Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến NĂNG SUẤT NUÔI tôm THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH tại HUYỆN BÌNH đại, TỈNH bến TRE (Trang 27 - 34)

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm he chân trắng nuôi thâm canh

Nghiên cứu sử dụng mô hình kinh tế lượng để tìm ra những nhân tố có tác động đến việc thay đổi năng suất tôm he chân trắng nuôi thâm canh. Từ các mô hình nghiên cứu sẽ rút ra kết luận về sự phù hợp của mô hình, phục vụ cho việc gợi ý các kiến nghị nhằm nâng cao năng suất tôm he chân trắng nuôi thâm canh, từ đó có thể tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao hiệu quả của nghề nuôi tôm he chân trắng trên địa bàn.

Năng suất tôm he chân trắng nuôi thâm canh chịu tác động của nhiều nhóm nhân tố khác nhau. Cơ bản có các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm he chân trắng nuôi thâm canh như:

Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên:

1 – Vị trí địa lý, khí hậu, hải văn biển. 2 – Đặc điểm về thời tiết

Nhóm nhân tố về đặc điểm kỹ thuật gồm:

4 – Nguồn gốc và chất lượng tôm he chân trắng giống 5 – Thức ăn cho tôm qua các giai đoạn nuôi khác nhau 6 – Mật độ nuôi tôm he chân trắng

7 – Quy mô trại nuôi

8 – Xử lý và cải tạo môi trường ao nuôi

Nhóm nhân tố về lao động và quản lý gồm:

9 – Kinh nghiệm của người nuôi 10 – Trình độ kỹ thuật

11 – Đặc điểm về nhân công 12 – Ý thức quản lý cộng đồng.

Nhóm nhân tố về quản lý nhà nước gồm:

13 – Hệ thống pháp luật liên quan đến chính sách thuế 14 – Các dự án, chương trình quy hoạch

Theo tổng quan lý thuyết đã trình bày, các nhân tố trên được rút ra từ những nghiên cứu và báo cáo của: Hoàng Thu Thuỷ (2008) - (nhân tố: 1, 2, 3); Shang và ctv ( 1998 ) - ( nhân tố: 4, 7, 9, 10, 11); Nguyễn Quốc Hưng (2003) - ( nhân tố: 1, 2, 3, 9, 10, 11); Lê Xuân Sinh (2003) - ( nhân tố: 9, 10, 11); Phan Văn Hoà ( 2004) - ( nhân tố: 5); Phạm Xuân Thuỷ (2004) - (nhân tố: 6, 8 ); Nguyễn Văn Hiếu (2009) - ( nhân tố: 12); Lê Vũ Phương (2005) - ( nhân tố: 13, 14).

Bảng 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi thâm canh

STT Nhân tố Nguồn

1 Vị trí địa lý, khí hậu, hải văn biển Nguyễn Quốc Hưng (2003), Hoàng Thu Thủy (2008)

2 Đặc điểm về thời tiết Nguyễn Quốc Hưng

(2003), Hoàng Thu Thủy (2008)

3 Đặc điểm về mùa vụ Nguyễn Quốc Hưng

(2008)

4 Nguồn gốc và chất lượng tôm giống Shang và ctv (1998) 5 Thức ăn cho tôm qua các giai đoạn nuôi khác

nhau

Phan Văn Hòa (2004)

6 Mật độ nuôi tôm Phạm Xuân Thủy (2004)

7 Quy mô trại nuôi Shang và ctv ( 1998 )

8 Xử lý và cải tạo môi trường ao nuôi Phạm Xuân Thủy (2004)

9 Kinh nghiệm của người nuôi

Shang và ctv ( 1998 ), Nguyễn Quốc Hưng (2003),

Lê Xuân Sinh (2003) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Trình độ kỹ thuật

Shang và ctv ( 1998 ), Nguyễn Quốc Hưng (2003),

Lê Xuân Sinh (2003)

11 Đặc điểm về nhân công

Shang và ctv ( 1998 ), Nguyễn Quốc Hưng (2003),

Lê Xuân Sinh (2003)

12 Ý thức quản lý cộng đồng Nguyễn Văn Hiếu (2009)

13 Hệ thống pháp luật liên quan đến chính sách thuế

Lê Vũ Phương (2005)

14 Các dự án, chương trình quy hoạch Lê Vũ Phương (2005) (Nguồn: tác giả tổng hợp)

Từ những nhân tố ảnh hưởng trên, chúng ta có mô hình tổng quát sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm he chân trắng nuôi thâm canh:

Hình 4: Mô hình lý thuyết tổng quát sự ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất tôm nuôi thâm canh

1.3.2. Mô hình đề nghị các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm he chân trắng nuôi thâm canh

Kinh tế học nuôi trồng thủy sản (Lee Anderson, 1986), cho rằng hàm sản xuất là mối quan hệ giữa khối lượng các yếu tố đầu vào được sử dụng và khối lượng kết quả sản xuất. Đó là quá trình biến đổi các yếu nguồn lực đầu vào thành các sản lượng đầu ra bằng một công nghệ nhất định thích hợp [7], chúng có quan hệ hàm số:

Q = f(x1, x2, x3, ….xn) ; trong đó : x1, x2, x3, ….xn là các nguồn lược đầu vào (biến số); Q là mức sản lượng (doanh số, năng suất…) đầu ra đạt được. Các yếu tố nguồn lực sản xuất thủy sản, nếu xét theo kinh tế học gồm các nhóm : tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên con người, tài nguyên tiền bạc, tài nguyên về khoa học công nghệ [8].

Lao động và quản lý:

– Kinh nghiệm của người nuôi

– Trình độ kỹ thuật

– Đặc điểm về nhân công

Quản lý nhà nước:

– Hệ thống pháp luật liên quan đến chính sách thuế

– Các dự án, chương trình quy hoạch

Đặc điểm kỹ thuật:

– Nguồn gốc và chất lượng tôm giống

– Thức ăn cho tôm qua các giai đoạn nuôi khác nhau

– Mật độ nuôi tôm

Lao động và quản lý:

– Kinh nghiệm của người nuôi – Trình độ kỹ thuật

– Đặc điểm về nhân công

Năng suất tôm nuôi thâm canh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều kiện tự nhiên:

– Vị trí địa lý, khí hậu, hải văn biển. – Đặc điểm về thời tiết

Cơ sở lý thuyết sản xuất và các mô hình nghiên cứu trước đây [4, 5] đã chỉ ra rất nhiều yếu tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến năng suất của tôm nuôi. Dựa vào các mô hình nghiên cứu trước của các tác giả đã đề cập ở phần trên và từ thực tế điều tra, khảo sát tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 5: Mô hình nghiên cứu đề nghị

Mô hình trên có thể được biểu diễn bằng hàm hồi qui đa biến sau:

Nsuat = β0 + β1.trinhdo+ β2.hsothucan + β3.luongdam + β4.nhietdo + β5.ph + β6.vonldong + β7.cluonggiong + β8.matdo + β9.dotrong + β10.doman + β11.benhtom + β12.oxy+ β14.ythuccongdong+ εi

Biến phụ thuộc:

Nsuat: là biến phụ thuộc trong mô hình ước lượng, được tính theo công thức: năng suất = sản lượng/diện tích

Các biến độc lập: Gồm 13 biến được sử dụng cho mô hình

Chỉ số hàm lượng oxy hòa tan Độ mặn trong ao

nuôi

Hệ số thức ăn Độ trong ao nuôi

Mật độ nuôi Trình độ kỹ thuật

người nuôi

Hàm lượng đạm thô trong thức ăn

Cơ cấu vốn lưu động Chỉ số pH Ý thức quản lý cộng đồng Bệnh tôm Chất lượng tôm giống

NĂNG SUẤT THU HOẠCH TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM

CANH

trinhdo: trình độ kỹ thuật người nuôi; hsothucan: hệ số thức ăn; luongdam: hàm lượng đạm thô trong thức ăn; nhietdo: nhiệt độ ao nuôi; ph: độ ph; vonldong: tỷ lệ vốn của chủ nuôi trên tổng vốn vốn lưu động; cluonggiong: chất lượng tôm giống; matdo: mật độ nuôi; dotrong: độ trong của ao nuôi; doman: độ mặn của ao nuôi; benhtom: bệnh tôm; oxy: hàm lượng ô xy hòa tan trong ao nuôi; ythuccongdong: ý thức cộng đồng

1.4. Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu:

Quy trình nghiên cứu được trình bày trong hình sau:

Hình 6: Quy trình nghiên cứu

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Tổng quan lý thuyết

Mô hình nghiên cứu đề nghị

Thảo luận nhóm

Thuyết kế bảng phỏng vấn

Điều tra thử

Hiệu chỉnh bảng phỏng vấn

Điều tra diện rộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích dữ liệu, kiểm định giả thuyết bằng mô hình hồi

Kết quả và thảo luận kết quả

Tóm tắt chương 1

Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về năng suất, các hình thức, đặc điểm của nuôi tôm thâm canh ở Việt Nam. Từ các mô hình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất tôm he chân trắng nuôi thâm canh, tác giả đề xuất mô hình cho nghiên cứu với các nhân tố tác động đến năng suất gồm: trình độ, hệ số thức ăn, lượng đạm, nhiệt độ, độ pH, vốn, ý thức cộng đồng, oxy, bệnh tôm, độ mặn, độ trong, mật độ và chất lượng con giống.

Chương 2:

THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH TẠI HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến NĂNG SUẤT NUÔI tôm THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH tại HUYỆN BÌNH đại, TỈNH bến TRE (Trang 27 - 34)