Bài học thứ hai- Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty Toyota (Trang 91 - 95)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN

II. Thực trạng chiến lƣợc kinh doanh của công ty Toyota Motor Việt Nam .56 1. Tổng quan về công ty Toyota Motor Việt Nam

2. Bài học thứ hai- Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Đặc trưng lớn nhất của sản phẩm hàng hóa là nó được sản xuất ra nhằm thực hiện

Công tác tiêu thụ sản phẩm quyết định tính hiệu quả của một quá trình sản xuất và tái sản xuất trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình kinh doanh. Cùng với các biện pháp kích cầu của Nhà nước, các doanh nghiệp cần có sự nỗ lực cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

Có thể dễ dàng thấy rằng, Toyota Motor Việt Nam đã thực hiện rất tốt chiến dịch này. Với hình ảnh chiếc ô tô màu xanh, slogan của chiến dịch luôn là “Go green”

(Hành trình xanh) đã đi sâu vào trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Không chỉ là quảng bá cho kinh doanh, Toyota còn là một thương hiệu gắn liền với các chiến dịch bảo vệ môi trường, các phong trào mang tính chất cộng đồng và xã hội.

Điều đó đã tạo nên một thương hiệu cho Toyota.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo thị trường

Không chỉ đối với ô tô mà bất cứ sản phẩm nào cũng vậy, sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thì mới có khả năng tiêu thụ được. Nhu cầu về sản phẩm ô tô ngày càng tăng nhanh, đó là thuận lợi cho các doanh nghiệp ô tô nói chung nhưng muốn đẩy nhanh tốc độ, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, các công ty cần phải tìm hiểu và phân tích kỹ thị trường để phân chia thị trường thành từng đoạn, từng loại. Trên cơ sở đó, mỗi doanh nghiệp chọn cho mình những thị trường thích hợp, có như thế mới đảm

bảo sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ được, tránh tình trạng thua lỗ bế tắc như hiện nay.

- Tăng cường công tác quảng cáo nhằm đẩy mạnh khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong điều kiện hiện tại cho phép là vấn đề mang tính cấp bách. Mục tiêu hàng đầu của các công ty hiện nay là tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng, vì vậy các công ty cần chú ý đến công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Quảng cáo được coi như một thông tin thị trường về hàng hóa dịch vụ. Quảng cáo giúp công ty giới thiệu được một cách rộng rãi cho khách hàng biết về sản phẩm của mình, các ưu điểm tiện lợi của nó cũng như uy tín, thế lực của công ty. Nhờ nghệ thuật quảng cáo mà công ty sẽ tạo ra sự hấp dẫn khách hàng, tạo ý thích và lôi cuốn khách hàng mua sản phẩm của mình.

Nhiều hình thức quảng cáo khác nhau mà các doanh nghiệp đã lựa chọn: qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hội nghị khách hàng... Mỗi hình thức quảng cáo có đặc điểm và tác dụng khác nhau, các công ty nên kết hợp một cách hợp lý

các phương tiện quảng cáo để có thể thông tin rộng rại tới tất cả các khách hàng, khai thác ưu điểm của sản phẩm, đem lại hiệu quả quảng cáo cao nhất. Ngoài ra, các công ty có thể quảng cáo qua mạng Internet, đăng ký thuê bao quảng cáo trên Niên giám điện thoại.

- Thúc đẩy hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng, dịch vụ phụ tùng

Sau khi mua và sử dụng xe ô tô, khách hàng vẫn có một nhu cầu cấp thiết nữa không kém gì nhu cầu mua xe ô tô, đó là nhu cầu về dịch vụ sửa chữa ô tô. Bởi vì ô tô là một sản phẩm không nhỏ, để quá trình sử dụng bền, lâu dài nhất thiết cần đến dịch vụ bảo hành. Hơn nữa, yếu tố an toàn của xe có liên quan đến cả tính mạng con người và của cải của chính họ, vì vậy mà sự hướng dẫn sau bán hàng càng trở nên vô cùng quan trọng. Mặt khác, phụ tùng thay thế cho ô tô không đơn giản như xe đạp hay xe máy, mỗi hãng xe có một loại phụ tùng riêng mà các hãng xe khác nhau không thể lắp dẫn dùng chung được, đó là chưa kể cùng một hãng xe, một loại xe nhưng model khác nhau thì phụ tùng thay thế chưa chắc đã giống nhau.

Đối với các công ty lắp ráp ô tô, dịch vụ sau bán hàng là một công cụ cạnh tranh mới và hiệu quả.

Với mục tiêu không ngừng mang tới cho khách hàng sự hài lòng cao nhất, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Toyota VN đã liên tục đầu tư, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của dịch vụ sau bán hàng, đồng thời triển khai dịch vụ bảo dưỡng nhanh chóng, tiện lợi, nhằm giảm tối đa thời gian chờ đợi cho khách hàng. Mạng lưới bán hàng của Công ty gồm 23 đại lý và trạm dịch vụ uỷ quyền, hoạt động hiệu quả và đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. 100% khách hàng khi sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của Toyota đều cảm thấy hài lòng về dịch vụ bảo hành chất lượng cao, phụ tùng chính hãng, giao hàng đúng hạn, kịp thời. Đến nay, 6 dòng xe của Công ty đều giành được những thành công với số lượng khách hàng không ngừng tăng cao.

Các công ty có thể tham khảo:

+ Bán phụ tùng cho đại lý, trả trước 50%, số còn lại trả trong 6 tháng.

+ Kiểm tra xe miễn phí trong thời gian nhất định trong năm, có thể tiến hành các đợt kiểm tra tập trung.

+ Các công ty nên chuyên môn hóa các nhóm bán hàng theo chủng loại xe. Mỗi loại xe có khách hàng riêng, yêu cầu về quảng cáo tiếp thị khác nhau. Khi công ty phát triển, chuyên môn hóa nhóm bán hàng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, sự tập trung trong công việc tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược công ty Toyota (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w