CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI CHO TRẺ 5-6 TUỔI VỀ CHỦ ĐỀ HIỆN TƯỢNG TỰ
I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu được thí nghiệm của cô
- Trẻ biết được quả trứng khi ở nước muối sẽ nổi, ở nước tự nhiên thường sẽ chìm
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng chú ý, quan sát và ghi nhớ cho trẻ
- Rèn luyện kĩ năng nói mạch lạc, tự tin và tích cực xây dựng bài 3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động - Trẻ biết chơi đoàn kết với bạn
- Trẻ áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế II, CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án
- Địa điểm: sân chơi rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát - Trang phục: phù hợp với thời tiết và hoạt động - Đồ dùng:
+ 2 chiếc cốc thủy tinh hoặc cốc nhựa trong có đánh số 1,2 + 2 quả trứng
+ 1 chai nước tinh khiết + 1 đĩa muối, 1 chiếc thìa
+ quang gánh, nước, chướng ngại vật,…
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tư thế ngay ngắn
- Tâm thế vui vẻ, thoải mái
- Trang phục phù hợp với thời tiết và hoạt động III, CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên Thời gian Hoạt động của trẻ 1. Gây hứng thú:
- xúm xít…
- Hôm nay chúng mình đi học có vui không?
- Trước khi vào bài học ngày hôm nay cô có một câu đố rất thú vị dành cho cả lớp, chúng mình hãy lắng nghe và đoán xem đó là gì nhé!
Thứ gì trong mát Bé uống hàng ngày Tắm mát rửa tay Sạch ơi là sạch ?
( giọt nước)
- Bạn nào cho cô biết nước có ở những đâu? (ao, hồ, sông biển…..)
- Nước dùng để làm gì?
=>KL: Nước có ở sông, hồ, ao…..Nước rất cần thiết cho cuộc sống của chúng ta, giúp chúng ta sinh hoạt hàng ngày như tắm giặt, nấu cơm…. Vì vậy, chúng ta phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
2, Nội dung:
a, Hoạt động học có chủ đích: (15 phút) - Nước có rất nhiều điều thú vị, hôm nay
5 phút
35 phút
Trẻ trả lời Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
cô sẽ cho chúng mình khám phá một đặc điểm thú vị của nước thông qua thí nghiệm “vật chìm vật nổi” cùng cô nhé!
- Cả lớp quan sát lên cô giáo - Trên này cô có:
+ 2 chiếc cốc thủy tinh hoặc cốc nhựa trong đánh số 1,2
+ 1 chai nước tinh khiết + 1 đĩa muối, 1 chiếc thìa + 2 quả trứng
- Sau đây cô sẽ tiến hành thí nghiệm, cả lớp cùng quan sát lên đây nào!
+ Đầu tiên, cô đổ nước tinh khiết vào hai cốc 1,2
+ Tiếp theo đó, tại cốc 2 cô cho muối vào và khuấy tan hết muối trong cốc -> cốc 2 cô thu được gì ? ( dung dịch nước muối)
- Cốc 2 của cô bây giờ đựng dung dịch nước muối còn cốc số 1 thì cô chỉ đựng nước tinh khiết bình thường
- Tiếp đó cô sẽ thả hai quả trứng vào 2 cốc 1,2, cả lớp quan sát xem có hiện tượng xảy ra với hai quả trứng ở hai cốc nhé !
- Cô mời lớp mình nhận xét về kết quả của thí nghiệm vừa rồi của cô, quả trứng ở hai cốc như thế nào? ( trứng cốc 1 chìm, cốc 2 nổi )
+ Qủa trứng ở cốc 1 như thế nào? Nổi
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời
hay chìm?
+ Qủa trứng ở cốc 2 thì sao ? (cô mời 1, 2 bạn trả lời)
=>KL: Qủa trứng ở cốc 1 thì chìm, còn quả trứng ở cốc 2 thì nổi. Bởi vì cốc thứ 2 đựng dung dịch nước muối, khi cho quả trứng vào dung dịch nước muối thì trứng sẽ nổi, còn quả trứng ở nước tinh khiết sẽ chìm
- Rất thú vị đúng không? Thí nghiệm này rất đơn giản và dễ thực hiện, chúng ta có thể tự làm ở nhà và nhờ bố mẹ, anh chị giúp để cùng thực hiện, chúng mình thuwe xem kết quả có giống cô không nhé!
b, Trò chơi vận động: (10 phút) - Tên trò chơi: Gánh nước
- Cách chơi: Cô chia lớp làm 3 đội, mỗi đội 5 người. Khi có hiệu lệnh bắt đầu của cô, các thành viên sẽ lần lượt dùng quang gánh, vượt qua chướng ngại vật lên đích để lấy nước và mang nước về.
- Luật chơi: hết thời gian, đội nào lấy được nhiều nước nhất sẽ chiến thắng.
Các thành viên bắt buộc phải vượt qua chướng ngại vật.
- Tổ chức trò chơi: chơi 2 lần + lần 1: ẵ lớp chơi
+ lần 2: ẵ lớp cũn lại - Kết thúc: cô nhận xét
Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi
Trẻ tham gia chơi Trẻ nghe cô nhận xét
c, Chơi tự do: (10 phút)
* Chơi đồ chơi có sẵn: cầu trượt, bập bênh, đu quay…..
* Chơi đồ chơi mang theo:
+ tưới cây
+ nhúng chân xuống nước và in lên sân - Cô cho trẻ tự chọn trò chơi và chơi theo nhóm
- Cô bao quát lớp 3, Kết thúc:
- Giáo viên tập trung trẻ và điểm danh - Cô cho trẻ tự nhận xét
- Cô nhận xét cả lớp
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân và chuyển hoạt động
5 phút
Trẻ chơi tự do
Trẻ tập trung Trẻ tự nhận xét Trẻ nghe cô nhận xét Trẻ vệ sinh cá nhân
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
Chủ đề nhánh: Hiện tượng tự nhiên Đối tượng: trẻ 5-6 tuổi
Số lượng: 30 trẻ Thời gian: 45 phút Ngày soạn: ……..
Ngày dạy: ………
Người soạn: …….
Người dạy: ……...
Đơn vị: Trường mầm non……
* Nội dung chơi:
- Quan sát- đàm thoại: quan sát tìm hiểu về sương mù - Trò chơi vận động: ‘mèo đuổi chuột”
- Chơi tự do: cầu trượt, xếp hình bằng sỏi….
I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ có hiểu biết về hiện tượng sương mù - Trẻ biết được đặc điểm của sương mù
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi trò “mèo đuổi chuột”
- Trẻ biết chơi các trò chơi tự do 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ, quan sát….
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng chạy nhảy, ngôn ngữ nói mạch lạc 3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động - Trẻ chơi đoàn kết với bạn bè
- Trẻ áp dụng được kiến thức bài học vào thực tế II, CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Địa điểm: ngoài trời, rộng rãi, sạch sẽ…
- Trang phục: phù hợp với thời tiết và hoạt động - Đồ dùng:
+ tranh ảnh về sương mù
+1 mũ mèo, 1 mũ chuột + sỏi
- Âm nhạc: nhạc bài hát “hạt mưa và em bé”
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Tâm thế vui vẻ, thoải mái
- Trang phục phù hợp thời tiết và hoạt động - Trẻ thuộc lời bài hát “hạt mưa và em bé”
III, CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của giáo viên Thời gian Hoạt động của trẻ 1, Gây hứng thú:
- Cô cho trẻ hát và vận động bài “hạt mưa và em bé”
- Đàm thoại:
+ Chúng ta vừa hát bài hát nào?
+ Bài hát nhắc về hiện tượng thời tiết nào?
+ Ngoài ra còn có các dạng thời tiết nào?
=> Có rất nhiều hiện tượng thời tiết khác nhau như: nắng, mưa, sấm chớp… vì vậy chúng mình phải chuẩn bị các đồ dùng phù hợp với từng thời tiết để bảo vệ sức khỏe nhé!
2, Nội dung:
a, Hoạt động có chủ đích: (15 phút) - Trên tay cô đang có 1 món quà dành cho cả lớp, chúng ta xem đó là gì nào?
( cô mở hộp quà và lấy các hình ảnh về sương mù cho cả lớp quan sát) + Lớp có nhận xét gì về các bức ảnh vừa rồi của cô? ( ảnh nhà, cây cối..) + Các tòa nhà, cây cối trong bức ảnh có rõ không hay mờ mờ ?( mờ mờ) + Những thứ đó được bao phủ bởi cái gì ?
=> Những cái mờ mờ màu trắng như khói bao phủ quanh ngôi nhà đó được
3-5 phút
30-35 phút
Trẻ hát và vận động bài hát
Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Trẻ trả lời Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
gọi là sương mù đấy các con ạ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng cô quan sát và tìm hiểu về hiện tượng này nhé!
- Đã có bạn nào nhìn thấy và biết về hiện tượng sương mù này rồi?
- Bây giờ cô mời cả lớp nhìn ra tòa nhà cao tầng đằng kia (cô chỉ tay về phía tòa nhà cao tầng)
+ Lớp có nhìn thấy tòa nhà cô chỉ không?
+ Chúng ta thấy rõ không hay không thấy rõ?
+ Chúng ta có thấy lớp sương mờ mờ như khói kia không? Đó chính là sương mùa đấy
- Bây giờ cả lớp thử nhìn ra xung quanh xem có sương mù không?
=>KL: Sương mùa là một hiện tượng thời tiết do hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti giống như mây, nhưng hiện ra gần mặt đất hơn mây. Sương mù thường bao phủ rất rộng, ở khắp mọi nơi. Sương mù rất nguy hiểm, nếu xuất hiện càng thấp mặt đất và càng dày sẽ làm giảm tầm nhìn, rất có hại với việc di chuyển của các phương tiện.
- Bây giờ, sau khi nghe cô trình bày, lớp mình đã biết sương mù như thế nào và đã biết tác hại của sương mù
Trẻ trả lời
Trẻ nhìn về phía tòa nhà
Trẻ trả lời Trẻ trả lời
Trẻ quan sát xung quanh và trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
chưa?
b, Trò chơi vận động: (10 phút) - Tên trò chơi: mèo đuổi chuột - Cách chơi:
+ Chọn ra 2 bạn chơi, 1 bạn làm mèo, 1 bạn làm chuột (hai người chơi đội mũ mèo và mũ chuột tương ứng). Các bạn còn lại sẽ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn và đưa tay lên cao tạo thành các lỗ hổng cho mèo và chuột chạy qua.
+ Khi có hiệu lệnh bắt đầu, chuột chạy trước, mèo đuổi theo sau, nếu mèo bắt được chuột thì bạn bị bắt sẽ phải ra ngoài và nghỉ chơi một lượt chơi, còn nếu hết thời gian mà mèo chưa bắt được chuột thì hai bạn sẽ đổi vai cho nhau. Trong khi hai bạn mèo và đuổi nhau thì các bạn còn lại sẽ đọc thật to bài đồng dao “mèo đuổi chuột”
- Luật chơi: chuột chui lỗ nào thì mèo phải chui lỗ ấy
- Tổ chức trò chơi:
+ Tổ chức 3 lần chơi
+ Cô quan sát, hướng dẫn trẻ chơi nếu trẻ chưa hiểu cách chơi
- Kết thúc: Cô nhận xét c, Chơi tự do: (10 phút)
* Chơi đồ chơi có sẵn: bập bênh, xích đu, cầu trượt….
Trẻ nghe cô phổ biến trò chơi
Trẻ nghe cô phổ biến Trẻ tham gia chơi
Trẻ nghe nhận xét
Trẻ chơi tự do
* Chơi đồ chơi mang theo: xếp sỏi thành các hình ngôi nhà, cây ….
- Cô cho trẻ tự chọn trò chơi và chơi theo nhóm
- Cô quan sát, bao quát và hướng dẫn trẻ chơi
3, Kết thúc:
- Cô tập trung trẻ và điểm danh - Cô nhận xét buổi học
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân và chuyển hoạt động
5 phút
Trẻ điểm danh
Trẻ nghe cô nhận xét Trẻ vệ sinh cá nhân
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
Chủ đề nhánh: Hiện tượng tự nhiên Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Số lượng: 30 trẻ Thời gian: 45 phút Ngày soạn:………..
Ngày dạy:…………
Người soạn:……….
Người dạy:………..
Đơn vị: Trường mầm non……..
*Nội dung chơi:
- Quan sát-đàm thoại: tìm hiểu, khám phá về mưa - Trò chơi vận động: trò chơi “trú mưa”
- Chơi tự do: xích đu, cầu trượt, vẽ …….
I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1, Kiến thức:
- Trẻ biết được một số kiến thức về mưa: các dạng mưa, sự hình thành của mưa….
- Trẻ biết được lợi ích, tác hại của mưa
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi của trò chơi “trú mưa”
- Trẻ biết chơi các trò chơi tự do 2, Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, chú ý ở trẻ
- Rèn luyện và phát triển cho trẻ kĩ năng ghi nhớ và phân tích hình ảnh - Phát triển ở trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo khi tham gia chơi trò chơi 3, Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động - Trẻ chơi đoàn kết với bạn bè
- Trẻ biết áp dụng kiến thức bài học vào thực tiễn II, CHUẨN BỊ:
1, Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Địa điểm:sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát
- Trang phục: phù hợp với thời tiết và hoạt động - Đồ dùng:
+ tranh ảnh về một số dạng mưa: mưa đá, mưa phùn, mưa rào….
+ tranh ảnh về quá trình hình thành mưa
+ phấn + loa….
- Âm nhạc: nhạc bài hát “Trời nắng, trời mưa”
2, Chuẩn bị của trẻ:
- Tâm thế vui vẻ, thoải mái
- Trang phục phù hợp với thời tiết và hoạt động III, CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô Thời gian Hoạt động của trẻ 1, Gây hứng thú:
- Giáo viên cho trẻ nghe âm thanh của các tiếng mưa khác nhau: mưa nhỏ, mưa to….
- Đàm thoại:
+ Các con vừa nghe âm thanh gì?
(tiếng mưa)
+ Các con đã thấy mưa bao giờ chưa?
+ Mưa mang đến lợi ích gì ?
=> Mưa giúp cho mọi vật như bừng sức sống, giúp cây cối được tươi tốt hơn, mưa còn cung cấp nước cho cuộc sống sinh hoạt của con người nữa.
2, Nội dung:
a, Hoạt động có chủ đích: (10 phút) - Cô cho lớp quan sát các bức ảnh trời mưa
- Các con có nhận xét gì về các bức ảnh? Các bức ảnh chụp gì? (chụp trời mưa)
- Khi trời sắp mưa thì mây như thế nào? ( mây đen ùn ùn, có gió thổi) - Trời sắp mưa thì mọi người làm gì?
Các con vật thì như thế nào? (mọi
5 phút
30-35 phút
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát Trẻ trả lời
Trẻ trả lời Trẻ trả lời
người chạy tìm chỗ trú mưa, các con vật cũng tìm chỗ trú)
- Gió thổi như thế nào? (gió thổi mạnh)
- Mời 1 bạn cho cô và cả lướp biết trong lúc trời đang mưa còn xuất hiện gì? (sấm chớp)
- Sấm sét có nguy hiểm không?
- Các con biết đến những dạng mưa nào? ( mưa to, mưa đá, mưa phùn…)
=> Có các dạng mưa: mưa bóng mây, mưa phùn, mưa rào, mưa đá….
- Cô cho trẻ quan sát 1 số hình ảnh về mưa
+ mưa phùn, mưa bóng mây..: mưa nhỏ, bay bay, hạt nhỏ, có thể dùng mũ hoặc ô
+ mưa to, mưa rào: phải dùng ô hoặc áo mưa, ủng……
+ mưa đá: phải tìm nơi trú bởi rất nguy hiểm, khi mưa sẽ kèm theo những viên đá to, nhỏ gây đau cho con người, hư hại nhà cửa, xe cộ…..
- Nếu mưa nhiều quá sẽ gây ra điều gì ? (lũ lụt)
=> KL: Mưa là một hiện tượng thiên nhiên mang lại lợi ích cho con người và sự vật. Nó giúp cây cối xanh tươi hơn, cung cấp nước ăn, sinh hoạt và lao động sản xuất. Nhưng nếu mưa
Trẻ trả lời Trẻ trả lời
Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
nhiều thì sẽ gây ra lũ lụt, sạt lở, trôi nhà cửa, xe cộ… còn nếu không mưa sẽ gây ra hạn hán, con người và sinh vật sẽ thiếu nước sinh hoạt..
- Cả lớp có biết mưa từ đâu mà có không?
- Cô giới thiệu quá trình hình thành mưa qua tranh ảnh kết hợp với trình bày của cô:
+ bức tranh 1: Do nước ở ao hồ được mặt trời chiếu sáng, nước bốc hơi lên tạo thành mây
+ bức tranh 2: Các đám mây càng nhiều, càng nặng và xuống thấp + bức tranh 3: các đám mây gặp không khí nóng, tan dần, rơi xuống và tạo thành mưa
- Cô cho trẻ trình bày lại quá trình hình thành và tạo ra mưa ( mời 1,2 trẻ)
=> Khi có mưa không nên ra ngoài, nếu phải ra ngoài và đi dưới mưa thì càn phải có ô hoặc áo mưa, ủng….
để bảo vệ sức khỏe
b, Trò chơi vận động: (10 phút) - Tên trò chơi: “trú mưa”
- Cách chơi: cô vẽ các vòng tròn dưới nền đất, bên trong vẽ ô hoặc nhà hoặc mũ…. Các bạn tham gia chơi sẽ đi thành vòng tròn và hát bài
Trẻ trả lời
Trẻ quan sát và lắng nghe
Trẻ trình bày
Trẻ lắng nghe
Trẻ nghe cô phổ biến
“ trời nắng, trời mưa”. Cô giáo quy ước:
+ hô “ mưa nhỏ, mưa phùn” chạy vào vòng tròn vẽ mũ
+ hô “ mưa to, mưa rào” chạy vào vòng tròn vẽ ô hoặc ủng
+ hô “ mưa đá’ chạy vào vòng tròn vẽ ngôi nhà
- Luật chơi: khi nghe cô hô, nếu bạn nào chạy sai thì sẽ thua cuộc. Mỗi vòng chỉ chứa 1 bạn
- Tổ chức trò chơi: chơi 3 lần, mỗi lần 10 bạn
- Kết thúc: cô nhận xét c, Chơi tự do: (10 phút)
* Chơi trò chơi có sẵn: xích đu, bập bênh, cầu trượt….
* Chơi đồ chơi mang theo: dùng phấn vẽ lên nền gạch
- Cô cho trẻ chọn trò chơi
- Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi 3, Kết thúc:
- Cô tập trung và điểm danh trẻ - Cô khuyến khích trẻ tự nhận xét - Cô nhận xét cả lớp
- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động
5 phút
Trẻ nghe cô phổ biến luật chơi
Trẻ tham gia chơi Trẻ nghe nhận xét
Trẻ chơi tự do
Trẻ tập trung Trẻ nhận xét
Trẻ nghe cô nhận xét Trẻ vệ sinh cá nhân, thu dọn đồ dung
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI NGOÀI TRỜI Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên
Chủ đề nhánh: Mùa hè Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi Số lượng: 30 trẻ
Thời gian: 45 phút Ngày soạn:……….
Ngày dạy:………...
Người soạn:………
Người dạy:……….
Đơn vị: Trường mầm non……….
* Nội dung chơi:
- Quan sát-đàm thoại: quan sát bầu trời mùa hè - Trò chơi vận động: trò “Tung và bắt bóng”
- Chơi tự do: bập bênh, đu quay……
I, MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1, Kiến thức:
- Trẻ biết quan sát và nhận xét đặc điểm của bầu trời
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi của trò “Bốn mùa”,“Tung và bắt bóng”
- Trẻ biết chơi các trò chơi tự do 2, Kĩ năng:
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng ghi nhớ, quan sat cho trẻ - Phát triển kĩ năng nói mạch lạc
- Phát triển kĩ năng khéo léo khi chơi trò chơi 3, Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
- Trẻ có ý thức chơi đoàn kết với bạn bè II, CHUẨN BỊ: