Tình hình nghiên cứu bệnh trên cá tra ở tỉnh An Giang:

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và TÌNH HÌNH BỆNH TRONG AO ƯƠNG cá TRA (pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1878) ở 3 HUYỆN tân CHÂU, CHÂU PHÚ và PHÚ tân, TỈNH AN GIANG (Trang 29 - 31)

Dịch bệnh trên cá là 1 trong những yếu tố luôn gây bất lợi cho người nuôi thủy sản, đặc biệt là đối với nghề nuôi cá tra của tỉnh [3].

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Anh Dũng (2005) khi khảo sát tình hình bệnh trên cá tra nuôi ao thâm canh ở 7 vùng nuôi trong tỉnh thì có 2 loại ký

sinh trùng được biết nhiều nhất là trùng bánh xe (Trichodina) và sán lá mang (Dactylogyrus). Đây là 2 loài thường gây thiệt hại nhiều cho nghề nuôi cá tra thâm canh. Trùng bánh xe gặp nhiều nhất ở loại hình nuôi ao với 68,3% số hộ ghi nhận. Sán lá mang thì chỉ có 24% số hộ ghi nhận. Mùa vụ xuất hiện bệnh: Ở mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 11), bệnh trùng bánh xe và sán lá mang xuất hiện xấp xỉ nhau với 73% số hộ ghi nhận; khi lũ rút (tháng 11-12), thì bệnh trùng bánh xe xuất hiện cao nhất với 85,4% số hộ ghi nhận [3].

Kết quả khảo sát sự nhiễm ký sinh trùng trên cá tra nuôi thâm canh ở tỉnh An Giang của Nguyễn Thị Thu Hằng (2008) thì qua khảo sát 329 mẫu cá tra đã định loại 19 loài ký sinh trùng thuộc 4 ngành, trong đó ngành Protozoa: 11 loài, ngành Myxozoa: 2 loài, ngành giun sán: 6 loài và ngành giáp xác: 1 loài. Kết quả kiểm tra 73 mẫu cá bệnh tại hiện trường đã phát hiện 5 loài KST gồm Myxobolus sp., Trichodina sp., Dactylogyrus sp., Ichthyonyctus pangasia và Bucephalosis gracilescens. Tuy nhiên, mức độ nhiễm của các loài KST này vẫn chưa đủ gây thành dịch bệnh làm cá chết hàng loạt [9].

Đối với bệnh do tác nhân vi khuẩn thì theo Trần Anh Dũng (2005): Bệnh xuất huyết có 68,3% số hộ ghi nhận, bệnh phù đầu có 51,2% và bệnh vàng da có 24,4% số hộ ghi nhận. Tỉ lệ xuất hiện bệnh mủ gan trên cá tra nuôi thâm canh ở An Giang khoảng 61%, không cao hơn so với bệnh xuất huyết (68,3%) nhưng có tỷ lệ chết là cao nhất (60 - 80%), đặc biệt là ở giai đoạn cá giống, tỷ lệ hao hụt do bệnh này đã làm giảm năng suất đáng kể cho các mô hình nuôi. Riêng bệnh vàng da chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây và gây hao hụt lớn trong mô hình nuôi cá tra thâm canh nhưng nguyên nhân vẫn chưa được nghiên cứu. Thời gian xuất hiện bệnh vi khuẩn hầu như quanh năm, nhưng đối với bệnh mủ gan thì xuất hiện nhiều vào thời gian lũ về với tỷ lệ là 87,8% số hộ ghi nhận. Vào thời gian lũ rút thì các hộ nuôi ghi nhận bệnh xuất huyết xuất hiện cao nhất với 85,4% và bệnh vàng da xuất hiện với 78,1% [3].

Theo kết quả phân tích vi sinh của trường Đại học Cần Thơ từ mẫu gan, thận và tỳ tạng trên 90 mẫu cá tra giống thu ở huyện Tân Châu-An Giang từ năm 2005-2007, đã phân lập được 26 dòng vi khuẩn và định danh được 4 giống. Kết quả định danh phát hiện vi khuẩn Aeromonas hydrophila hiện diện ở hầu hết các ao nuôi từ lúc ương giống đến giai đoạn thịt [27].

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG kỹ THUẬT và TÌNH HÌNH BỆNH TRONG AO ƯƠNG cá TRA (pangasianodon hypophthalmus sauvage, 1878) ở 3 HUYỆN tân CHÂU, CHÂU PHÚ và PHÚ tân, TỈNH AN GIANG (Trang 29 - 31)