Số câu: 60 – Thời gian: 60 phút
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
Nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A.
HCl trong C6H6 (benzen). C. Ca(OH)2 trong nước.
B. CH3COONa trong nước. D. NaHSO4 trong nước.
Câu 2 (QG.16): Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?
A. CH3COOH. B. C2H5OH. C. H2O. D. NaCl.
Câu 3: Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?
A. HCl→H++Cl .− B. CH COOH3 ơ →H++CH COO .3 − C.
H PO3 4ơ →3H++PO .43− D. Na PO3 4 →3Na++PO .43−
Câu 4: Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối axit là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 5: Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?
A. Fe(OH)3. B. Al. C. Zn(OH)2. D. CuSO4. Câu 6: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A.
dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2. B. dung dịch NaOH và Al2O3. C. K2O và H2O. D. Na và dung dịch KCl.
Câu 7: Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O3?
A. NaSO4, HNO3. B. HNO3, KNO3. C. HCl, NaOH. D. NaCl, NaOH.
Câu 8: Phương trình 2H+ + S2- → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng A. FeS + HCl → FeCl2 + H2S.
B. H2SO4 đặc + Mg → MgSO4 + H2S + H2O.
C.
K2S + HCl → H2S + KCl . D. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.
Câu 9: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA là
A. ns2np5. B. ns 2 np . 3 C. ns2np2. D. ns2np4. Câu 10: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.
C.
phân tử nitơ có liên kết ba khá bền. D. phân tử nitơ không phân cực.
Câu 11: Cho các phản ứng sau:
o o
t , xt t
2 2 2 2 3
(1) N +O ơ →2NO; (2) N + 3H ơ → 2NH Trong hai phản ứng trên thì nitơ
A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. B. chỉ thể hiện tính khử.
C.
thể hiện tính khử và tính oxi hóa. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 12: X là một oxit nitơ, trong đó O chiếm 36,36% về khối lượng. Công thức của X là A. NO. B. NO2. C. N2O . D. N2O5.
Câu 13: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện
A.
khói màu trắng. B. khói màu tím. C. khói màu nâu. D. khói màu vàng.
Câu 14: Tìm phản ứng viết sai:
A. NH3+HNO3 →NH NO .4 3 SĐT:
B.
4NH3+5O2 →to 4NO 6H O.+ 2 C.2NH3+3CuO→to N2+3Cu 3H O.+ 2
D. 3NH3+AlCl3+3H O2 →Al(OH)3 ↓ +3NH Cl.4
Câu 15: Cho Fe(III) oxit tác dụng với axit nitric thì sản phẩm thu được là A. Fe(NO3)3, NO và H2O. B. Fe(NO3)3, NO2 và H2O.
C. Fe(NO3)3, N2 và H2O. D. Fe(NO3)3 và H2O.
Câu 16: Kim loại sắt không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A.
HNO3 đặc, nguội. B. H2SO4 đặc, nóng. C. HNO3 loãng. D. H2SO4 loãng.
Câu 17: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2 là:
A. CuO, NO và O2. B. Cu(NO2)2 và O2. C. Cu(NO3)2, NO2 và O2. D. CuO, NO2 và O2.
Câu 18 (A.07): Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là
A. NO. B. NO2. C. N2O. D. N2.
Câu 19: (B.07): Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
A. chất xúc tác. B. chất oxi hoá. C. môi trường. D. chất khử.
Câu 20: Các số oxi hoá có thể có của photpho là:
A. –3 ; +3 ; +5. B. –3 ; +3 ; +5 ; 0.
C. +3 ; +5 ; 0. D. –3 ; 0 ; +1 ; +3 ; +5.
Câu 21: Trong các công thức sau đây, chọn công thức đúng của magie photphua
A. Mg3(PO4)2. B. Mg(PO3)2. C. Mg3P2. D. Mg2P2O7. Câu 22: Chọn công thức đúng của apatit
A. Ca3(PO4)2. B. Ca(H2PO4)2. C. 3Ca3(PO4)2.CaF2. D. CaHPO4. Câu 23: Độ dinh dưỡng của phân đạm là
A.
%N. B. %N2O5.
C. %NH3. D. % khối lượng muối.
Câu 24: Đạm amoni không thích hợp cho đất A.
chua. B. ít chua. C. pH > 7. D. đã khử chua.
Câu 25: Thành phần chính của supephotphat kép là
A. Ca(H2PO4)2, CaSO4, 2H2O. B. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2. C. Ca(H2PO4)2, H3PO4 . D. Ca(H2PO4)2.
Câu 26: Tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. 2C + Ca →to CaC2. C. C + 2H2 to
→ CH4. B.
C + CO2 →to 2CO . D. 3C + 4Al →to Al4C3.
Câu 27: Chất khí nào sau đây được tạo ra từ bình chữa cháy và dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày?
A. N2. B. CO. C. CH4. D. CO2.
Câu 28: (M.15): Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?
A. CO2. B. CO. C. SO2. D. NO2.
Câu 29: Cho các axit sau H2CO3 (1), H2SiO3 (2) và HCl (3), dãy được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit là
A. (1) < (2) < (3). B. (2) < (1) < (3). C. (3) < (2) < (1). D. (2) < (1) < (3).
Câu 30: Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit nào sau đây?
A.
HF . B. HCl. C. HBr. D. HI.
Thông hiểu (trung bình)
Câu 31: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu? SĐT:
A. H2S, H2SO3, H2SO4. B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2. C.
H2S, CH3COOH, HClO. D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Câu 32: (C.08): Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl(3), KNO3 (4).
Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:
A. (3), (2), (4), (1). B. (4), (1), (2), (3). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (1).
Câu 33: Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-. B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-. C.
Na + , NH4+ , SO42- , Cl - . D. Ag+, Mg2+, NO3-, Br- . Câu 34: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A.
HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3. C. HNO3, NaCl và Na2SO4. D. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2. Câu 35: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng:
A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.
B.
xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần.
C. xuất hiện kết tủa màu xanh.
D. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.
Câu 36: Cho phản ứng sau: X Y+ →BaCO3↓ +CaCO3↓ +H O2 . Vậy X, Y lần lượt là:
A. Ba(HCO3)2 và Ca(HCO3)2. B. Ba(OH)2 và Ca(HCO3)2. C. Ba(OH)2 và CaCO3. D. BaCO3 và Ca(HCO3)2.
Câu 37: Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3? A.
NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3. B. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3. C. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3. D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3. Câu 38: Cho sơ đồ phản ứng sau:
X
Y Z T
H2O H2SO4 NaOH đặc HNO3
Khí X dung dịch X to
. Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là:
A. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3. B. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2. C.
NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O. D. NH3, N2, NH4NO3, N2O.
Câu 39 (A.07): Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, Fe, ZnO, MgO.
C. Cu, Fe, Zn, Mg. D. Cu, FeO, ZnO, MgO.
Câu 40 (B.10): Cho sơ đồ chuyển hoá:
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4. B. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4. C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4. D. KH2PO4,K3PO4, K2HPO4.
Câu 41 (B.14): Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào sau đây?
A. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit.
B. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.
C. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.
D. Cho dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit.
Câu 42 (A.09): Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phân lân cung cấp nitơ hoá hợp cho cây dưới dạng ion nitrat (NO3-) và ion amoni (NH4+).
B. Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3.
C. Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK.
D. Phân urê có công thức là (NH4)2CO3.
Câu 43 (B.10): Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng. SĐT:
B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô.
C. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon.
D. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà.
Câu 44 (B.12): Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hỗn hợp FeS và CuS tan được hết trong dung dịch HCl dư.
B. Thổi không khí qua than nung đỏ, thu được khí than ướt.
C. Photpho đỏ dễ bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.
D. Dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3 hoà tan được bột đồng.
Câu 45 (C.13): Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. SiO2 là oxit axit.
B. Đốt cháy hoàn toàn CH4 bằng oxi, thu được CO2 và H2O.
C. Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, dung dịch bị vẩn đục.
D. SiO2 tan tốt trong dung dịch HCl.
Vận dụng (khá)
Câu 46: Cho các chất dưới đây: HClO4, HClO, HF, HNO3, H2S, H2SO3, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là
A.
5. B. 6. C. 7. D. 4.
Câu 47: Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là
A. 8. B. 7. C. 9. D. 10.
Câu 48: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 49: Trộn các cặp dung dịch các chất sau với nhau:
(1) NaHSO4 + NaHSO3; (2) Na3PO4 + K2SO4; (3) AgNO3 + FeCl3; (4) Ca(HCO3)2 + HCl;
(5) FeS + H2SO4 (loãng) ; (6) BaHPO4 + H3PO4; (7) NH4Cl + NaOH (đun nóng); (8) Ca(HCO3)2 + NaOH;
(9) NaOH + Al(OH)3; (10) CuS + HCl.
Số phản ứng xảy ra là:
A.
8. B. 5. C. 7. D. 6.
Câu 50: Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A.
4. B. 6. C. 3. D. 2.
Câu 51: Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là
A.
5. B. 6. C. 4. D. 7.
Câu 52: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4+ BaCl2 → (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → (3) Na2SO4 + BaCl2 → (4) H2SO4 + BaSO3 → (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Dãy gồm các phản ứng có cùng một phương trình ion thu gọn là:
A. (1), (3), (5), (6). B. (3), (4), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (3), (6).
Câu 53: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa:
A. NaCl, NaOH, BaCl2. B. NaCl, NaOH.
C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. D. NaCl.
Câu 54: (A.08): Cho các phản ứng sau:
SĐT:
Các phản ứng đều tạo khí N2 là:
A. (2), (4), (6). B. (3), (5), (6). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (5).
Câu 55: Cho các phát biểu sau:
(a) Nitơ có độ âm điện lớn hơn photpho;
(b) Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hóa học yếu hơn photpho;
(c) Photpho đỏ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho trắng;
(d) Trong hợp chất, photpho có hóa trị cao nhất là 5, số oxi hóa cao nhất là +5;
(e) Photpho chỉ có tính oxi hóa, không có tính khử.
Những phát biểu không đúng là
A. (b), (e). B. (c), (e). C. (c), (d). D. (e).
Câu 56: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có hoá trị V, số oxi hoá +5;
(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dẫn khí qua bình đựng vôi sống (CaO) ; (3)
HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm;
(4)
d u n g d ị c h HNO3 để l âu t h ư ờ n g n gả sa n g m àu nâu l à do du n g d ị c h HNO3 có h o à t an m ộ t l ượ n g n h ỏ khí NO2.
Số phát biểu đúng:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 57: Cho các phát biểu sau:
(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.
(b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.
(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.
(d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 58: Cho các phát biểu sau:
(1) Cacbon nằm ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
(2) Cấu hình electron của nguyên tử cacbon là 1s2 2s 2 2p . 2 (3) Cacbon là nguyên tử kim loại.
(4) Nguyên tử cacbon có thể tạo được tối đa 4 liên kết cộng hoá trị với các nguyên tử khác. Ngoài ra, trong một số hợp chất nguyên tử cacbon còn có cộng hoá trị hai.
(5) Các số oxi hoá của cacbon là -4, 0, +2 và +4.
Số phát biểu đúng là A.
4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 59: Cho các phát biểu sau:
(1) Cacbon monooxit là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt.
(2) Khí CO rất độc. Khi thở phải khí CO, nó kết hợp với chất hêmôglôbin (hồng cầu) trong máu thành một hợp chất bền, làm cho hêmôglôbin mất tác dụng vận chuyển oxi từ phổi đến các tế bào.
(3) Cacbon monooxit là oxit trung tính và có tính khử mạnh.
(4) Khí than ướt chứa trung bình khoảng 44% CO, khí than khô chứa trung bình khoảng 30% CO.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 60: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(a) Cho dung dịch KMnO4 tác dụng với dung dịch HF (đặc) thu được khí F2. (b) Dùng phương pháp sunfat điều chế được: HF, HCl, HBr, HI.
(c) Điện phân nước, người ta thu được khí oxi ở catot.
(d) Amophot (hỗn hợp các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4) là phân hỗn hợp. SĐT:
(e) Trong phòng thí nghiệm, khí CO được điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc vào axit fomic và đun nóng.
(f) Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách dùng than cốc khử silic đioxit trong lò điện ở nhiệt độ cao.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
____HẾT____
SĐT:
10 ĐIỀU THẦY BÌNH DẠY VỀ ĐẠI CƯƠNG HÓA HỮU CƠ
1. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, CaCO3, NaHCO3, HCN, NaCN, Al4C3, CaC2, …
2. Phân tích định tính nhằm xác định nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ.
Phân tích định lượng nhằm xác định hàm lượng (%m) của nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
3. Công thức tổng quát cho biết thành phần nguyên tố: CxHyOzNtXv. 4. Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử mỗi nguyên tố.
5. Công thức phân tử cho biết số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố.
6. Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa C, thường chứa H, O, N, Cl, ...
7. Liên kết chủ yếu trong hóa học hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
Liên kết đơn: “−” chứa 1 liên kết xich ma (δ); liên kết đôi “=” chứa 1δ + 1π; liên kết ba “ ≡” chứa 1δ + 2π.
8. Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo hướng xác định.
9. Đồng đẳng là hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng thành phần hơn kém nhau 1 hay nhiều nhóm – CH2–
10. Đồng phân là hiện tượng các chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.
1. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon trừ: Oxit cacbon (CO, CO2); axit cacbonic (...);
muối cacbonat (...); hợp chất xianua (...); hợp chất cacbua (...).
2. Hợp chất hữu cơ được chia thành 2 loại:
+ ...: Chỉ chứa C và H.
+ ...: Ngoài C, H còn có nguyên tố khác như O, N, Cl, ....
3. Cho các chất: NaHCO3, CaC2, HCOOH, (NH4)2CO3, HCHO, CH4, KCN, C6H5OH, C2H5OH, CaCO3, CHCl3, CH3OH, C3H9N, C4H8, Al4C3, (NH2)2CO, C2H4O, CaC2O4, C6H6.
- Hiđrocacbon gồm: ……….
- Dẫn xuất của hiđrocacbon gồm: ………
………..
- Hợp chất vô cơ gồm: ……….…
5. Phân tích ... nhằm xác định nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ.
Phân tích ……… nhằm xác định hàm lượng của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
6. Công thức ……….. cho biết tỉ lệ số nguyên tử mỗi nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
Công thức ……….. cho biết số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố.
Công thức ……….. cho biết số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
7. Liên kết chủ yếu trong hóa học hữu cơ là liên kết ………..
8. ……….. là hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng thành phần hợn kém nhau 1 hay nhiều nhóm – CH2-.
9. ……… là hiện tượng các chất khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử.
10. Một số loại phản ứng hữu cơ thường gặp bao gồm :...
………..……
11. Các phát biểu sau đúng hay sai? Hãy giải thích.