HIỆN TƢỢNG QUANG -PHÁT QUANG

Một phần của tài liệu Đề cương Vật lý lớp 12 - Sóng ánh sáng PT Năng khiếu ĐHQG TPHCM | Lớp 12, Vật lý - Ôn Luyện (Trang 37 - 40)

THUYẾT LƢỢNG TỬ ÁNH SÁNG

BÀI 32: HIỆN TƢỢNG QUANG -PHÁT QUANG

I. HIỆN TƢỢNG QUANG-PHÁT QUANG 1. Khái niệm về sự phát quang.

- Hiện tượng một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng có bước sóng nầy để phát ra ánh sáng có bước sóng khác gọi là hiện tượng quang-phát quang.

- Chất có khả năng phát quang là chất phát quang.

Ví dụ: Chiếu một chùm bức xạ tử ngoại vào dung dịch fluorexêin thì dung dịch sẽ phát ra ánh sáng màu lục. Bức xạ tử ngoại là ánh sáng kích thích, bức xạ màu lục do fluorexêin phát ra là ánh sáng phát quang.

- Hiện tượng quang-phát quang (gọi tắt là hiện tượng phát quang) có một đặc điểm là nó còn kéo dài một thời gian dài ngắn khác nhau sau khi tắt ánh sáng kích thích.

2. Huỳnh quang và lân quang

- Sự huỳnh quang là sự phát quang của các chất lỏng và khí, có đặc điểm là ánh sáng phát quang tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích.

- Sự lân quang là sự phát quang của mọt số chất rắn, có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích. Các chất rắn phát quang loại nầy gọi là các chất lân quang

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁNH SÁNG HUỲNH QUANG

- Đặc điểm: Bước sóng của ánh sáng huỳnh quang dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích: hq  kt - Giải thích: Mỗi nguyên tử hay phân tử của chất huỳnh quang hấp thụ hoàn toàn một photôn của ánh sáng kích thích có năng lượng hfkt để chuyển lên trạng thái kích thích. Ở trạng thái nầy nguyên tử hay phân tử va chạm với các nguyên tử khác và bị mất một phần năng lượng. Khi trở về trạng thái bình thường sẽ phát ra phôtôn hfhq có năng lượng nhỏ hơn:

hfhq < hfkt hq  kt

B. BÀI TẬP

I. Trắc nghiệm

Câu 1: I. Bóng đèn đây tóc phát sáng. II. Đèn ống thông dụng phát sáng. III. Ngôi sao băng.

Sự phát sáng nào nêu trên là sự phát quang:

A. I B. II C. III

D. I, II và III

Câu 2: Sự phát sáng của vật nào là sự phát lân quang:

A. đèn LED đang phát sáng.

B. Sơn xanh, đỏ quét trên các biển báo giao thông phát sáng khi chiếu ánh sáng vào.

C. Hồ quang.

D. Mặt Trời.

Câu 3: Sự phát quang nào dưới đây là sự phát huỳnh quang?

A. Dung dịch fluorexêin phát sáng khi chiếu bức xạ tử ngoại.

B. Các đầu cọc chỉ giới đường phát sáng khi ánh sáng đèn xe ô tô chiếu vào.

C. Bóng đèn ống phát sáng.

D. Tất cả các sự phát sáng trên.

Câu 4: Thí nghiệm sự phát quang của một chất bằng cách chiếu một chùm bức xạ màu vàng ta thấy ánh sáng phát ra có thể màu

A. Tím B. Đỏ C. lục D. vàng.

Câu 5: Trong sự quang-phát quang. Sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ dẫn đến A. Làm bức ra một quang electron.

B. Làm phát ra một photon khác.

C. Giải phóng một electron dẫn và đồng thời tạo một lổ trống.

D. Làm nhiệt độ tăng lên.

Câu 6: Hãy chọn câu đúng khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất rắn.

A. Cả hai trường hợp phát quang đều là huỳnh quang.

B. Cả hai trường hợp phát quang đều là lân quang.

C. Sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang.

D. Sự phát quang của chất lỏng là lân quang, của chất rắn là huỳnh quang

Cõu 7: Ánh sỏng phỏt quang của một chất cú bước súng 0,50àm. Hỏi nếu chiếu vào chất đú ỏnh sỏng có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không phát quang ?

A. 0,30 àm B. 0,40 àm C. 0,50 àm D. 0,60 àm

Câu 8: Trong hiện tượng quang – phát quang, có sự hấp thụ ánh sáng để làm gì ? A. Để tạo ra dòng điện trong chân không

B. Để thay đổi điện trở vật C. Để làm nóng vật D. Để làm vật phát quang

Câu 9: Hãy chọn câu đúng: hiện tượng quang – phát quang có thể xảy ra khi photon bị electron dẫn trong kẽm hấp thụ

B. electron liên kết trong CdS hấp thụ C. phân tử chất diệp lục hấp thụ D. hấp thụ trong cả ba trường hợp trên

Câu 10: Hãy chọn câu đúng khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất rắn A. cả hai trường hợp phát quang đều là huỳnh quang

B. cả hai trường hợp phát quang đều là lân quang

C. sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang.

D. sự phát quang của chất lỏng là lân quang, của chất rắn là huỳnh quang.

Câu 11: Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng

A. màu đỏ B. màu chàm C. màu lam D. màu tím

Câu 12: Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với bước sóng 0,55 μm. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang?

A. 0, 45 μm B. 0, 35 μm C. 0, 50 μm D. 0, 60 μm.

Câu 13: Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số 6. 1014 Hz. Khi dùng ánh sáng có bước sóng nào dưới đây để kích thích thì chất này không thể phát quang?

A. 0, 40 μm B. 0, 55 μm C. 0, 38 μm D. 0, 45 μm.

Câu 14: Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng

A. quang – phát quang B. tán sắc ánh sáng C. phản xạ ánh sáng D. hóa – phát quang.

Một phần của tài liệu Đề cương Vật lý lớp 12 - Sóng ánh sáng PT Năng khiếu ĐHQG TPHCM | Lớp 12, Vật lý - Ôn Luyện (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)