CHƯƠNG 4. LẬP TRÌNH HÀN MỘT SỐ DẠNG ĐƯỜNG HÀN PHỨC TẠP
4.1. Phân tích dữ liệu lập trình
Quá trình hàn MAG thực hiện bằng tay bao gồm một loạt các thao tác sau:
- Duy trì khoảng cách không đổi theo yêu cầu giữa đầu mỏ hàn với bề mặt vật hàn: Nhằm mục đích tạo ra chiều dài hồ quang không đổi trong suốt quá trình hàn và duy trì tính ổn định của hồ quang.
- Di chuyển mỏ hàn với vận tốc đã chọn (Vh) và theo hình dáng đường hàn yêu cầu (đường thẳng, đường cong,..). Dao động mỏ hàn bảo đảm chiều rộng mối hàn.
Một số phương pháp di chuyển mỏ hàn thông dụng:
1) Chuyển động theo hình đường thẳng [6]
Mô tả: Duy trì khoảng cách không đổi giữa đầu mỏ hàn với bề mặt vật hàn để chiều dài hồ quang không đổi và chuyển động về hướng trước của chiều hàn nhưng không được dao động hình 4.1
Hình 4.1. Di chuyển mỏ hàn theo hình đường thẳng Đặc điểm:
+ Hồ quang tương đối ổn định, độ sâu nóng chảy tương đối lớn nhưng chiều rộng mối hàn tương đối hẹp.
+ Phương pháp này dùng nhiều để hàn lớp thứ nhất của mối hàn nhiều lớp và khi hàn liên kết giáp mối những tấm thép dày từ 3÷5 mm không vát cạnh và hàn mối hàn nhiều đường nhiều lớp
2) Phương pháp di chuyển mỏ hàn theo hình đường thẳng đi lại [6]
Mô tả: Đầu mỏ hàn chuyển động theo đường thẳng đi lại theo chiều dọc của mối hàn hình 4.2
Hình 4.2. Di chuyển mỏ hàn theo hình đường thẳng đi lại Đặc điểm:
+ Tốc độ hàn nhanh mối hàn hẹp tỏa nhiệt cũng nhanh
+ Phương pháp này được ứng dụng nhiều khi hàn đường hàn lớp thứ nhất kiểu nhiều lớp của những liên kết có khe hở tương đối lớn và hàn thép tấm mỏng.
3) Phương pháp di chuyển mỏ hàn theo hình răng cưa [6]
Mô tả: Cho mỏ hàn di chuyển liên tiếp theo hình răng cưa, chuyển động về hướng trước, ở hai mép biên thì ngừng một lúc để đề phòng khuyết cạnh mục đích là khống chế tính lưu động của kim loại chảy và tạo bề rộng mối hàn cần thiết để cho mối hàn thành hình tương đối tốt.
Hình 4.3. Di chuyển mỏ hàn theo hình răng cƣa Đặc điểm:
+ Phương pháp này dễ thao tác
+ Trong sản xuất được dùng tương đối nhiều, nhất là khi hàn những tấm thép tương đối dày. Phạm vi ứng dụng cụ thể của nó là: hàn bằng, hàn ngửa, hàn đứng
4) Phương pháp di chuyển mỏ hàn hình bán nguyệt [6]
Mô tả: Theo cách này cho đầu mỏ hàn chuyển động sang trái, phải hình bán nguyệt theo hướng hàn hình 4.4
Hình 4.4. Di chuyển mỏ hàn theo hình bán nguyệt Đặc điểm:
+ Làm cho kim loại chảy được tốt, có thời gian giữ nhiệt tương đối dài, làm cho thể hơi dễ thoát ra và xỉ nổi lên trên mặt mối hàn, nâng cao chất lượng mối hàn.
+ Trong sản xuất được dùng tương đối nhiều 5) Phương pháp di chuyển mỏ hàn theo hình tam giác [6]
Mô tả: Cho mỏ hàn liên tục chuyển động theo hình tam giác và không ngừng chuyển động về hướng trước
Hình 4.5. Di chuyển mỏ hàn theo hình tam giác Đặc điểm:
+ Cách di chuyển theo hình tam giác thích hợp ở những mối hàn góc đứng bởi vì dựa vào sự chuyển động của nó có thể khống chế được kim loại chảy, làm cho mối hàn hình thành tốt.
6) Phương pháp di chuyển mỏ hàn theo hình tròn [6]
Mô tả: Cho đầu mỏ hàn liên tục chuyển động theo hình vòng tròn và không ngừng chuyển động lên hướng trước
Hình 4.6. Di chuyển mỏ hàn theo hình vòng tròn
Đặc điểm:
+ Chỉ thích hợp khi hàn những vật hàn tương đối dày ở vị trí bằng. Ưu điểm của nó là có khả năng làm cho kim loại nóng chảy có nhiệt độ cao, bảo đảm cho oxy nitơ hòa tan trong vùng nóng chảy có dịp thoát ra, đồng thời làm cho xỉ hàn nổi lên.
Nhận xét: Có rất nhiều phương pháp di chuyển mỏ hàn khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những đặc điểm riêng, tùy theo tính công nghệ của đường hàn mà có thể áp dụng. Trong giới hạn của thí nghiệm tác giả sẽ lập trình hàn đường thẳng có dao động ngang (răng cưa) hình 4.7
10
2
200
Hình 4.7. Hàn đường thẳng có dao động ngang (răng cưa) Các thông số cụ thể như sau:
+ Bề rộng của dao động: 10 (mm) + Bước di chuyển: 2 (mm)