Với nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư (UBND thị xã Kỳ Anh) quản lý các dự án công trình xây dựng trên địa bàn Thị xã Kỳ Anh, qua thời gian trưởng thành Ban đã quản lý nhiều dự án với số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Các công trình của các dự án này đã và đang được đem vào khai thác sử dụng đảm bảo chất lượng, hiệu quả được UBND Tỉnh Hà Tĩnh, Sở Xây dựng, Sở GTVT, UBND thị xã Kỳ Anh... tặng bằng khen. Trong hơn 04 năm qua, Ban QLDA xây dựng thị xã Kỳ Anh đã quản lý gần 60 dự án với nhiều giai đoạn, trong đó có những dự án lớn và quan trọng như:
Củng cố, nâng cấp đê biển Kỳ Ninh 03 giai đoạn; Đường trục chính từ QL1A đi khu đô thị trung tâm Khu kinh tế Vũng Áng; Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nước Khe Bò, xã Kỳ Nam; các dự án chỉnh trang hạ tầng đô thị thị xã, nâng cấp vỉa hè và điện chiếu sáng QL1A đoạn qua phường Sông Trí; các dự án xây dựng các trường học trên địa bàn.
Theo báo cáo hàng năm của Ban, 100% các công trình trên được UBND tỉnh, UBND thị xã Kỳ Anh giao chủ trương đầu tư và Ban QLDA thị xã Kỳ Anh nghiên cứu cơ hội đầu tư đều đúng theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh, hướng thị xã Kỳ Anh trở thành trung tâm kinh tế phía Nam của tỉnh, là đô thị công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của vùng Bắc Trung Bộ. Các dự án được Ban QLDA XD thị xã Kỳ Anh triển khai đã góp phần không nhỏ hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước nhằm tạo ra những thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương.
Bên cạnh đó, là một đô thị trẻ, các dự án này cũng đóng góp không nhỏ trong việc cải thiện bộ mặt đô thị, phấn đấu đạt mục tiêu đô thị loại 3 vào năm 2019. Đời sống người dân địa phương cũng được cải thiện và nâng cao. Đặc biệt nhờ các công trình giao thông giúp cho việc đi lại trở nên thuận tiện hơn; các công trình thuỷ lợi cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp và chống thiên tai; hệ thống cấp thoát
nước gián tiếp nâng cao sức khoẻ người dân, hạn chế dịch bệnh; các công trình cải tạo, quy hoạch các khu dân cư và các dự án xây dựng công viên phần nào nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến các tiêu chuẩn sống đô thị.
Công tác quản lý dự án của Ban quản lý các dự án xây dựng dựng thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian vừa qua đã đạt được một số kết quả nhất định.
Đối với khâu chuẩn bị thi công, BQLDA đã lập biện pháp thi công chi tiết đối với những công việc và bộ phận công trình quan trọng, phức tạp về kỹ thuật; lập các biện pháp đảm bảo chất lượng các công tác xây lắp, xây dựng được các quy trình chuẩn cho đa số các loại công việc như quy trình giám sát nghiệm thu, quy trình xử lý phát sinh…Tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của cán bộ nhân viên. Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu được tiến hành chuyên nghiệp và đúng quy trình, do đó hầu hết đã chọn được nhà thầu có năng lực phù hợp nhất để thực hiện gói thầu, công tác giám sát thực hiện gói thầu cũng được thực hiện chặt chẽ dựa theo các quy trình đã được lập. Tổ chức kiểm tra thí nghiệm vật liệu xây dựng theo quy định. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công nhân có chuyên môn tay nghề phù hợp, đa số được đào tạo từ các trường đại học danh tiếng trong nước như đại học Kinh tế Quốc dân, đại học Xây dựng, đại học Thủy lợi có đủ trình độ, kinh nghiệm đã được chọn với công việc được giao. Trong quá trình quản lý thi công, Ban QLDA đã tổ chức đầy đủ các đơn vị giám sát, kiểm tra kỹ thuật, tổ chức kiểm tra nghiệm thu công tác xây dựng theo đúng quy định của tiêu chuẩn, quy phạm thi công, đặc biệt đối với các bộ phận bị che khuất. Công việc kiểm tra, giám sát dự án và nhà thầu được tiến hành thường xuyên, liên tục, và tuân thủ theo đúng quy trình hiện hành của Nhà nước.
Từ khi khởi được thành lập tuy khối lượng công việc của Ban QLDA và độ phức tạp của công việc đã tăng lên rất nhiều nhưng các cán bộ công nhân viên đã nhanh chóng thích ứng được với công việc, luôn cố gắng bổ sung kiến thức, hoàn thành công việc. Đội ngũ cán bộ trong Ban QLDA đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý dự án có cơ cấu về độ tuổi cũng như về trình độ, kinh ngiệm tương đối hài hòa để có thể phát huy được hết những năng lực của những cán bộ trẻ nhiệt tình trong công việc và kỹ năng, kinh nghiệm của cán bộ có kinh nghiệm trong Ban QLDA. Nguồn
cán bộ trẻ vừa được đào tạo trong công việc cũng như được đào tạo bên ngoài thông qua các khóa đào tạo có chất lượng nguồn nhân lực quan trọng để phát triển Ban ngày càng lớn mạnh
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý dự án tại Ban quản lý dự án xây dựng thị xã Kỳ Anh
Bên cạnh những kết quả đã đạt được ở trên thì công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban QLDA XD thị xã Kỳ Anh còn gặp không ít những tồn tại, hạn chế.
Tác giả tổng kết lại một số tồn tại, hạn chế nổi bật cần mà Ban QLDA cần lưu ý, khắc phục trong thời gian tới như sau:
- Công tác tổ chức và cơ cấu quản lý của Ban QLDA hiện nay chưa hợp lý, còn chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận, chưa chuyên môn hoá công tác quản lý cho từng loại hình công trình. Hơn nữa Ban QLDA chưa có quy trình đánh giá chất lượng làm việc của từng cán bộ dẫn tới chưa có cơ chế khuyến khích cán bộ chăm chỉ và xử phạt cán bộ thiếu nghiêm túc với công việc.
- Công tác khảo sát: chất lượng công tác khảo sát chưa cao. Công tác quản lý, giám sát công việc khảo sát còn chưa chặt trẽ, nghiệm thu sơ sài, hình thức. Còn hiện tượng một số dự án không lập nhiệm vụ, phương án khảo sát.
- Công tác quản lý giải phóng mặt bằng và tái định cư còn chậm dẫn tới bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu còn hạn chế.
- Công tác lựa chọn các nhà thầu tư vấn, gói thầu xây lắp của BQLDA còn hạn chế dẫn tới chưa thực sự lựa chọn được các nhà thầu tư vấn và thi công tốt nhất.
- Công tác quản lý giám sát thi công tuy có khả quan hơn nhưng vẫn để xảy ra một số sai sót ở một số dự án như thi công chưa đúng thiết kế, thi công thiếu khối lượng, chưa kiểm tra điều kiện năng lực của nhà thầu để khởi công.
- Công tác quản lý tiến độ thực hiện dự án của Ban QLDA chưa tốt, nhiều gói thầu và dự án bị chậm tiến độ do phương pháp quản lý tiến độ chưa tốt.
- Tồn tại hạn chế trong công tác quản lý chi phí. Dự toán của nhiều công trình lập thiếu chính xác, phải điều chỉnh lại nhiều lần; trong công tác quản lý thanh toán, quyết toán hợp đồng của Ban QLDA: hầu hết các hợp đồng thi công xây dựng là
hợp đồng trọn gói nhưng quá trình thi công, nghiệm thu nhiều hợp đồng xây dựng còn bị vượt giá ký kết và phải điều chỉnh.
- Nhiều công trình thiếu bảo trì, bảo dưỡng dẫn đến xuống cấp nhanh chóng hoặc hư hại, xuống cấp do nhiều yếu tố nhưng không được bảo trì.
2.3.3 Nguyên nhân của các tồn tại hạn chế 2.3.3.1 Các nguyên nhân khách quan
- Do Ban QLDA thị xã Kỳ Anh mới được thành lập từ năm 2015
- Hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng của Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh hay thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế, nhưng đồng thời cũng là một trong các nguyên nhân gây khó khăn trong quản lý của Ban QLDA về cập nhật và hiểu một cách đầy đủ nội hàm các quy định mới.
- Các nguồn vốn do BQLDA thực hiện chủ yếu được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước từ trung ương và của địa phương (tỉnh Hà Tĩnh và thị xã Kỳ Anh) do phụ thuộc nhiều vào kế hoạch vốn từng năm phân bổ và khó linh hoạt so với thực tế khiến công tác giải ngân thanh toán gặp nhiều khó khăn, nhà thầu bị hạn chế khách quan về năng lực tài chính.
- Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung là công việc phức tạp đòi hỏi sự phối hợp của nhiều đơn vị, ngành nghề, nhiều kinh nghiệm và nhiều rủi ro.
- Năng lực của một số nhà thầu tư vấn và thi công còn hạn chế, đạo đức nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của một số cán bộ của các nhà thầu tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và thi công xây lắp chưa cao, thiếu trách nhiệm trong công việc.
- Sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan tại địa phương và tỉnh Hà Tĩnh với Ban QLDA chưa thực sự chặt chẽ, còn đùn đẩy trách nhiệm dẫn tới hiệu quả giải quyết công việc bị giảm.
- Do sự nhận thức của một số bộ phận người dân trên địa bàn thị xã Kỳ Anh còn hạn chế nên công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và công tác quản lý giải phóng mặt bằng nói riêng của Ban QLDA còn gặp khó khăn.
- Sự biến động nhiều của giá cả vật liệu là nguyên nhân dẫn tới phải điều chỉnh giá. Có những vật liệu giá quá cao khiến nhà thầu mất chủ động về tài chính,
lựa chọn các vật liệu có giá trị thấp hơn làm ảnh hưởng tới công tác quản lý chi phí công trình.
2.3.3.2 Các nguyên nhân chủ quan
Từ thực tiễn trong tình hình đầu tư xây dựng của Ban quản lý các dự án xây dựng thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2015-2019, qua phân tích đánh giá các tồn tại hạn chế trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong thời gian qua, tác giả đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Về năng lực quản lý của Ban QLDA:
- Mô hình cơ cấu quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung của Ban QLDA XD thị xã Kỳ Anh hiện nay nhìn chung chưa chuyên nghiệp. Chưa chuyên môn hoá công tác quản lý cho từng loại hình công trình
- Cán bộ chuyên môn của BQLDA hiện nay chất lượng thực sự chưa cao, nhiều cán bộ trẻ cả về tuổi đời lẫn kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án nói chung, năng lực chuyên môn còn yếu nên thiếu chủ động và thiếu tự tin trong việc tham mưu, đề xuất các biện pháp trong quá trình quản lý nhằm nâng chất lượng công trình.
- Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý dự án vẫn còn hạn chế.
- Quan hệ phối hợp thực hiện giữa BQLDA, các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công chưa thường xuyên và đúng theo quy định.
Về công tác bồi thường, GPMB:
- Cán bộ của Ban QLDA còn ít có kinh nghiệm trong công tác giải phóng mặt bằng. Sự phối hợp giữa cán bộ GPMB và Hội đồng bồi thường, GPMB của thị xã chưa cao.
Về công tác lập dự án, khảo sát và thiết kế:
- Chưa coi trọng đến tính hiệu quả, khả thi của công tác lập dự án.
- BQLDA chưa chú trọng đến công tác giám sát trong công tác khảo sát để nâng cao chất lượng thông tin địa chất công trình, có tổ chức giám sát nhưng không thường xuyên, thông thường là giao khoán cho đơn vị tư vấn tự thực hiện và báo cáo kết quả, sử dụng kết báo cáo phục vụ công tác thiết kế.
- Công tác nghiệm thu thiết kế đôi khi còn mang tính hình thức, hiệu quả
chưa cao đặc biệt là công trình có quy mô lớn vì đội ngũ cán bộ thực hiện còn mỏng về số lượng, chủ yếu là cán bộ trẻ, mới vào ngành không có đầy đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm bằng người thiết kế. Công tác nghiệm thu thiết kế chủ yếu dựa vào kết quả thẩm tra của đơn vị tư vấn nhưng đôi khi tư vấn thẩm tra cũng chưa phát hiện hết các sai sót trong hồ sơ thiết kế.
- Công tác nghiệm thu bàn giao hồ sơ khảo sát, thiết kế chất lượng không cao, hình thức, chỉ quan tâm số lượng, ít kiểm tra sâu về chất lượng nên chưa kịp thời phát hiện sai sót.
Về công tác đấu thầu:
- Trong công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp cũng xuất phát từ năng lực của bộ phận chuyên môn, giúp việc cho Ban quản lý dự án còn thiếu và yếu. Quá trình lập hồ sơ mời thầu, công tác phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu của một số dự án còn phụ thuộc hoàn toàn vào tư vấn lựa chọn nhà thầu, sau đó lập thủ tục thẩm định trình BQLDA phê duyệt mà chưa kiểm tra kỹ chất lượng báo cáo đánh giá nhà thầu của đơn vị tư vấn.
Về công tác quản lý chất lượng thi công:
- Trong công tác giám sát thi công xây dựng công trình còn buông lỏng, chưa thực sự sâu sát. Công tác kiểm tra thực tế công trình của Lãnh đạo phụ trách còn hạn chế, đôi khi còn chủ quan tin tưởng vào năng lực, trình độ của tổ chức cá nhân tham gia giám sát kỹ thuật công trình.
- Công tác kiểm soát việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu thi công xây lắp chưa chặt chẽ, chưa kịp thời phát hiện sai sót trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Do không có kinh phí thực hiện công tác bảo trì công trình, nên không lập kế hoạch bảo trì và thực hiện bảo trì công trình theo đúng quy định, chủ yếu sử dụng kinh phí thường xuyên của đơn vị nên việc duy tu, bảo trì các công trình còn hạn chế. Ý thức quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn quản lý sử dụng chưa cao…
Về công tác quản lý chi phí:
- Ban QLDA chưa thực sự chú trọng đến công tác nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ, đặc biệt là kỹ năng quản lý chi phí dự án đầu tư
xây dựng. Số lượng cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và có chứng chỉ định giá xây dựng của Ban QLDA chưa nhiều.
- Còn có tư tưởng ỷ lại vào các cơ quan thẩm tra, thẩm định dẫn đến thiếu kiểm tra, kiểm soát hồ sơ;
- Không chú tâm, đầu tư nghiên cứu kỹ các định mức xây dựng, phụ thuộc nhiều vào các phần mềm dự toán mà không hiểu được bản chất của từng định mức dẫn đến lúng túng hoặc vận dụng sai.
3 CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG THỊ XÃ KỲ ANH,
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025