CHƯƠNG 2 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
2.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
VQG Bidoup - Núi Bà tỉnh Lâm Đồng, nằm trên địa bàn hành chính của huyện Lạc Dương và một phần của huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Tổng diện tích tự nhiên là 69.663,2 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 69.626,5 chiếm 99,94% tổng diện tích (QĐ số 1485/QĐ-UBND)[77].
Tọa độ địa lý từ 12000’04” đến 12052’00” vĩ độ Bắc và từ 108017’00” đến 108042’00” kinh độ Đông. Có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 1.470 – 1.600m, có độ dốc từ 15 – 300, nghiêng từ Đông sang Đông Nam.
Trong khu vực có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 18,4
0C; tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình là 16 0C (tháng 1), tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình là 19,9 0C (tháng 5). Lượng mưa trung bình năm là 1.920mm (trung bình từ năm 2009 – 2016), tại các đai độ cao trên 1.900 m như các vùng núi Bidoup, Gia rích, Chư Yên Du thì lượng mưa có thể đạt từ 2.800 – 3.000 mm/năm.
Chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nền đá kết tinh chua, đất thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dày trung bình từ 30 – 80 cm, tỷ lệ đá lẫn dưới 20%, có kết cấu hơi chặt.
Đây là vùng thượng nguồn của hai hệ thống sông Serepok và sông Đồng Nai, với các hệ thống sông suối chằng chịt; và là nơi duy trì và cung cấp nguồn nước cho thành phố Đà Lạt và các vùng lân cận như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh.
Gồm nhiều hệ sinh thái rừng khác nhau như: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim, rừng lùn đỉnh núi, rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp.
b) Chư Yang Sin
VQG Chư Yang Sin có địa bàn hành chính nằm trên 2 huyện Krông Bông và Lắk của tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích tự nhiên là 58.947 ha. Tọa độ địa lý từ 12014’16” đến 12030’58” vĩ độ Bắc và từ 108017’47” đến 108034’48” kinh độ Đông. Có độ cao so với mặt biển dao dộng từ 440 – 2.405 m, có độ dốc từ 25 – 350.
Có hai mùa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 12, mùa khô từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 0C, nhiệt độ tháng nóng nhất là 23,7 0C (tháng 3) và nhiệt độ tháng lạnh nhất là < 12 0C (tháng 1).
Lượng mưa trung bình năm cao, dao động từ 1.800 – 2.000 mm.
Chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ Macma acid, tầng đất dày < 100cm, hàm lượng hữu cơ trong đất cao, giàu mùn (5 - 8%).
Đây là đầu nguồn của hệ thống sông Krông nô và Krông Ana cùng chảy vào hệ thống sông Serepok.
Gồm nhiều hệ sinh thái/kiểu rừng chính như: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình và kiểu rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp.
c) Kon Ka Kinh
VQG Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku 50 km, có địa bàn hành chính thuộc hai huyện Mang Yang và Đăk
Đoa. Tọa độ địa lý 14020’00” độ vĩ Bắc 108022’00” kinh độ Đông. Với 3 kiểu địa hình chính là: địa hình núi cao (từ 1.700 – 1.748 m); địa hình núi trung bình (700 – 1.700 m) và địa hình núi thấp (600 – 700 m).
Có hai mùa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 21,5 0C; nhiệt độ cao nhất là 25
0C (tháng 4), nhiệt độ thấp nhất là 15 0C (tháng 1). Lượng mưa trung bình năm dao động từ 2.000 – 2.500 mm.
Chủ yếu là các loại đất chính sau đất Feralit đỏ vàng trên đá mẹ Macma acid, đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Macma kiềm trung tính và đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá sét biến chất.
Đây là vùng đầu nguồn của 3 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Sesan và sông Ayun.
Gồm các hệ sinh thái rừng sau: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình; Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp; Rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim mưa mùa nhiệt đới núi trung bình.
CHƯƠNG 3