn do ổ gà, nhưng đây là nguyên nhân chính gây ra tai nạn nếu đi với tốc nộ cao, đặc biệt là đối với xe hai bánh. Một phần nào đó thì ổ gà rất nguy hiểm vì có thể chúng là nguyên nhân gây ra đâm nhau khi người lái xe cố gắng điều khiển để không đâm phải ổ gà.

Độ nhám:

Độ nhám mặt đường không đảm bảo. Mặt đường tron ở nhiều đoạn đường đặc biệt xảy ra vào những ngày mưa và khi có bùn trên đường.

c. Các công trình kỹ thuật phụ trợ:

Biển báo: Biển báo nhiều nơi lắp đặt không đúng vị trí gây cản trở tầm nhìn cho người tham gia giao thông và đôi khi trở thành vật cản trên đường, khi lắp đặt nhiều biển báo tại cùng một vị trí sẽ làm cho người tham gia giao thông bị quá tải thông tin trong khi anh ta cũng phải nhận tất cả các thông tin khác về tình hình giao thông. Và một điều rất dễ nhận thấy nữa trên các tuyến đường nước ta là biển báo thường bị cây cối che khuất.

Sơn kẻ đường:

Tuổi thọ của sơn kẽ đường rất ngắn vì vậy chúng mờ dần rất nhanh và mất hẳn ở nhiều chỗ. Và ta thường thấy ở một số nơi sơn kẽ đường mới và cũ chồng chéo lên nhau sẽ làm cho người lái xe mất phương hướng trong một số trường hợp.

d. Khiếm khuyết tại các nút giao thông:

Việc thiết kế các nút giao hầu hết là chưa đạt yêu cầu và nguy hiểm dưới góc độ ATGT. Đoạn nối giữa đường cũ với đường mới bằng các đường chuyển tiếp xuất hiện khá phổ biến, tạo ra một hình ba góc quá rộng và thường được thiết kế nút chữ Y, nút chữ Y quá lớn lại không có hướng dẫn rõ ràng cho người tham gia giao thông, người đi bộ và người lái xe. Điều này rất nguy hiểm và không biết xe nào được quyền ưu tiên.

Nhiều nơi việc thiết kế nút giao thường bị lãng quên. Và trường hợp khác là khó phát hiện nút giao mới trên đường vì chúng nằm ở ngay sau khúc cua hoặc đỉnh dốc.

e. Đường nhánh:

“Đường nhánh” là nhập và tách khỏi (vào và ra) khỏi làn đường chính, chẳng hạn như các nút giao, đoạn dốc nối, đường vào các khu dân cư, nơi đậu xe (thậm chí là các điểm đỗ xe bên đường), điểm dừng xe buýt... Khi phương tiện đi với tốc độ trên 30 km/h thi rất nguy hiểm nếu đứng trên góc độ an toàn đường bộ. Trên các tuyến quốc lộ hiện nay việc không kiểm soát được đường nhánh là một vấn đề lớn. Đặc biệt là ở khu vực GTNT huyện Vân Canh có.

nhiều nhà dân sống dọc hai bên đường và nhiều đường nhánh nhỏ dọc trên các tuyến đường để đi vào nhà dân.

2.1.3.2.Ảnh hưởng của môi trường trong ATGT:

Môi trường ảnh hưởng đến ATGT bao gồm 2 loại, mỗi loại bao gồm nhiều nhân tố khác nhau:

- Môi trường tự nhiên như : Điều kiện của địa hình, địa vật (đồi núi, nhà cửa, cây xanh hai bên đường...); điều kiện khí hậu, thời tiết, thuỷ văn (gió, mưa, nhiệt độ, độ ẩm, sương mù...).

- Môi trường xã hội như : Ý thức, hành vi của con người; trình độ dân trí; mức độ hiểu biết và chấp hành luật pháp; lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, bán hàng rong, chợ cóc,...

Nghiên cứu tác động của môi trường đến an toàn xe chạy chính là xem xét mối quan hệ giữa môi trường với lái xe, môi trường với đường và môi trường với phương tiện giao thông.

Sự thay đổi của điều kiện khí hậu, thời tiết như mưa, gió, bão. sương mù, nhiệt độ môi trường ... ảnh hưởng đến chất lượng khai thác của đường cũng như chế độ chạy xe trên đường. Những hiện tượng tự nhiên này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng điều khiến phương tiện của lái xe, khả năng ổn định của các phương tiện xe cộ và là những nguyên nhân gây ra sự nguy hiểm trên đường và làm mất ATGT. Ví dụ khi trời mưa, mặt đường ẩm ướt làm suy giảm hệ số bám của mặt đường sẽ gây trơn trượt, đồng thời làm mờ kính xe khiến cho người điều khiến phương tiện khó quan sát phía trước và kết quả là làm tăng mức độ nguy hiếm.

Thông thường việc cải tạo môi trường tự nhiên là rất khó vì vậy để làm giảm ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, khi thiết kế đường và thiết kế phương tiện người ta sẽ lựa chọn những phương án mà ảnh hưởng xấu của môi trường đến an toàn chạy xe là nhỏ nhất. Ví dụ thiết kế tuyến tránh đi qua những vùng có địa hình khó khăn hay những nơi tập trung đông dân cư; trang bị đèn pha vàng có khả năng chiếu sáng trong điều kiện thời tiết có sương mù cho phương tiện... Để cải tạo môi trường xã hội, người ta thường dùng các biện pháp giáo dục, tuyên truyền và xử phạt đế nâng cao ý thức của người tham gia giao thông cũng như của những người sinh sống, làm việc hai bên đường.

2.1.4. Nhân tố phương tiện trong ATGT:

Nhân tố phương tiện là nguyên nhân gây ra 13% các vụ TNGT trên thế giới (theo nghiên cứu của Treat — 1980).

Mức độ ATGT đối với phương tiện phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: độ ổn định của xe, hệ thống điềụ khiển, hệ thống hãm xe. Hệ thống hãm xe động lực bao gồm: các bộ phận hãm phanh, các bánh xe, bộ phận phanh lái và khối lượng của ô tô. Hiện tượng mất an toàn của ô tô và TNGT gây ra do nguyên nhân ở hệ thống hãm phanh thường xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:.

- Loại xe được trang bị hệ thống phanh hơi thì buồng hơi không kín làm hơi nén bị tổn thất, mất mát.

- Bộ guốc của má phanh bị mài mòn.

- Hệ thống điều tiết các lực hãm phanh không nhanh nhạy.

- Lốp xe bị bào mòn quá nhiều.

- Các chi tiết của tay lái bị mòn đơ không liên kết chặt chẽ với nhau. Ngoài những nguyên nhân trên thì lượng hàng chất quá tải làm tăng lực quán tính khi hãm xe cũng là một nguyên nhân gây mất an toàn xe chạy.

2.2. Các kết quả khảo sát, phân tích thực nghiệm

2.2.1. Kết quả thu thập số liệu khảo sát tai nạn, phân tích đặc điểm các vụ tai nạn Đề tài đã tập hợp những ghi chép về các vụ va chạm và tai nạn trên các tuyến Liên xã từ xã Canh Vinh đến xã Canh Hòa; Thị trấn Vân Canh đến làng KaTe từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2016. Qua đây, đề tài phân tích nguyên nhân gây ra TNGT trên 02 tuyến đường nghiên cứu theo các yếu tố nhóm để từ đó nắm rõ được tỉ lệ % nguyên nhân gây ra. Đặc biệt là chỉ tiêu và yếu tố hình học của đường để từ đó phân rõ ra từng nhóm cơ lý, xác định điếm đen giao thông.

Số liệu khảo sát tai nạn, phân tích đặc điểm các vụ tai nạn trên tuyến Liên xã từ xã Canh Vinh đến xã Canh Hòa từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2016: (Phụ lục 1)

Số liệu khảo sát tai nạn, phân tích đặc điếm các vụ tai nạn trên tuyến thị trấn Vân Canh – làng KàTe từ năm 2014 đến tháng 6 năm 2016: (Phụ lục 2)

2.1.1. Phân loại và tổng hợp các nguyên nhân gây tai nạn giao thông trên tuyến đường thuộc địa bàn huyện Vân Canh:

Tổng hợp TNGT Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm

2015 6 tháng đầu năm 2016

Tuyến đường liên xã từ xã Canh Vinh đến xã Canh Hòa

17 9 12 6 2

Tông: Số vụ: 46 ; Chết: 43, Bị thương 156

Bảng 3-1: Bảng tổng hợp TNGT trên tuyến đường GTNT huyện Vân Canh

Theo kết quả phân tích từ số liệu điều tra, khảo sát thực tế và hình ảnh tai nạn có đuợc, đề tài đã phân loại các nguyên nhân gây ra TNGT trên các tuyến GTNT theo các nhóm cụ thế như sau:

Nhóm nguyên

nhân

Nguyên nhân cụ

thể

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

6 tháng đầu năm 2014

Tông TPPT

% Số vụ Số vụ Số vụ Số vụ Số vụ

Do yếu tố người tham

gia

Tốc độ 40 42 29 16 12

250 54,3%

Say rượu 1 0 0 0 0

Ý thức

kém 6 0 3 3 1

Thiếu

chú ý 32 29 20 9 10

Bảng 3- 2: Bảng tống hợp các nguyên nhân gây TNGT theo nhóm

Nhóm nguyên

nhân

Nguyên nhân cụ thể

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

6 tháng đầu

năm 2014 Tổng TPPT Số vụ Số vụ Số vụ Số vụ Số vụ %

Yếu tố Đường giao thông

Xe chạy ngược

chiều 13 9 8 1 1

207 45,0%

Tầm nhìn 8 7 5 4 2

Chuyển hướng/Đi sai phần đường

18 16 7 5 3

Đường bị lấn

chiếm 6 8 3 3 2

Tránh sai 1 2 0 0 0

Vượt xe 3 9 6 3 3

Bộ hành 7 4 2 2 2

Nút giao 3 5 3 3 1

Tự tông vào công trình đường

7 3 6 1 2

Yếu tố Xe Do yếu tố xe 1 1 0 1 0 3 0,6%

Sau khi phân tích, đề tài xác định được 45% từ 66 vụ TNGT tại những tuyến đường GTNT trên 2 tuyến đường thuộc địa bàn huyện Vân Canh với những nguyên nhân chủ yếu: vượt sai, tầm nhìn khuất, lấn chiếm làn đường, mặt đường bị hư hỏng.... gây nên.

Từ các phân tích và thống kê trên kết hợp với các khảo sát thực tế, tác giả có những nhận xét và đánh giá sau đây:

Về nhóm nguyên nhân do con người gây ra: tốc độ là nguyên nhân hàng đầu, xuất hiện trong hầu hết các vụ TN, thể hiện ở tỷ lệ 84% trên liên xã từ xã Canh Vinh đến xã Canh Hòa. Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi của sự việc, vấn đề thực sự nằm ở mâu thuẫn trong dòng xe hỗn hợp của các tuyến GTNT. Các xe khách, xe tải chở vật liệu có mặt khá nhiều trên các tuyến GTNT, thường đi chiếm làn đường ở giữa. Xe mô tô đi sau chỉ còn 2 lựa chọn:

- Một là chấp nhận bám đuôi các xe tải, điều này rất khó chịu.

Một phần của tài liệu An toàn giao thông cho hệ thống đường giao thông nông thôn nghiên cứu trường hợp ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 26 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)