Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm he

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến NĂNG SUẤT NUÔI tôm THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH tại HUYỆN BÌNH đại, TỈNH bến TRE (Trang 38 - 44)

chân trắng thâm canh tại tỉnh Bến Tre

2.2.1. Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng ở Bến Tre ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm he chân trắng thâm canh

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên, khí hậu tỉnh Bến Tre

Vị trí địa lý: Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xòe rộng ra ở phía đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh có 2.315,01 km2, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển 65km. Bốn con sông lớn: Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bạo và chia Bến Tre thành ba phần: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê … đây là đặc điểm thuận tiện cho giao thông vận tải cũng như thủy lợi và phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

Do đặc điểm tự nhiên, Bến Tre được phân thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: vùng ngọt, vùng lợ và vùng mặn. Trong đó vùng mặn có thể mạnh là nuôi trồng thủy sản với các loài có giá trị kinh tế cao như: tôm, cua, nghêu, sò huyết..

Yếu tố khí hậu: bao gồm các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa là những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển nghề nuôi tôm he chân trắng thương phẩm, đặc biệt là nhiệt độ.

Nhiệt độ: là yếu tố quan trọng chi phối đời sống của tôm nuôi, nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng như sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ đều gây bất lợi cho việc tăng trưởng của tôm he chân trắng. Nhiệt độ ngoài ảnh hưởng trực tiếp còn ảnh hưởng gián tiếp đến tôm thông qua mối quan hệ giữa nhiệt độ nước với khả năng hòa tan oxy, sự chênh lệch nhiệt độ theo độ sâu, sự phân hủy mùn bã hữu cơ, ảnh hưởng đến hàm lượng khí độc. .. Tôm he chân trắng phát triển tốt nhất trong môi trường nhiệt độ khoảng 27-290C (Nguyễn Trọng Nho, 2006), điều này phù hợp với nhiệt độ tỉnh Bến Tre.

Khí hậu: Nhiệt độ của tỉnh Bến Tre tương đối cao, đủ cho sự phát triển của tôm he chân trắng. Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao.

Ít biến dổi quanh năm. Trị số trung bình khoảng 270C. Tháng nóng nhất là tháng 4-5, nhiệt độ trung bình khoảng 290C. Tháng ít nóng nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình khoảng 250C, chênh lệch giữa tháng ít nóng nhất và nóng nhất là 40C. Trong toàn tỉnh, chưa bao giờ nhiệt độ trung bình ngày dưới 250C. Hàng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16 tháng 4 và 27 tháng 7), lượng bức xạ dồi dào, trung bình đạt tới 160 kcal/cm2. Với vị trí nằm tiếp giáp với Biển Đông nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 150 trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt.

Độ ẩm: Bến Tre có một hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, do đó có độ ẩm trong không khí tương đối cao, và sự chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít nhất vào khoảng 15%. Trong tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, độ ẩm trung bình từ 83 đến 90%. Độ ẩm nhỏ nhất thường xảy ra vào tháng 12 và tháng 1 (từ 40-50%).

Phân bố mưa: Bến Tre nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, hằng năm có một mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và một mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa tây nam. Lượng mưa hằng năm trung bình các nơi trong toàn tỉnh từ 1.250 mm đến 1.500 mm. Sự phân bố mưa trong tỉnh theo không gian không lớn, lượng mưa ở vùng ven biển thấp hơn các khu vực khác. Lượng mưa tại thành phố Bến Tre nhiều hơn cả. Trong suốt mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm từ 1,5% đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Trong năm, lượng mưa trung bình đạt từ 1.200-1.400 mm, trong khi đó thị xã đạt lượng mưa cao nhất: 1.414 mm. Các vùng ven biển và Chợ Lách có lượng mưa thấp nhất trong tỉnh, đạt từ 1.210 đến 1.240 mm. Các mùa khô tháng 1, 2, 3 trung bình chỉ có từ 1 đến 2 ngày mưa, lượng mưa cũng tăng nhanh và giảm xuống khoảng 20 mm trong những tháng chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô, hay mùa khô sang mùa mưa. Đó là các tháng 4 và tháng 12, điều này phần nào cũng ảnh hưởng bất lợi đến tình hình nuôi tôm he chân trắng do mùa khô thường hạn và thiếu nước ngọt.

2.2.1.2. Đặc điểm hải văn biển

Nằm kề bên Biển Đông, những con sông Bến Tre không những tiếp nhận nguồn nước từ Biển Hồ đổ về, mà hằng ngày hằng giờ còn tiếp nhận nguồn nước biển do thủy triều đẩy vào. Tuy mức độ mỗi sông, hoặc mỗi đoạn sông có khác nhau, song ở bất kỳ chỗ nào, từ Mỹ Thuận tới các cửa sông, mùa cạn hay mùa lũ, mực nước các sông hằng ngày đều có dao động theo sự chi phối của thủy triều.

Biên độ thủy triều: Vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật triều không đều. Hầu hết các ngày đều có 2 lần nước lên, 2 lần nước xuống. Chênh lệch giữa đỉnh - chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 tới 3,5 m. Chênh lệch giữa đỉnh - chân triều những ngày triều kém thường dưới hoặc xấp xỉ 1m. Biên độ hằng ngày kỳ triều cường thường lớn gấp 1,5 đến 2 lần kỳ triều kém, song với vùng bán nhật triều điều chênh lệch này không lớn.

Trong mỗi chu kỳ nửa tháng, bắt đầu là 1,2 ngày triều kém, đến giữa chu kỳ là triều cường, cuối chu kỳ là 1,2 ngày triều kém. Kỳ nước cường thường xảy ra sau ngày không trăng (đầu tháng âm lịch) hoặc ngày trăng tròn (rằm, khoảng 2 ngày).

2.2.1.3. Đặc trưng về thủy quyển

Nguồn nước là một trong những yếu tố quan trọng cho việc lựa chọn vùng nuôi cho phù hợp nên việc đánh giá khai thác diện tích các thủy vực có nguồn nước mặn và nước ngọt là rất quan trọng đối với việc quy hoạch vùng nuôi tôm he chân trắng thương phẩm.

Nằm ở hạ lưu sông Mekong, giáp với Biển Đông, nơi mà 4 trong 9 “con rồng” nhả nước ra biển. Bến Tre có một mạng lưới sông ngòi chằng chịt với tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên 82 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Ba Lai 59 km, sông Mỹ Tho 83 km. Mật độ sông ngòi dày đặc này đã khiến cho giao thông thủy thuận lợi, nguồn thủy sản phong phú, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng kể cho giao thông bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều Biển Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng.

Trữ lượng nước ngầm: Kết quả thăm dò địa chất - thủy văn về nước ở giồng cát, nước ngầm tầng nông và nước ngầm tầng sâu cho thấy ở Bến Tre có 3 tầng nước.

Nước ở giồng cát: Toàn tỉnh có diện tích đất giồng cát là 12.179 ha, bên tầng đất dưới chứa nước ngọt do nước mưa ngấm xuống, đủ để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của người dân. Theo dự tính toán của cơ quan khảo sát về nước ngầm, thì nước ở giồng cát có tổng trữ lượng là 12 triệu m3, mo đun khai thác khoảng 844 m3/ngày/km2.

Nước ngầm ở tầng (<100m): gồm hai tầng: tầng thứ nhất ở độ sâu 30- 50m, phân bố trải rộng khắp tỉnh với bề dày tầng chứa nước < 10m. Tầng thứ hai ở độ sâu từ 60-90m, phân bố trải rộng khắp tỉnh với bề dày tầng nước > 10m.

Nước ngầm ở tầng sâu (>100m): Tầng này gồm 2 phức hệ chứa nước. Phức hệ chứa nước Pléistocène có nhiều lớp đan xen đến chiều sâu 395m. Diện tích phân bố tầng nước nhạt này khoảng 112 km2 từ thị xã Bến Tre về đến phía bắc phà Rạch Miễu với trữ lượng tiềm năng là 74.368 m3/ngày đêm, khả năng khai thác công nghiệp cho phép là 10.500 m3/ngày đêm. Các khu vực còn lại là nước lợ, mặn. Phức hệ chứa nước Miocène tồn tại ở độ sâu 400 m trở xuống, gồm nhiều tầng nước, trong đó quan trọng nhất là tầng ở độ sâu 410-440 m, có bề dày trung bình tầng chứa nước là 18 m. Nước có chất lượng tương đối tốt, đạt tiêu chuẩn vi sinh. Tầng chứa nước nhạt này phân bố từ thành phố Bến Tre lên phía bắc huyện Châu Thành, với diện tích rộng 150 km2. Trữ lượng khai thác công nghiệp cho phép là 300-500 m3/ngày đêm. Các khu vực còn lại nhiễm mặn cao.

Điều này chứng tỏ trữ lượng nước ngầm ở Bến Tre tương đối lớn, đủ để cung cấp cho đời sống sinh hoạt của nhân dân cũng như hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là vào mùa khô.

2.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Bến Tre 2.2.2.1. Giá trị xuất khẩu thủy sản tỉnh Bến Tre

Xuất khẩu thủy sản năm 2005 tỉnh Bến Tre đạt 27,4 triệu USD, trong đó giá trị tôm xuất khẩu đạt 13,6 triệu USD chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Năm 2006, xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt 36,6 triệu USD, trong đó giá trị tôm xuất khẩu đạt 13,4 triệu USD chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh ước tính là 62 triệu USD, trong đó giá trị tôm xuất khẩu đạt 7,2 triệu chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tôm có chiều hướng

giảm do các nhà máy trong tỉnh chuyển cơ cấu sản phẩm từ tôm đông lạnh sang cá tra philê đông lạnh nhưng giá trị sản lượng tôm nuôi vẫn chiếm tỉ trọng khá cao so với tổng giá trị sản xuất thủy sản nuôi của cả tỉnh.

Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững và tạo nguồn nguyên liệu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm ổn định cho các nhà máy chế biến và người nuôi yên tâm đầu tư sản xuất, ngành tiếp tục triển khai hợp đồng liên kết giữa nhà máy chế biến với người nuôi và bao tiêu sản phẩm theo giá sàn, hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho người nuôi. Đồng thời đầu tư xây dựng cơ bản cũng được chú trọng, với nhiều dự án đã được triển khai như cảng cá Bình Đại tổng vốn đầu tư 19,8 tỉ đồng; dự án hệ thống thủy lợi cấp nước ngọt từ hồ chứa Ba Lai phục vụ nuôi thủy sản Bình Đại đã xong phần thiết kế kỹ thuật thi công, kinh phí 82 tỉ đồng; dự án khu neo đậu trú bão cho tàu cá, kinh phí thực hiện 34 tỉ đồng. Các dự án đang được khẩn trương thực hiện đúng theo tiến độ.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã xây dựng tuyến đê biển Bình Đại dài 46,3 km (cao trình đỉnh đê: + 3,5m; mặt đê rộng 5m) để ngăn bão lũ, nước dâng, chắn sóng biển …

2.2.2.2. Lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bến Tre

Hiện nay, có khoảng 50.000 lao động Bến Tre đang làm việc tại các cụm khu, công nghiệp ngoài tỉnh và 30.000 lao động đang có việc làm ổn định tại địa phương.

Tiềm năng cung ứng lao động của Bến Tre rất dồi dào. Bình quân hàng năm Bến Tre có số lao động nhập nguồn khoảng 20.000 người cộng với lực lượng hiện đang có nhu cầu việc làm khoảng 30.000 lao động. Trong kế hoạch, đến cuối năm 2008, Bến Tre phấn đấu giải quyết cho 30.000 lao động, xuất khẩu lao động 1.000 lao động. Như vậy, Bến Tre vẫn còn nguồn “dự trữ” 20.000 lao động. Thật ra, nguồn “dự trữ” này chỉ có khoảng 5.000 lao động thiếu điều kiện phù hợp để giải quyết việc làm do văn hóa tháp, không chịu học nghề, không thích hợp với môi trường lao động tập thể, không thích làm việc … Số còn lại là khoảng 15.000 lao động đang lao động tự do do có thu nhập nhưng không ổn định. Riêng khoảng 30.000 lao động nằm trong số “quy hoạch việc làm” đều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuộc diện “có ý chí tìm việc ổn định”. Số lao động này đủ sức đáp ứng nhu cầu của các cụm, khu công nghiệp trong tỉnh đang dần hình thành.

Bến Tre còn 42.629 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,01% tổng số hộ, mặc dù đã giảm đến 4,37%, con số đáng kể so với năm 2006. Có nhiều nguyên nhân nghèo nhưng chủ yếu vẫn là thiếu việc làm ổn định.

Hầu hết những người nuôi tôm ở Bến Tre là nông dân gắn bó lâu đời với nghề trồng lúa, làm vườn. Trước đây, ở các huyện ven biển, nghề trồng lúa là kế sinh nhai chủ yếu của nhiều gia đình nông dân. Vào những năm đầu thập kỷ 90, khi Việt Nam mới bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa, đời sống nông dân và ngư dân Bến Tre còn vất vả, khó khăn. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp độc canh, nguồn thu nhập tháp và đơn điệu đã tró chân người nông dân Bến Tre trong vòng nghèo đói, không tạo được sự đột phá trong nền kinh tế nông dân. Sự thay đổi diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng lan rộng khắp các vùng nông thôn ven biển. Những cánh đồng trồng lúa, những ruộng muối hiệu quả thấp và đất bỏ hoang đã nhanh chóng chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Người dân Bến Tre cho biết, một hecta trồng lúa mỗi vụ chỉ lãi khoảng 3 triệu đồng, nhưng nuôi tôm nếu không gặp rủi ro có thể lãi 100-150 triệu đồng. Chuyển sang nghề nuôi tôm xuất khẩu là bước ngoặc quan trọng của người nông dân Bến Tre: từ người sản xuất hàng hóa nhỏ, giản đơn trở thành người sản xuất hàng hóa quy mô, tham gia vào phân công lao động quốc tế. Những thói quen, tập quán canh tác, kỹ thuật lạc hậu đã được thay đổi trên nền tảng của sản xuất hàng hóa với trình độ cao hơn. Các thành phần kinh tế đua nhau đầu tư đào ao nuôi tôm, phát triển các hoạt động dịch vụ và chế biến xuất khẩu, làm gia tăng thêm việc làm trong xã hội. Đầu tư tăng là động lực thúc đẩy nghề nuôi tôm phát triển trên diện rộng, các ao tôm ồ ạt được xay dựng trên những cánh đồng lúa, trên đất làm muối và đất đai còn bỏ hoang dẫn tới nhu cầu lao động nuôi tôm tăng, từ đó diễn ra một quá trình tái cơ cấu lao động ở vùng nông thôn Bến Tre. Lao động nuôi tôm có thể phân loại thành lao động chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, lao động trực tiếp nuôi tôm, lao động quản lý, dịch vụ và lao động làm các công việc phục vụ nuôi tôm. Một vụ tôm từ khi thả tôm đến khi thu hoạch kéo dài khoảng 4 tháng, nhưng người làm thuê có thể làm việc từ 6-8 tháng/năm và họ được hưởng tiềng công

mỗi tháng từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng. Trung bình mỗi hộ nghèo ở xã Đại Hòa Lộc và xã Thạnh Phước có từ 1-3 lao động làm thuê, với thu nhập như thế có thể trang trải những khoản chi phí tối thiểu cho gia đình. Công việc làm thuê vất vả, cường độ lao động lớn như số tiền công thu được đã giúp cho nhiều gia đình thoát nghèo. Một số người trước đây phải rời quê đi làm thuê ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa –Vũng Tàu, đến nay đã có việc làm tại thôn ấp. Vì vậy, đã giảm bớt dòng di dân ra các thành phố cùng với những áp lực do quá tải về dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng cho các đô thị và các khu công nghiệp.

Sự gia tăng của lực lượng lao động trong ngành nuôi trồng chứng tỏ sự chuyển đổi nghề phù hợp với phát triển đúng hướng của ngành và Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhất là trong nghề nuôi thẻ chân trắng.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến NĂNG SUẤT NUÔI tôm THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH tại HUYỆN BÌNH đại, TỈNH bến TRE (Trang 38 - 44)