Để đánh giá, so sánh hiệu quả của quá trình xử lý nước thải in bằng các phương pháp keo tụ, Fenton và điện hóa, trước hết chúng tôi khảo sát hiệu suất xử lý với nước thải in tự tạo (loại nước thải có thành phần gần giống nước thải in thực tế). Trên cơ sở thông tin, kết quả nghiên cứu đã được công bố của các nhà khoa học, chọn lựa được các yếu tố chính và khoảng biến thiên của chúng ảnh hưởng nhiều nhất đến từng quá trình, tiến hành làm thực nghiệm để tìm ra điều kiện phù hợp cho mỗi quá trình sao cho mang lại hiệu quả cao. Sau cùng làm thực nghiệm với nước thải in thực tế để so sánh hiệu quả xử lý nước thải in tự tạo với nước thải in thực tế bằng các phương pháp đã chọn. Trên cơ sở đó mới đưa ra nhận xét tổng thể khả năng xử lý nước thải in bằng các phương pháp làm thực nghiệm.
3.1 - Nghiên cứu hiệu quả xử lý nước thải in bằng quá trình keo tụ
Theo các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả của quá trình keo tụ xử lý nước thải là hàm lượng chất keo tụ, độ pH và thời gian keo tụ. Do vậy, trong phần thực nghiệm để đánh giá được một cách tương đối đầy đủ hiệu quả xử lý COD và độ màu của nước thải in offset bằng quá trình keo tụ, trước hết khảo sát ảnh hưởng của ba yếu tố trên đến hiệu quả xử lý nước thải in tự tạo. Sau đó so sánh hiệu quả xử lý nước thải của quá trình keo tụ với các mẫu nước thải in tự tạo và nước thải in thực tế có các thông số COD, độ màu khác nhau trong điều kiện xử lý như nhau. Các bước tiến hành trong quá trình keo tụ bao gồm:
1 - Xác định các thông số của dung dịch nước thải dùng để nghiên cứu như độ màu, BOD5, TDS, SS, COD
2 - Điều chỉnh pH ban đầu của nước thải bằng các dung dịch NaOH và H2SO4
Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học đã chỉ ra khoảng pH thích hợp của từng chất keo tụ [36, 40, 116 -118] như sau :
- Al2(SO4)3.18H2O : pH = 5.5 – 8 [40, 109].
- FeSO4.7H2O : pH = 7.0 - 10 [51, 113, 117].
- PAC : pH = 5 – 8 [9, 108, 120].
Dựa vào kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, chọn pHban đầu khi nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ Al2(SO4)3.18H2O, FeSO4.7H2O và PAC tương ứng là 7, 8 và 7.
- Chuẩn bị những thể tích nước thải xác định (500 - 1000 ml) để keo tụ.
- Trước tiên cho chất keo tụ vào, rồi để keo tụ ở tốc độ khuấy cao (khoảng 300 vòng/phút trong vòng 1 phút, sau đó bổ sung chất trợ keo tụ (chất trợ keo PAA A101 với hàm lượng 0.5 mg/l), tiếp tục khuấy khoảng 5 phút với tốc độ thấp 50 vòng/phút.
Sau khuấy trộn để dung dịch lắng 30 phút, đem gạn lấy nước bên trên để xác định các thông số COD, độ màu của dung dịch.
46
3.1.1 - Nghiên cứu xử lý nước thải in tự tạo bằng quá trình keo tụ Nước thải tự tạo dùng để nghiên cứu có các thông số :
pH = 6.9 ; TS = 2646 mg/l ; SS = 1638 mg/l;
BOD = 470 mg/l; COD = 2880 mg/l ; Độ màu = 2820 Pt-Co.
3.1.1.1 - Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ đến hiệu suất xử lý nước thải in
Điều kiện thí nghiệm:
- Nước thải tự tạo dùng để nghiên cứu có các thông số : TS = 2646 mg/l ;
SS = 1638 mg/l; COD = 2880 mg/l; BOD = 470 mg/l; Độ màu = 2820 Pt - Co.
- Thời gian khuấy nhanh (ở giai đoạn phản ứng đông tụ) 1 phút với tốc độ 300 vòng/phút
- Thời gian khuấy chậm (ở giai đoạn tạo bông) 5 phút với tốc độ 50 vòng/phút Kết quả thực nghiệm thể hiện trên các bảng 3.1 và đồ thị ở các hình 3.1, 3.2, 3.3 và 3.4
Bảng 3.1 - Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ đến hiệu suất xử lý COD và màu
TT
Nồng độ chất
keo tụ (mg/l)
Nước thải sau xử lý với Fe(SO4).7 H2O ở pHban đầu =
8,
Nước thải sau xử lý với Al2(SO4)3.18H2O ở pHban
đầu = 7,
Nước thải sau xử lý với PAC ở pHban đầu = 7
COD (mg/l)
ηkCOD
(%)
Độ màu (Pt-Co)
ηkmàu
(%)
COD mg/l
ηkCOD
(%)
Độ màu (Pt-Co)
ηkmàu
(%)
COD (mg/l)
ηkCOD
(%)
Độ màu Pt-Co
ηkmàu
(%) 1 50.0 2577 10.5 1717 39.1 2586 10.2 1635 42.0 2592 10.0 1855 34.2 2 100.0 2160 25.0 975 65.4 2246 22.0 1029 63.5 1944 32.5 891 68.4
3 150 1742 39.5 558 80.2 2102 27.0 727 74.2 1296 55 426 84.9
4 175 1526 47 397 85.9 2045 29.0 589 79.1 1137 60.5 273 90.3
5 200 1466 49.1 318 88.7 2071 28.1 562 80.1 988 65.9 200 92.9
6 225 1411 51.0 273 90.3 1901 34.0 423 85.0 1008 65 225 92.5
7 250.0 1376 52.2 231 91.8 1797 37.6 366 87.0 1152 60.0 279 90.1
8 275 1385 51.9 245 91.3 1728 40.0 313 86.9 1296 55.0 369 86.9
9 300 1411 51.0 273 90.3 1656 42.5 268 90.5 1382 52.0 408 85.5
10 325 1425 50.5 341 87.9 1638 43.1 231 91.8 1523 47.1 507 82.0
11 350 1569 45.5 412 85.4 1685 41.5 313 88.9 1612 44.0 561 80.1
12 400 1728 40.0 561 80.1 1688 41.4 451 84.0 1742 39.5 727 74.2
47
Hình 3.1 - Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ đến sự biến thiên của COD
Hình 3.2 - Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ đến sự biến thiên của độ màu
0 500 1000 1500 2000 2500
50 100 150 200 250 300 350 400
Fe(SO4).7H20 Al2(SO4)3.18H2O PAC
COD mg/l
Nồng độ chất keo tụ(mg/l)
0 500 1000 1500 2000 2500
50 100 150 200 250 300 350 400
Fe(SO4).7H20 Al2(SO4)3.18H2O PAC
Độ màu Pt-Co
Nồng độ chất keo tụ(mg/l)
48
Hình 3.3 - Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ đến hiệu suất khử COD
Hình 3.4 - Ảnh hưởng của hàm lượng chất keo tụ đến hiệu suất khử màu
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
50 100 150 200 250 300 350 400
Fe(SO4).7H20 Al2(SO4)3.18H2O PAC
Hiệu suất khử COD
(%)
Nồng độ chất keo tụ (mg/l)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
50 100 150 200 250 300 350 400
Fe(SO4).7H20 Al2(SO4)3.18H2O PAC
Hiệu suất khử màu
(%)
Nồng độ chất keo tụ (mg/l)
49
Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, ở điều kiện thích hợp, quá trình keo tụ có hiệu quả cho việc giảm thiểu các chất hữu cơ, xử lý COD và khử màu nước thải [19, 36, 46].
Keo tụ các chất hữu cơ hòa tan diễn ra bởi việc bổ sung các muối kim loại thủy phân vào nước thải. Cụ thể như sau :
- Khi dùng phèn nhôm Al2(SO4)3 .187H2O làm chất keo tụ sẽ xảy ra phản ứng thuỷ phân:
Al2(SO4)3 + 6H2O = 2Al(OH)3 + 6 H+ + 3SO42- ( 3.1 ) - Khi cho phèn sắt Fe(SO4).7H2O vào nước xảy ra phản ứng thủy phân:
Fe(SO4) + 2H2O = Fe(OH)2 + 2H+ + SO42- ( 3.2 ) Sau đó Fe(OH)2 tác dụng với ôxy trong dung dịch tạo Fe(OH)3
Fe(OH)2 + O2 + 2H2O = Fe(OH)3 + 4OH - ( 3.2’ ) - Khi cho PAC vào trong có nước thải xảy ra phản ứng thuỷ phân:
PAC + H2O Al(OH)3 + Cl- + OH –
(3.3) Như vậy khi cho phèn nhôm và phèn sắt vào dung dịch đầu tiên nó phải hoà tan tạo các ion Al 3+, Fe3+ và trung hoà điện tích các hạt keo âm. Sau đó Al 3+, Fe3+ thuỷ phân tạo kết tủa Al(OH)3, Fe(OH)3 và các bông cặn kết tủa kéo theo hạt keo cần xử lí (keo tụ quét) và làm trong nước. Trong trường hợp bổ sung các muối nhôm như các chất keo tụ, các loại monome và hydroxoaluminium ion polyme, cũng như các kết tủa vô định hình nhôm hydroxit có thể được hình thành trong dung dịch. Do vậy trong dung dịch chứa muối nhôm tồn tại ít nhất 5 monome là Al3+, Al(OH)2+, Al(OH)2+, Al(OH)3 cùng nhiều loại polyme có hàm lượng đáng kể là Al13(OH)345+, Al7(OH)174+, Al13O4(OH)247+,…Al2(OH)24+, Al3(OH)45+và trong dung dịch chứa muối sắt tồn tại các monome: Fe2+, Fe(OH)2 , Fe3+, Fe(OH)2+, Fe(OH)2+, Fe(OH)3, Fe(OH)4 -,.. cùng nhiều loại polime [45, 50].
Kết quả thực nghiệm cho thấy hàm lượng chất keo tụ là yếu tố ảnh hưởng gần như quyết định đến quá trình keo tụ. Đối với mỗi loại chất keo tụ, hiệu quả xử lý màu và COD đều thay đổi khi thay đổi hàm lượng chất keo tụ.
Khi hàm lượng chất keo tụ quá thấp, nhân keo tạo ra ít, không đủ để đông keo tụ, lôi kéo các hạt cặn trong hệ huyền phù, hiệu quả xử lý thấp.
Khi hàm lượng chất keo tụ quá cao, dư thừa, chúng có thể làm đảo dấu điện tích, làm hệ huyền phù bền trở lại. Khi hệ huyền phù bền trở lại, nếu tiếp tục đưa thêm chất keo tụ vào thì hiện tượng keo tụ tiếp tục xảy ra nhưng khi đó không phải do cơ chế hấp phụ và trung hòa như đã trình bày mà do sự kết tủa của hydroxyt nhôm, hydroxyt sắt rất mạnh (siêu bão hòa), chúng kết tủa và lôi cuốn, quét các hạt huyền phù và chìm theo.
Mặt khác, các ion H+ sinh ra trong các phản ứng thủy phân phèn nhôm và phèn sắt ở phản ứng 3.1, 3.2 làm giảm pH của nước, đẩy hệ keo hydroxit nhôm, hydroxit sắt và muối của chúng lệch ra khỏi điểm đẳng điện và làm giảm hiệu quả keo tụ. Việc bổ sung chất keo tụ kim loại (phèn nhôm và phèn sắt) ép pH nước thải đến một giá trị thấp hơn do quá trình thủy phân chúng sinh ra ion H+. Tuy nhiên mức độ giảm pH phụ thuộc vào hàm lượng chất keo tụ và pH ban đầu. Khi hàm lượng chất keo tụ càng lớn,
50
sự hình thành thủy phân trong quá trình keo tụ xảy ra càng nhiều, dẫn đến hình thành càng nhiều ion H+nên pH càng giảm (hay mức độ giảm pH càng lớn) [109, 117].
Như vậy, giai đoạn đầu hiệu quả xử lý nước thải in tăng theo hàm lượng chất keo tụ và đến một mức độ nhất định khi tăng tiếp hàm lượng chất keo tụ nhưng hiệu quả khử màu và COD sẽ không tăng nữa mà sau đó có xu hướng giảm. Ion nhôm và sắt tham gia vào quá trình trao đổi với các cation nằm trong lớp điện tích kép của hạt keo âm, làm giảm điện thế zeta của hạt bằng việc thay cation trong hạt keo bằng ion nhôm hoặc sắt và nén lớp khuếch tán của keo dẫn đến keo tụ hạt. Quá trình trao đổi ion của hạt keo diễn ra nhanh và kết thúc khi dung tích trao đổi của hạt keo bị sử dụng hết, khi đó trạng thái cân bằng giữa các cation trong lớp điện tích kép của hạt keo và cation nằm trong dung dịch lại được thiết lập lại.
Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy, mức độ giảm độ màu và COD của nước thải ở các chất keo tụ khác nhau thể hiện khác nhau, trong đó PAC là tác nhân keo tụ cho hiệu quả xử lý nước thải in cao hơn cả. Điều đó là do mỗi chất keo tụ có cấu trúc khác nhau nên hiệu quả xử lý sẽ khác nhau. Chất keo tụ PAC có nhiều ưu điểm do PAC có phân tử lượng lớn (từ 7500 – 35000 đ.v.c ), có dạng [Al(OH)xCly]n với tỷ lệ [OH]:[Al] phù hợp để có thể giữ được trạng thái polyme ổn định lâu dài, đảm bảo độ kiềm ổn định gần trung tính. PAC tan tốt trong nước và kèm toả nhiệt. Khi sử dụng PAC, quá trình hoà tan sẽ tạo các hạt polime Al13 với điện tích vượt trội (7+), các hạt polime này trung hoà điện tích hạt keo và gây keo tụ rất mạnh, tốc độ thuỷ phân của chúng cũng chậm hơn Al3+rất nhiều làm tăng thời gian tồn tại của chúng trong nước nghĩa là tăng khả năng tác dụng của chúng lên các hạt keo cần xử lí, giảm thiểu chi phí hoá chất. Những kết bông này là công cụ hàng đầu để tạo cơ chế đông tụ quét và do đó kết quả giảm COD tốt hơn so với các cơ chế đông tụ khác như trung hòa điện tích và hấp phụ. Mặt khác do PAC có phân tử lượng lớn hơn phèn nhôm và phèn sắt, có độ xốp cao, có khả năng hấp phụ tốt các chất bẩn nên keo tụ bằng PAC bông cặn hình thành cũng to và chắc hơn, thuận lợi cho quá trình lắng tiếp theo, thời gian keo tụ nhanh, ít làm biến động độ pH của nước thải in, nên PAC có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tốt hơn phèn nhôm và sắt sunfat. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và kết quả thực nghiệm đã thể hiện cùng hàm lượng chất keo tụ như nhau (200 mg/l) sử dụng chất keo tụ PAC cho hiệu quả xử lý nước thải in cao nhất.
Kết quả thực nghiệm tại bảng 3.1 đã chứng minh sử dụng tác nhân keo tụ trong quá trình xử lý nước thải in mang lại hiệu quả khử màu cao. Bằng quá trình keo tụ trong điều kiện cho trước đã giảm được trên 90% chất màu, trên 43% COD, đặc biệt dùng tác nhân keo tụ PAC có khả năng khử trên 65% COD. Kết quả thu được từ thực nghiệm cũng trùng với các báo cáo của các nhà khoa học [115 - 120].
3.1.1.2 - Nghiên cứu ảnh hưởng của pH ban đầu đến hiệu suất xử lý
Sử dụng hàm lượng cố định của các chất keo tụ Al2(SO4)3.18H2O, FeSO4.7H2O và PAC tương ứng là 325 mg/l, 250 mg/l và 200 mg/l (đã nghiên cứu ở phần 3.1.1.1 cho hiệu quả xử lý cao nhất) ở điều kiện pH khác nhau để nghiên cứu ảnh hưởng của pH ban đầu của nước thải in đến quá trình keo tụ. Chúng tôi cũng điều chỉnh pH ban đầu xung quanh khoảng mà các nhà khoa học đã nghiên cứu có kết quả và thay đổi pH từ 4 đến 10.
51
Điều kiện thí nghiệm:
- Nước thải tự tạo dùng để nghiên cứu có các thông số: TS = 2646 mg/l ; SS = 1638 mg/l; Độ màu = 2820 Pt – Co; COD = 2880 mg/l; BOD = 470 mg/l;
- Khuấy giai đoạn phản ứng đông tụ là 1 phút với tốc độ 300 vòng/phút - Khuấy giai đoạn tạo bông 5 phút với tốc độ 50 vòng/phút
Kết quả thực nghiệm thể hiện ở bảng 3.2 và đồ thị hình 3.5, 3.6, 3.7, 3.8
Bảng 3.2 - Ảnh hưởng của pH ban đầu đến hiệu suất xử lý trong quá trình keo tụ
TT pH
Nước thải sau xử lý keo tụ dùng Fe(SO4).7 H2O với 250 mg
/l
Nước thải sau xử lý keo tụ dùng Al2(SO4)3.18 H2O với với
325 mg /l
Nước thải sau xử lý keo tụ dùng PAC với 200 mg /l
COD mg/l
ηkCOD
(%)
Độ màu (Pt-Co)
ηkmàu
(%)
COD mg/l
ηkCOD
(%)
Độ màu (Pt-Co)
ηkmàu
(%)
COD (mg/l)
ηkCOD
(%)
Độ màu Pt-Co
ηkmàu
(%) 1 4.0 2390 17.0 1697 39.8 2304 20.0 1446 48.7 2070 28.1 1449 48.6 2 4.5 2347 18.5 1503 46.7 2246 22.0 1111 60.6 1872 35.0 1114 60.5 3 5.0 2286 20.6 1334 52.7 2114 26.6 832 70.5 1707 40.7 809 71.3 4 5.5 2151 25.3 1142 59.5 1958 32.0 558 80.2 1555 46.0 487 82.7
5 6.0 2047 28.9 962 65.9 1759 38.9 310 89.0 1396 51.5 397 85.9
6 6.5 1872 35.0 781 72.3 1598 44.5 217 92.3 1169 59.4 259 90.8
7 7.0 1757 39.0 589 79.1 1638 43.1 231 91.8 987 65.7 200 92.9
8 7.5 1578 45.2 412 85.4 1728 40.0 259 90.8 1036 64.0 231 91.8
9 8.0 1376 52.2 287 89.8 1814 37.0 341 87.9 1152 60.0 321 88.6
10 8.5 1353 53.0 217 92.3 1901 34.0 479 83.0 1353 53.0 465 83.5
11 9.0 1325 54.0 203 92.8 1987 31.0 671 76.2 1526 47.0 699 75.2
12 9.5 1454 49.5 341 87.9 2131 26 891 68.4 1728 40 973 65.5
13 10 1702 40.9 589 79.1 2246 22 1167 58.6 2073 28 1224 56.6
52
Hình 3.5 - Ảnh hưởng của pH ban đầu khi keo tụ đến sự biến thiên của COD
Hình 3.6 - Ảnh hưởng của pH ban đầu khi keo tụ đến sự biến thiên của độ màu
0 500 1000 1500 2000 2500
4 5 6 7 8 9 10
Fe(SO4).7H20 Al2(SO4)3.18H2O PAC
pH
COD (mg/l)
0 500 1000 1500 2000 2500
4 5 6 7 8 9 10
Fe(SO4).7H20 Al2(SO4)3.18H2O PAC
pH Độ màu
Pt-Co
53
g
Hình 3.7 - Ảnh hưởng của pH ban đầu đến hiệu suất khử COD
Hình 3.8 - Ảnh hưởng của pH ban đầu đến hiệu suất khử màu
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
4 5 6 7 8 9 10
Fe(SO4).7H20 Al2(SO4)3.18H2O PAC
pH Hiệu suất
khử màu (%)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
4 5 6 7 8 9 10
Fe(SO4).7H20 Al2(SO4)3.18H2O PAC
pH Hiệu suât
khử COD (%)
54
pH ban đầu của nước thải là một thông số quan trọng trong quá trình keo tụ. Kết quả thực nghiệm cho thấy, pHban đầu ảnh hưởng lớn đến quá trình keo tụ và với mỗi tác nhân keo tụ khác nhau cho hiệu quả xử lý cao ở các khoảng pHban đầu khác nhau và nằm trong khoảng mà các nhà khoa học đã nghiên cứu. Điều đó là do pHban đầu ảnh hưởng đến sự thủy phân trong quá trình keo tụ nên có những tác động đến hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ. Khi cho phèn nhôm và phèn sắt vào dung dịch nước thải, đầu tiên quá trình hoà tan phèn tạo các ion Al 3+, Fe2+ trung hoà điện tích các hạt keo âm, sau đó thuỷ phân tạo bông cặn là Al(OH)3, Fe(OH)3 (theo các phản ứng 3.1 - 3.3 ). Quá trình thủy phân đã sinh ra các ion H+ làm giảm độ pH của nước thải, do vậy việc bổ sung chất keo tụ kim loại đã ép pH nước thải đến một giá trị thấp hơn. Tuy nhiên mức độ giảm pH của nước thải phụ thuộc vào pH ban đầu của nước thải, loại và hàm lượng chất keo tụ [45, 50, 109, 117].
Khi đưa Al3+ vào nước thải, lập tức xảy ra quá trình thủy phân tạo ra các phức chất Al(OH)2+, Al(OH)2+
, Al(OH)3. Các phức chất này lại liên kết với nhau qua cầu nối ôxy, hydroxy tạo ra các dime, trime, hoặc polyme có độ dài khác nhau (quá trình olation, oxolation). Tỷ lệ giữa các cấu tử hình thành phụ thuộc vào pH của môi trường.
pH càng cao thì quá trình thủy phân càng triệt để, tức là tăng các cấu tử chứa nhiều nhóm chức OH-. Ở vùng pH cao hơn 8,5 cấu tử Al(OH)4-(aluminat) chiếm ưu thế và ở pH thấp hơn 5,7 Al(OH)3 không tồn tại, tất cả các dạng của hợp chất nhôm đều tích điện dương và pH thấp hơn thì chính là Al3+. Trong dung dịch chứa muối nhôm tồn tại ít nhất 5 monome là Al3+, Al(OH)2+, Al(OH)2+
, Al(OH)3 và nhiều loại polyme có hàm lượng đáng kể là Al13(OH)345+
, Al7(OH)174+
, Al13O4(OH)247+
,…Al2(OH)24+
, Al3(OH)45+
. Trong hệ nước có chứa chất huyền phù và các cấu tử hình thành từ muối nhôm (phèn) trên xảy ra các quá trình sau:
- Ở khoảng pH trên vùng đẳng điện, các hạt huyền phù tích điện dương. Keo tụ theo cơ chế hấp phụ và trung hòa điện tích chỉ xảy ra khi pH > pH đẳng điện của hệ huyền phù. Do vậy, nếu pH của nước thải thấp hơn điểm đẳng điện của hạt huyền phù (giả sử là 5,5) thì các hạt huyền phù và tất cả các cấu tử của nhôm đều tích điện dương, chúng không có khả năng tương tác với nhau. Quá trình keo tụ không xảy ra vì các thành phần mang điện tích cùng dấu không trung hòa được với nhau, khả năng hấp phụ của các hạt huyền phù đối với các hợp chất nhôm rất kém. Trong điều kiện pH thấp cũng không xảy ra (hoặc ít khả năng hình thành Al(OH)3 kết tủa để lôi cuốn (cơ chế quét) các hạt huyền phù.
- Mặt khác, trong vùng pH cao (trên 8) dạng tồn tại của nhôm chủ yếu là aluminat cũng mang dấu âm, cùng dấu với điện tích của hạt huyền phù nên quá trình keo tụ cũng không xảy ra.
- Trong vùng pH từ 5,5 đến 8, cấu tử Al(OH)3chiếm ưu thế tuyệt đối và Al3+ có nồng độ thấp nhất do tích số tan của Al(OH)3 là 4.6.10-33tại 250C. Nồng độ Al3+ chỉ là 0,23.10-3 mg/l.
55