CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN
II. Khái quát về chiến lƣợc kinh doanh của các hãng xe hơi Nhật Bản và của tập đoàn
2.2. Tầm nhìn và triết lý công ty
Toyota luôn tìm kiếm sự hòa hợp giữa con người, xã hội, và môi trường toàn cầu, minh chứng qua sự phát triển của xã hội, thông qua sản xuất và lắp ráp. Từ khi thành lập, Toyota luôn luôn hành động đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội thông qua sự cải tiến không ngừng và luôn dẫn đầu trong việc cung cấp những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Các nguyên tắc này được mọi người trong tập đoàn Toyota đúc kết và thống nhất như sau:
a. Tôn vinh các quy định luật pháp, văn hóa và tập quán của mọi quốc gia đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh tại các nước sở tại.
b. Nỗ lực không ngừng để đưa ra các sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn góp phần cải thiện chất lượng tốt, an toàn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống tại mọi nơi thông qua tất cả các hoạt động.
c. Sáng tạo không ngừng nhằm phát triển các công nghệ hiện đại đồng thời cung cấp những sản phẩm và dịch vụ vượt trội để có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trên toàn cầu.
d. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để có thể thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân cũng như các giá trị tập thể khác, đề cao sự tin cậy lẫn nhau, thể hiện sự tôn trọng giữa người lao động và Ban giám đốc.
e. Hợp tác với các đối tác trong việc nghiên cứu và sáng chế nhằm đạt tới một sự phát triển lâu bền ổn định và lợi ích hai bên, đẩy mạnh việc thiết lập mối quan hệ với các đối tác mới.
Sứ m ệ nh công ty
Kể từ khi ra đời và trong suốt quá trình phát triển, tập đoàn Toyota đã đề ra và kiên định với những sứ mệnh:
* Nỗ lực để mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
* Phấn đấu trở thành một công dân tốt với nhiều đóng góp xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống.
* Mang lại những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của nền công nghiệp.
Giá trị To y ota
Toyota luôn tối ưu hoá khả năng để đem đến cho khách hàng năm giá trị thiết yếu một cách liên tục, đồng thời và ở mức độ cao nhất - ngay cả khi có những mục tiêu cạnh tranh. Đây chính là “GIÁ TRỊ Toyota”. Năm giá trị thiết yếu đó là:
* Cảm nhận chất lượng
Toyota mang đến chất lượng vượt trội không chỉ ở sản phẩm mà còn ở dịch vụ bán hàng và hậu mãi bất cứ nơi nào khách hàng nhìn thấy TOYOTA.
* Hơn cả mong đợi
TOYOTA cung cấp nhiều mẫu xe và các dịch vụ hậu mãi vượt quá sự mong đợi của khách hàng trong suốt quá trình gắn bó của từng khách hàng với chiếc xe của mình.
* Niềm vui sở hữu
Thông qua các sản phẩm của mình, TOYOTA đem đến cho mọi khách hàng niềm vui thực sự bằng sự hiểu biết đầy đủ về sự gắn bó của tất cả khách hàng với chiếc xe của họ.
* Tiêu chuẩn mới
TOYOTA tạo ra những ý tưởng mang tính đổi mới trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến cũng như dịch vụ bán hàng và hậu mãi, đồng thời muốn phổ biến chúng thật rộng rãi.
* Trung thành với xã hội
TOYOTA hết lòng xây dựng một môi trường an toàn, trong sạch và trở thành một công dân và thành viên tốt của xã hội toàn cầu.
Những sứ mệnh và giá trị mà Toyota xác định là kim chỉ nam cho mọi hoạt động từ sản xuất đến kinh doanh cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng của Toyota sau này.
Tầm nhìn Toyota
Tầm nhìn chiến lược của Toyota thể hiện trong đề cương “chiến lược toàn cầu 2010” của tập đoàn này. Cụ thể như sau:
Với chủ đề “Đổi mới sáng tạo tiến đến Tương lai- Niềm khao khát xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn”, đề cương này đã vạch ra vai trò, nhiệm vụ của Toyota trong giai đoạn mới với ba luận điểm chính:
a. Tiến xa trong sự hòa hợp với thế giới, chứng tỏ được năng lực và trách nhiệm của những người tiên phong.
b. Phục vụ xã hội và cộng đồng bằng tốc độ sản xuất gia tăng, bằng tiến bộ không ngừng của công nghệ mới.
c. Chia sẻ thành công và lợi nhuận với những người cộng sự.
Toyota kêu gọi nhân viên của mình cùng hướng cái nhìn về tương lai, không tự mãn với thắng lợi đang có và cố gắng giữ được những mối quan hệ mật thiết giữa việc phát triển công nghệ, sản xuất với quản lý sản xuất lẫn phân chia lợi nhuận hợp lý.
Từ tháng 6/2003, Toyota đã thay đổi hệ thống quản lý, trong đó đề cao hơn nữa vai trò của ban giám đốc đồng thời lập một ban quản lý cơ động nhằm phản ứng nhanh trong mọi tình huống sản xuất. Đặc biệt, Toyota đặt ra mục đích đạt được sự thành công một cách khách quan, cạnh tranh lành mạnh, thậm chí triển khai kế hoạch nâng đỡ hỗ trợ những đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Tóm lại, chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược kinh doanh giữ một tầm quan trọng trong một doanh nghiệp. Nếu xác định đúng đắn chiến lược kinh doanh, thì doanh nghiệp sẽ có một kim chỉ nam dẫn đường. Có thể nói, chiến lược kinh doanh như là xương sống của một doanh nghiệp. Và các doanh nghiệp Nhật Bản, nhất là công ty Toyota Motor Corporation đã xây dựng và thực hiện
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TẬP ĐOÀN TOYOTA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM