Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường của các doanh nghiệp sản xuất bia của Sabeco
3.1.1. Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường tại các doanh nghiệp chưa áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001
Qua kết quả khảo sát tại công ty Bia Sài Gòn - Hà Nội, Công ty Bia Sài Gòn - Bình Dương và Công ty Bia Sài Gòn - Cần Thơ đang triển khai xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho thấy các doanh nghiệp đều nhận thấy đƣợc giá trị và ý nghĩa mà HTQLMT mang lại. Bên cạnh những lợi ích về bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường doanh nghiệp cũng giảm thiểu được đáng kể chi phí sản xuất và nâng cao hình ảnh của công ty trên thị trường. Tại thời điểm chƣa áp dụng, các doanh nghiệp cũng đã thực hiện một số yêu cầu của tiêu chuẩn.
Chính sách môi trường
Các doanh nghiệp không có văn bản chính sách môi trường. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng Giám đốc các doanh nghiệp đã thiết lập Chính sách môi trường, đƣa ra các chính sách về việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, giảm thiểu và kiểm soát tốt chất thải, nghiêm túc thực hiện các quy định của luật pháp Việt Nam và Quốc tế về bảo vệ môi trường.
Lập kế hoạch
Các khía cạnh môi trường
Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được các khía cạnh môi trường phát sinh trong các hoạt động. Các doanh nghiệp này đều nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố có sự quản lý nghiêm ngặt về môi trường, vì vậy công tác bảo vệ môi trường đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc. Chất thải đều đƣợc nhận dạng, thu gom và có biện pháp xử lý phù hợp. Có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn. Chất thải nguy hại đều đăng ký sổ chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên Môi trường và hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, xử lý định kỳ. Các thông tin về môi trường được báo cáo đầy đủ trong Báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Tuy nhiên, thực tế việc kiểm soát chất thải tại các doanh nghiệp vẫn còn chưa kịp thời và thường xuyên.
Công tác kiểm kê các khía cạnh môi trường chưa rõ ràng, chỉ đang dừng ở mức chung chung, chƣa có bảng kiểm kê theo dõi.
Các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác
Các nhà máy bia Sài Gòn - Bình Dương, Sài Gòn - Hà Nội đều tuân thủ nghiêm các yêu cầu pháp lý như: lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký chủ sổ nguồn thải, lập Đề án xả thải với các cơ quan chức năng. Việc cập nhật các văn bản pháp lý được giao cho đồng chí trưởng phòng hành chính nhân sự theo dõi, Trưởng phòng kỹ thuật có trách nhiệm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, tại các đơn vị này cũng chƣa có một sự thống kê đầy đủ về các loại văn bản và các thủ tục pháp lý liên quan cần phải thực hiện.
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường
Trước khi áp dụng, các doanh nghiệp này chưa thực hiện việc lập kế hoạch về môi trường tuy nhiên các mục tiêu môi trường thường được đan xen vào trong kế hoạch công tác của doanh nghiệp. Các nội dung thường được đề cập như:
- Thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ (4 lần/năm)
- Thu gom và xử lý 100% chất thải nguy hại, tận thu và bán phế liệu đối với các chất thải có thể tái chế.
- Tiết kiệm nước, giảm thiểu từ 1-5% nước tiêu dùng hàng tháng.
- Tiết kiệm điện, giảm thiểu từ 5-6% điện tiêu dùng hàng tháng. Hạn chế sử dụng điện vào giờ cao điểm.
Việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường đã được doanh nghiệp theo dõi, báo cáo định kỳ và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện. Nhà máy Bia Sài Gòn – Hà Nội trong năm 2010 đã giảm thiểu được 5% nước tiêu dùng và 6% điện tiêu thụ, 100% chất thải nguy hại đƣợc thu gom và xử lý.
Ngoài ra các doanh nghiệp còn thực hiện các chương trình xanh, sạch đẹp và trồng cây xanh do địa phương phát động. Các đơn vị đều kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong các chương trình phát động về môi trường.
Thực hiện và vận hành Cơ cấu và trách nhiệm
Tại các doanh nghiệp, vấn đề môi trường được giao cho Trưởng phòng Hành chính nhân sự phụ trách, phòng Kỹ thuật theo dõi hệ thống xử lý nước thải. Các doanh nghiệp hợp đồng với đơn vị bên ngoài đến vệ sinh văn phòng và thu gom chất thải rắn hàng ngày. Việc triển khai thực hiện các mục tiêu, chương trình môi trường thông qua các cuộc họp giao ban. Hầu hết các doanh nghiệp đều có các thành viên trong Ban ISO, tuy nhiên chưa đề cập đến vấn đề môi trường trong trách nhiệm của các thành viên đó.
Đào tạo, nhận thức và năng lực
Thực tế, hoạt động đào tạo về các vấn đề môi trường không được đưa vào chương trình đào tạo của doanh nghiệp. Công tác đào tạo nhận thức về môi trường cho cán bộ, nhân viên công ty chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu nhƣ: tiết kiệm điện, đảm bảo an toàn lao động. Các doanh nghiệp chƣa có cán bộ đƣợc đào tạo về môi trường, vì vậy các hiểu biết về vấn đề môi trường vẫn còn rất hạn chế.
Trao đổi thông tin
Thông tin về môi trường chưa được trao đổi rộng rãi trong các doanh nghiệp này. Chưa có thông tin nào về môi trường được đưa lên bảng tin hoặc bằng văn bản đến các bộ phận trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng không đề cập đến vấn đề
trao đổi thông tin về môi trường trong các quá định về trao đổi thông tin của đơn vị mình.
Tài liệu hệ thống quản lý môi trường
Vì doanh nghiệp chƣa áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 nên các tài liệu về HTQLMT chƣa đƣợc thiết lập trong doanh nghiệp. Một số văn bản pháp lý về môi trường như Nghị định 29/2011/BTNMT, Thông tư 12/2011/BTNMT,... có được doanh nghiệp lưu giữ ở dạng bản mềm. Số lượng các văn bản pháp luật được lưu giữ chỉ khoảng 10-15%.
Trong quá trình xây dựng HTQLMT tại các đơn vị này, Công ty bia Sài Gòn Bình Dương, Công ty bia Sài Gòn - Miền Tây đã thiết lập các tài liệu này để triển khai áp dụng.
Kiểm soát tài liệu
Doanh nghiệp chưa ban hành các văn bản liên quan đến môi trường, không đƣa ra những quy định riêng cho việc ban hành các văn bản này. Tuy nhiên việc ban hành tài liệu đã đƣợc đề cập trong các Quy trình kiểm soát tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001. Việc kiểm soát các tài liệu về môi trường của bên ngoài như thông tư, nghị định về môi trường cũng chưa tuân thủ theo các quy định chung về kiểm soát tài liệu của HTQLCL ISO 9001.
Kiểm soát hoạt động
Kiểm soát hoạt động quản lý môi trường chưa thực sự được thực hiện ở các doanh nghiệp vì thực tế các doanh nghiệp chƣa thiết lập các quá trình trong hệ thống quản lý môi trường. Theo như quan sát, kiểm soát hoạt động mới chỉ hạn chế ở mức kiểm soát các điều kiện hoạt động của máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sử dụng và các quá trình sản xuất để theo dõi và báo cáo định kỳ. Để thực hiện trách nhiệm báo cáo giám sát môi trường định kỳ hàng quý cho cơ quan quản lý, các doanh nghiệp có thuê các đơn vị có chức năng lấy mẫu và kiểm tra chất lƣợng không khí và nước thải. Hệ thống xử lý nước thải và các thiết bị sản xuất hoạt động có hiệu quả, được bảo dưỡng thường xuyên.
Sẵn sàng ứng phó tình trạng khẩn cấp
Công tác phòng cháy chữa cháy đƣợc các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện. Hệ thống PCCC đƣợc bố trí hợp lí, có nội quy PCCC và chỉ dẫn trong các đơn vị của nhà máy. Định kỳ các doanh nghiệp đều cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn của địa phương, có Ban An toàn và Đội phòng cháy chữa cháy của doanh nghiệp, có Bộ phận công đoàn chăm sóc đời sống và giải quyết các vấn đề về tai nạn lao động cho cán bộ, nhân viên.
Khu vực hóa chất cũng đƣợc quản lý nghiêm và biển báo, tuy nhiên chƣa áp dụng các biện pháp ngăn ngừa việc chảy tràn hóa chất.
Xung quanh khu vực chất thải còn để rơi vãi thủy tinh, gây nguy hiểm cho con người.
Kiểm tra và các hành động khắc phục phòng ngừa Giám sát và đo lường
Các doanh nghiệp đều tiến hành sửa chữa và bảo dƣỡng máy móc thiết bị đảm bảo hoạt động tốt, nhà xưởng sạch sẽ, thoáng mát. ”Nhà máy bia Sài Gòn – Nguyễn Chí Thanh đã thực hiện tốt giải pháp điều hành, gồm: Kiểm soát chặt chẽ kế hoạch sản xuất tuần, kế hoạch bao bì chai két và hiệu suất dây chuyền sản xuất từng ca, máy. ”Kiểm soát kế hoạch chất lƣợng bảo trì, trong 6 tháng cuối năm có 243 giờ ngƣng máy, giảm so với 6 tháng đầu năm 2009 là giờ 46 giờ .. .theo Minh An,2010 [1] ”. Các doanh nghiệp đều thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ hàng quý và kiểm tra môi trường lao động hàng năm.
Sự không phù hợp và các hành động khắc phục phòng ngừa
Các doanh nghiệp đã tiến hành các hành động khắc phục, phòng ngừa các tác động đến môi trường như áp dụng biện pháp xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, quản lý chất thải nguy hại và hợp đồng với các đơn vị có chức năng để xử lý, lắp đặt và bảo dưỡng thường xuyên hệ thống làm mát, thông gió trong nhà xưởng, bố trí hợp lý hệ thống phòng cháy chữa cháy. Bên cạnh đó các đơn vị cũng áp dụng các biện pháp giảm thiểu nguyên vật liệu sản xuất, đặc biệt là biện pháp giảm thiểu điện và nước. ”Nhà máy bia Sài gòn - Nguyễn Chí Thanh đã thành lập Ủy ban tiết
kiệm năng lƣợng, tƣ vấn cho các đơn vị kiểm tra đánh giá, thông báo kịp thời nguyên nhân tiêu hao năng lƣợng và đề xuất những biện pháp khắc phục. Kết quả tiết kiệm được: Điện 836.325kwh giảm 4,6% so với kế hoạch phấn đấu; nước:
28.187m3 giảm 2,5% , dầu: 27.346 kg giảm 0,39%. Nhà máy đƣợc công nhận 11/12 sáng kiến với tổng giá trị làm lợi: 1,6 tỷ đồng, trong đó có 3 sáng kiến tiết kiệm về năng lƣợng làm lợi trên 1,2 tỷ đồng theo Minh An, 2010 [1]”.
Hồ sơ
Hồ sơ môi trường được lưu tại các đơn vị chủ yếu là hồ sơ thanh tra, kiểm tra và báo cáo môi trường, báo cáo vệ sinh lao động định kỳ. Được lưu tại bộ phận hành chính, do Trưởng bộ phận phụ trách. Nhưng thông tin khác được lưu trong hồ sơ cá nhân. Việc lưu hồ sơ môi trường tại các doanh nghiệp đã được kiểm soát theo quy trình kiểm soát hồ sơ của HTQLCL ISO 9001.
Đánh giá hệ thống quản lý môi trường
Các doanh nghiệp không thường tổ chức các cuộc họp riêng về môi trường, chủ yếu lồng ghép vào trong các cuộc họp giao ban. Các doanh nghiệp đã tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lƣợng, xem xét một số vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý môi trường như bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị. Tuy nhiên việc đánh giá, xem xét toàn bộ hệ thống môi trường còn chưa toàn diện.
Xem xét của lãnh đạo
Các mục tiêu môi trường được xem xét vào trong các kỳ tổng kết 6 tháng và cuối năm, lãnh đạo các doanh nghiệp cũng không tổ chức việc xem xét riêng đối với các vấn đề môi trường nói riêng và hệ thống quản lý môi trường nói chung. Các hoạt động xem xét riêng chỉ được tổ chức khi có sự cố về môi trường.
Thực trạng về điều kiện môi trường
Nhìn chung, các doanh nghiệp đều tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Các số liệu về đo kiểm môi trường như các yếu tố vi khí hậu, môi trường lao động, nước thải qua kết quả báo cáo giám sát định kỳ đều phù hợp với các tiêu chuẩn cho phép như tiêu chuẩn nước thải QCVN 24:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sản xuất, Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động
theo quyết định số 3733/2002/BYT và QCVN 26:2010/BTNM: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn. Việc quản lý chất thải rắn tuân thủ theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP, Thông tƣ số 12/2011/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại.
Bảng 3.1: Chất lượng không khí trong nhà xưởng
Chỉ tiêu Đơn vị đo
Công ty Bia SG-CT [8]
Công ty Bia SG-
BD [7]
Tiêu chuẩn VSLĐ (Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT)
[4]
Tiếng ồn dBA 60-65 70-72 ≤ 85
Nhiệt độ oC 31,6 30,8 ≤ 32
Độ ẩm % 60,5 62 ≤ 80
Ánh sáng Lux 300-320 280-300 > 200
Bụi mg/m3 0,52 0,42 6
CO mg/m3 3,15 2,35 40
SO2 mg/m3 0,054 0,040 5
NO2 mg/m3 0,022 0,025 5
(Theo Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của các công ty bia Sài Gòn – Cần Thơ, Sài Gòn – Bình Dương, 2011)
Bảng 3.2: Chất lượng nước thải sản xuất (sau khi xử lý)
Chỉ tiêu Đơn vị
Công ty Bia SG-CT
[8]
Công ty Bia SG-BD
[7]
Công ty Bia SG-
HN[9]
QCVN 24:2009/BTNMT
(Cột B) [3]
pH - 7,25 7,25 7,25 5,5 - 9
SS mg/l 76,0 76,0 76,0 100
COD mg/l 84,0 84,0 84,0 100
BOD5
(20OC) mg/l 40,8 40,8 40,8 50
Tổng N mg/l 7,6 7,6 7,6 30
Tổng P mg/l 3,15 3,15 3,15 6
Tổng
Coliform MPN/100ml 4.500 4.000 4.200 5000
(Theo Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của các công ty bia Sài Gòn - Cần Thơ, Sài Gòn - Bình Dương, Sài Gòn - Hà Nội, 2011)