Phương pháp chuẩn hóa điện tích

Một phần của tài liệu KN bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) (Trang 46 - 59)

PHƯƠNG PHÁP CHUẨN NGOẠI

Phương pháp chuẩn ngoại là phương pháp định lượng cơ bản, trong đó cả 2 mẫu chuẩn và thử đều được tiên hành sắc ký trong cùng điều kiện.

So sánh diện tích (hoặc chiều cao) pic của mẫu thử với diện tích (hoặc chiều cao) pic của mẫu chuẩn sẽ tính được nồng độ của các chất trong mẫu thử.

Có thể sử dụng phương pháp chuẩn hoá 1 điểm hoặc nhiều điểm.

ThS.Trần Hoàng Thịnh Tel: 0902 902 064. Email: hoangthinh6@gmail.com PHƯƠNG PHÁP CHUẨN NGOẠI

PHƯƠNG PHÁP CHUẨN NGOẠI

* Chuẩn hoá nhiều điểm: Tiến hành qua các bước sau :

Chuẩn bị một dãy chuẩn với các nồng độ tăng dần rồi tiến hành sắc ký.

Các đáp ứng thu được là các diện tích hoặc chiều cao pic ở mỗi điểm chuẩn.

Vẽ đồ thị chuẩn biểu diễn sự tương quan giữa diện tích S (hoặc chiều cao

H) pic với nồng độ của chất chuẩn (C), xem hình 3.12.

Sử dụng đoạn tuyến tính của đường chuẩn để tính toán nồng độ của chất cần xác định. Có thể thực hiện việc tính toán này theo 2 cách :

 Áp dữ kiện diện tích (hoặc chiều cao) pic của chất thử vào đường chuẩn sẽ suy ra được nồng độ của nó .

ThS.Trần Hoàng Thịnh Tel: 0902 902 064. Email: hoangthinh6@gmail.com PHƯƠNG PHÁP CHUẨN NGOẠI

PHƯƠNG PHÁP CHUẨN NỘI

Phương pháp chuẩn nội (ISTD) giúp khắc phục được những nhược điểm trên của ESTD. Ngoài ra, nó còn có thể giúp cực tiểu hóa được những sai số gây nên do máy móc và kỹ thuật.

Kỹ thuật chuẩn nội có thể được tóm tắt như sau: Người ta thêm vào cả mẫu chuẩn lẫn mẫu thử những lượng bằng nhau của một chất tinh khiết, rồi tiến hành sắc ký trong cùng điều kiện. Chất được thêm này gọi là chuẩn nội.

Từ những dữ kiện về: diện tích (hoặc chiều cao) pic và lượng (hoặc nồng độ) của chuẩn, chuẩn nội và mẫu thử, có thể xác định được hàm lượng

của thành phần cần định lượng trong mẫu thử một cách chính xác.

ThS.Trần Hoàng Thịnh Tel: 0902 902 064. Email: hoangthinh6@gmail.com PHƯƠNG PHÁP CHUẨN NỘI

một số yêu cầu đặt ra với chất chuẩn nội:

 Trong cùng điều kiện sắc ký, chất chuẩn nội phải được tách hoàn toàn và có thời gian lưu gần với thời gian lưu của chất cần phân tích trong mẫu thử

 Có cấu trúc hoá học tương tự như chất thử

 Có nồng độ xấp xỉ với nồng độ của chất thử

 Không phản ứng với bất kỳ thành phần nào của mẫu thử

 Phải có độ tinh khiết cao và dễ kiếm

PHƯƠNG PHÁP CHUẨN NỘI

Vì rằng đáp ứng (response) của chất chuẩn và chuẩn nội với detector không cùng độ nhạy, nên trước hết cần phải xác định hệ số đáp ứng (response factors) để hiệu chính trong tính kết quả.

* Xác định hệ số đáp ứng FX :

Chuẩn bị một hỗn hợp có chứa những lượng (hoặc nồng độ) đã biết của chất chuẩn và chuẩn nội rồi chạy sắc ký. Sắc đồ thu được sẽ cho ta biết các dữ liệu về diện tích của các pic.

Trong phương pháp chuẩn nội, người ta thấy có mối tương quan giữa tỷ số của khối lượng (hoặc nồng độ) của chuẩn và chuẩn nội với tỷ số diện tích của 2 pic. Và hệ số đáp ứng được tính theo phương trình

ThS.Trần Hoàng Thịnh Tel: 0902 902 064. Email: hoangthinh6@gmail.com ở đây:

- mC , mIS lần lượt là khối lượng của chất chuẩn và chuẩn nội.

- CC , CIS lần lượt là nồng độ của chuẩn và chuẩn nội.

- SC , SIS lần lượt là diện tích pic chuẩn và chuẩn nội.

PHƯƠNG PHÁP THÊM CHUẨN

ThS.Trần Hoàng Thịnh Tel: 0902 902 064. Email: hoangthinh6@gmail.com

PHƯƠNG PHÁP CHUẨN HÓA DIỆN TÍCH

Nguyên tắc:

 Hàm lượng phần trăm của một chất trong hỗn hợp nhiều thành phần được tính bằng tỷ lệ phần trăm diện tích pic của nó so với tổng diện tích của tất cả các pic thành phần trên sắc đồ .

 Phương pháp này yêu cầu tất cả các thành phần đều được rửa giải và đươc phát hiện.

 Tất cả các thành phần đều có đáp ứng detector (response) như nhau.

 Kỹ thuật này được sử dụng nhiều trong sắc ký khí vì thường có đáp ứng như nhau ở detector ion hoá ngọn lửa (FID).

 Trong khi đó lợi ích của kỹ thuật này trong HPLC bị hạn chế vì đáp ứng như nhau là điều thiếu chắc chắn.

ThS.Trần Hoàng Thịnh Tel: 0902 902 064. Email: hoangthinh6@gmail.com

Một phần của tài liệu KN bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)