a. Những loại thức ăn dùng trong ương cá tra giống: Ngoài thức ăn tự nhiên, ao ương vẫn cần bổ sung một lượng thức ăn hàng ngày nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự sinh trưởng của cá và duy trì sự phát triển của tảo để giúp cho ĐVPS phát triển. ĐVPS là nguồn thức ăn rất cần thiết cho cá tra bột trong thời gian khoảng 20 ngày đầu của chu kỳ sống.
Trong thời gian ương từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 15 (sau khi thả cá bột), các hộ ương thường sử dụng các loại thức ăn chính như: Bột sữa, bột đậu nành, bột cá, trứng vịt, trứng nước và thức ăn công nghiệp dạng bột mịn để đưa xuống ao ương. Các loại nguyên liệu này được các hộ ương pha loãng với nước và tát đều ao (các hộ ương thường gọi là “tạt mồi”). Theo kết quả khảo sát, đa số hộ ương tạt mồi từ ngày thứ 2 sau khi thả (chiếm 54,5%), có những hộ bắt đầu “tạt mồi” sớm nhất vào ngày thứ 1 (chiếm 23,8%) và bắt đầu ‘tạt mồi” muộn nhất vào ngày thứ 5 (chiếm 1,9%). 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 85.1% 71.3% 10.9% 10.9% 77.2% 85.1% 10% 0% Các nguyên liệu s ử dụng
Hình 3.3: Các loại nguyên liệu thường sử dụng khi ương cá.
Theo kết quả ở hình 3.3 cho thấy: bột sữa, bột đậu nành, trứng nước và thức ăn tổng hợp dạng min có tần suất sử dụng cao (71,3%- 85,1%), trong khi đó
bột cá và trứng vịt chỉ có một số hộ sử dụng (10,9% cho mỗi loại) trong 15 ngày đầu ương cá.
Trong quá trình điều tra, ở huyện Châu Phú có hộ anh Nguyễn Văn Hậu (ấp Khánh Lợi, xã Khánh Hòa) thiết lập hệ thống đường ống có gắn các vòi phun và dùng môtơ điện bơm thức ăn (đã pha loãng với nước) phun khắp ao ương. Phương pháp này rất tiện lợi và ít tốn thời gian so với phương pháp thủ công. Đây là một tiến bộ kỹ thuật về phương pháp cho cá ăn cần giới thiệu đến các hộ ương khác.
Vòi phun thức ăn
Hình 3.4: Hệ thống phun thức ăn của anh Nguyễn Văn Hậu. b. Lịch trình sử dụng thức ăn sau khi thả cá của các hộ ương
Theo thực tế điều tra, sau khi thả cá tra bột, mỗi hộ ương đều có một công thức sử dụng các loại thức ăn trên với thành phần, liều lượng và khoảng thời gian cho ăn khác nhau nên khó tổng hợp thành một qui trình chung để đánh giá.
Trong khoảng 15 ngày đầu, các hộ ương đều dùng các loại thức ăn giàu đạm như bột sửa, bột đậu nành, bột cá …để bổ sung cho ao với 2 mục đích: làm thức ăn trực tiếp (cá ăn) và làm thức ăn gián tiếp (kích thích cho tảo, sau đó là động vật phù du phát triển) cho cá tra giống.
Từ ngày ương thứ 15 trở đi, các hộ ương đã tập cho cá ăn hoàn toàn 100% các loại TACN dạng viên với kích cỡ viên và liều lượng thức ăn tùy theo sự tăng trọng và tỷ lệ sống của cá (thường thì sau 1 tuần là tăng kích cỡ viên thức ăn lên 1 cấp).
Bảng 3.7: Lịch trình sử dụng thức ăn sau khi thả cá tra bột
Trứng nước (có tên khoa học là Moina spp) là loại thức ăn giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sinh trưởng và phát triển của cá tra trong giai đoạn ương từ cá bột lên cá giống.
Thực tế khảo sát cho thấy, trứng nước mà cá hộ ương mua để sử dụng thường được chứa trong bọc nilon và được dự trữ lạnh để sử dụng dần trong quá trình ương, do đó chúng đều đã chết, nên nguồn thức ăn này không còn là thức ăn sống (life food). Trong quá trình sử dụng các hộ ương đều không sát trùng trứng nước trước khi cho ăn, cho nên việc sử dụng trứng nước đã chết và không qua khâu khử trùng có thể vô tình sẽ đem mầm bệnh vào ao ương.
Do các hộ ương đưa vào ao nhiều loại nguyên liệu như: Bột sữa, bột đậu nành, bột cá … nên có thể gây nên hiện tượng phú dưỡng trong ao ương, tảo và ĐVPD phát triển mạnh sẽ làm pH, oxy hòa tan … biến động lớn trong ngày, làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống và sức khỏe của cá.
Theo kết quả khảo sát, số lần cho ăn trong giai đoạn ương từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 14 trung bình là: 3.5 lần/ngày (± 1,1), trong đó hộ có số lần cho cá ăn nhiều nhất: 6 lần/ngày. Từ ngày thứ 15 trở đi, số lần cho ăn là 2 lần/ngày, vào thời điểm buổi sáng và chiều mát.