NHNN&PTNT Hà Tiên chú trọng mở rộng cho vay vốn trung dài hạn để hỗ trợ nông hộ thực hiện được nhiều dự án mới, đa dạng về đối tượng như trang bị phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong sản xuất và bảo quản.
Bảng 2.10: Hoạt động đầu tư tín dụng kinh tế nông hộ Đơn vị tính: tỷ đồng 2011/2008 STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 (%) Dư nợ nông hộ 72 80 102 135 87,50 1 Dư nợ ngắn hạn 55 67 82 96 74,55 - Tỷ trọng(%) 76,39 83,75 80,39 71,11
2 Dư nợ trung - dài hạn 17 13 20 39 129,41
- Tỷ trọng(%) 23,61 16,25 19,61 28,89
Nguồn: Ngân hàng NN&PTNT Hà Tiên
Dư nợ trung dài hạn năm 2008 là 17 tỷ đồng đến năm 2011 tăng 39 tỷ đồng tốc độ tăng 129,41%. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn mỗi năm chỉ chiếm bình quân 22,1% trong tổng dư nợ nông hộ, đã hạn chế việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn do hai nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Ngân hàng chưa có khả năng huy động đủ vốn trung dài hạn theo yêu cầu (theo số liệu huy động vốn kì hạn trên một năm của NHNN&PTNT Hà Tiên năm sau giảm hơn năm trước do ảnh hưởng suy thoái kinh tế).
+ Tiến độ nông hộ thực hiện HĐH nông nghiệp nông thôn xảy ra chậm hơn so với dự kiến.
Tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn giữa tỉ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, cụ thể dư nợ ngắn hạn của nông hộ chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ bình quân dư nợ ngắn hạn hàng năm chiếm khoảng 77,9%, dư nợ trung dài hạn chỉ chiếm bình quân khoảng 22,1% hằng năm.
Hiện nay mức dư nợ trung dài hạn khá thấp so với dư nợ ngắn hạn là một điều chưa hợp lí theo yêu cầu thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi ngân hàng có nguồn vốn khá lớn trung, dài hạn để xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn đáp ứng nhu cầu thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh có qui mô lớn áp dụng những công nghệ tiên tiến, sử dụng phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hiện đại trong các dự án.
Vấn đề này đòi hỏi ngành ngân hàng và các nhà hoạch định chiến lược cần có giải pháp khắc phục về công tác huy động nguồn vốn dài hạn trong thời gian đến.
Một số khó khăn khi thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển KTNH
* Về phía nông hộ:
- Ý thức sử dụng vốn của nông hộ chưa cao.
- Do trình độ nông hộ còn hạn chế nên bộ hồ sơ vay vốn chính sách hỗ trợ thường không đầy đủ, chứng từ chứng minh đối tượng đầu tư qui định quá chặt chẽ, phức tạp, thời gian hỗ trợ ngắn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chính sách.
* Về phía Ngân hàng:
- Ngân hàng tự chịu trách nhiệm với Nhà nước về tính chính xác của đối tượng được hỗ trợ theo các qui định của Chính phủ đã gây áp lực lên đội ngũ CBTD hạn chế việc thực thi chính sách.
- Ngân hàng chấp hành sự thanh tra, kiểm tra của Nhà nước về điều kiện, thời gian, lãi suất, đối tượng vay vốn theo đúng qui định của Chính phủ nhưng nếu việc thanh kiểm tra kéo dài hoặc bị trùng lắp sẽ ảnh hưởng không ít đến hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT.