Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Ðánh giá dự, báo tác động
4.3.3. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án
Nguồn gây tác động và quy mô tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành của dự án được trình bày như bảng sau:
TT Hoạt động đánh giá Đất Nước Không khí
Tài nguyên sinh học
Kinh tế - xã hội
1 Vận chuyển vật liệu,
thiết bị ** *
2 Xây dựng, lắp đặt
thiết bị * ** *
3
Sinh hoạt của công nhân xây dựng tại
công trường
* * * * **
35
Bảng 4.13. Nguồn gây tác động, đối tượng liên quan đến chất thải
TT Các hoạt động Nguồn gây tác động
1 Nhập nguyên liệu
Bụi
Tiếng ồn, rung Bavia sắt
2
Dập đột thành hình Bụi kim loại, bụi
Nguyên liệu thừa, sắt phế
Tiếng ồn, rung Giẻ lau dính dầu, Dầu thải
3 Xử lý nhiệt O nhiễm nhiệt, nhiệt tỏa ra từ lò. CO, S02, NOx, C02
4 Mài đánh bóng Bụi, tiếng ồn
Mài khô Bụi kim loại, bụi
Kim loại thừa Tiếng ồn,
Mài nước Tiếng ồn,
Nước thải
Cặn kim loại trong nước khi mài Ðánh bóng (sử dụng cát
hoặc các hạt gang phun làm sạch)
Bụi kim loại, cát, hạt gang thừa Tiếng ồn,
5
Phun sơn tĩnh diện Hơi sơn, bụi sơn, chất hóa học của sơn, nước thải sơn, thùng sơn thải, can sơn thải
Nước thải dập bụi sơn
6 Sấy sản phẩm sau khi sơn Mùi sơn, nhiệt, chất bay hơi từ sơn, bụi
7
Làm sạch bề mặt bằng thiết bị tẩy rửa siêu âm sóng
Ô nhiễm nhiệt, nước thải
8 Lắp ráp Bụi
Tiếng ồn
36
9 Nung kim lọai Ô nhiễm nhiệt, nhiệt tỏa ra từ lò nung Khí thải lò nung CO, S02, NOx, C02
10 Lò đốt, ủ, lò xo dạng hộp Ô nhiễm nhiệt, CO, S02, NOx, C02
11 Gia công xung điện Ô nhiễm nhiệt, CO, S02, NOx, C02
12 Máy phay kiểu đứng Ô nhiễm nhiệt, bụi kim loại 13 Máy cắt liệu Mạt kim loại
14 Máy thành hình (làm bóng cứng)
Ô nhiễm nhiệt
15 Vận chuyển nguyên vật liệu thành phẩm
Khí thải, bụi Tiếng ồn
16 Hoạt động của công nhận
Nước rửa tay, chân chứa dầu mỡ, Nước thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt
(Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường) 1. Tác động đến môi trường không khí
a. Ô nhiễm do bụi và khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm.
Khi Dự án hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định, mức độ ô nhiễm giao thông chủ yếu là lượng xe vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm, xe của các đơn vị liên hệ làm việc và các phương tiện xe máy tham gia giao thông trong khu vực công ty.
Trong quá trình hoạt động, các phương tiện vận tải này với nhiên liệu chủ yếu là xăng, dầu Diesel sẽ thải vào môi trường một lượng khói thải có chứa các chất ô nhiễm là bụi lơ lửng, carbonmonoxitde, Nitrogen đioxide và Hydrrocacbon.
Khối lượng nguyên liệu, sản phẩm cần vận chuyển khi Nhà máy đạt công suất ổn định khoảng 10 lượt/ngày. Nhà máy sử dụng chủ yếu là các xe vận chuyên hạng nhẹ nhỏ hơn 3,5 tấn chở nguyên liệu, sản phẩm, với quãng đường vận chuyển trung bình là 50 km. Tổng quãng đường xe vận chuyển của Nhà máy là:
10 lượt xe x 50 km/xe.ngày = 500 km/ngày.
37
Do đó, áp dụng hệ số phát thải ô nhiễm do phương tiện vận chuyển của WHO tại bảng 4.15 tính cho loại phương tiện tải trọng nhỏ hơn 3,5 T có thể tính được tải lượng ô nhiễm từ các phương tiện như sau:
Bảng 4.14. Tải lượng ô nhiễm không khí do vận chuyển
Tác nhân gây ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm (trên 1000 km)
Số lượng xe (Lượt)
Quãng đường (km)
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
Tải lượng Bụi 0,2 10 50 0,1
Tải lượng S02 1,16*S 10 50 0,00145
Tải lượng NOX 0,7 10 50 0,35
Tái lượng CO 1 10 50 0,5
Tái lượng VOCS 0,15 10 50 0,075
(Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường) Ghi chú: Lấy S = 0,25%
b. Khí thải từ khu vực sản xuất
Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng, các chất gây ô nhiễm trong không khí có thể sẽ gây những tác động xấu đến con người, động thực vật và kể cả tài sản, cơ sở vật chất trong vùng bị ảnh hưởng.
Các chất ô nhiễm không khí có thể tác động lên sức khỏe cộng đồng trong vùng bị ảnh hưởng của nguồn thải từ các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt là đối với sức khỏe người công nhân trực tiếp sản xuất tại những khu vực bị tác động.
Nguồn phát sinh: Trong quá trình sản xuất của nhà máy, bụi, khí thải phát sinh từ các hoạt động sau:
- Công đoạn cắt nguyên liệu đầu vào, đột dập, thành hình, tạo ra bụi kim loại nhưng với lượng không lớn. Dự án sử dụng dây chuyền hiện đại, máy móc tự động nên hạn chế được lượng bụi phát sinh.
- Bụi phát sinh từ quá trình mài khô, bụi ôxít kim loại, bụi kim loại, tiếng ồn từ các máy mài. Các máy mài khô được thiết kế hệ thống thu bụi vào bên trong hệ thống thu bụi có điện tích cấu tạo là sắt tấm được bịt kín và có cửa đi vào hệ thống:
38
Dạng bụi này có trọng lượng khá lớn sẽ dễ dàng sa lắng, rơi xuống bên trong hệ thống bụi.
- Bụi sơn và hơi sơn phát sinh trong quá trình sơn các sản phẩm: Sơn là công đoạn sau của quá trình gia công cơ khí, bao gồm các bước:
Làm sạch bề mặt vật sơn. Xử lý bề mặt trước sơn là khâu quan trọng gồm:
Tẩy dầu mỡ bằng dung địch xút NaOH, tẩy rỉ ở các mối hàn bằng dung dịch axit loãng 10%, sau đó được rửa bằng nước.
Phốt phát hoá tạo màng xốp bề mặt, để tạo khả năng bám dính của sơn tốt hơn. Công đoạn này sẽ quyết định chất lượng lớp sơn bao phủ. Các chỉ tiết sau khi phốt phát hoá được ngâm rửa bằng nước.
Quá trình sơn sẽ được thực hiện trong buồng kín nhằm hạn chế hơi dung môi và bụi sơn phát tán vào môi trường, đồng thời trong công đoạn này, Công ty đầu tư thiết bị súng phun sơn hiện đại, với khí nén có áp suất cao để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Bên cạnh đó việc lắp đặt hệ thống quạt hút và màng chắn bụi, bộ phận hấp phụ dung môi hữu cơ cũng được tiến hành đồng thời để xử lý bụi sơn và hơi dung môi trước khi thải vào môi trường.
Quá trình sơn phủ bề mặt kim loại sẽ phát sinh một phần dung môi pha sơn thường là các hợp chất hữu cơ vòng thơm độc hại như xylen, toluene, và một số các dung môi hữu cơ độc hại khác như Butyl axetat, Cyclohecxanol aceton, lượng chất thải phát sinh như dung môi thải khoảng 60kg/năm. Ngoài ra lượng sơn chỉ bám vào sản phâm khoảng 85% còn 15% là cặn sơn rơi xuống và một phần nhỏ được thu giữ tại buồng lọc bụi sơn, cặn sơn phát sinh khoảng 200kg/năm.
Hơi dung môi sẽ qua thiết bị xử lý chứa than hoạt tính và định kỳ được thay thế lớp vật liệu lọc vì vậy sẽ phát sinh ra một lượng chất thải nguy hại, kết hợp đồng thời hệ thống phun nước tự động và nước này được sử dụng tuần hoàn. Chất thải nguy hại như vỏ bao bì cứng bằng kim loại phát sinh khoảng 20kg/năm.
Sau khi các chỉ tiết cần sơn được hoàn thiện trong buồng sơn, sẽ tiếp tục được sang sấy để đóng cứng bề mặt sơn trên sản phẩm. Việc điều chỉnh nhiệt độ cho buồng sấy cũng rất quan trọng đối với chất lượng sơn.
39
Tuy nhiên, công đoạn phun sơn được thực hiện trong phòng kín, có hệ thống thu khí thải sơn phát sinh nên không phát thải ra môi trường bên ngoài, công nhân làm việc tại đây sử dụng quần áo bảo hộ lao động không tiếp xúc trực tiếp với sơn phun ra Bụi sơn được giữ lại trong màng hoạt tính và hệ thống phun nước tự động đồng thời ngăn cách tốt bởi tường chắn trong buồng sơn do đó không ảnh hưởng nhiều đến công nhân cũng như môi trường không khí xung quanh.
- Khí thải từ hệ thống xử lý nhiệt: Nguyên liệu vào được tăng nhiệt theo chất liệu khác nhau tăng nhiệt đến khi chất liệu đó điểm biến đổi trạng thái đồng thời giữ 1 khoảng thời gian nhất định. Làm lạnh theo chất liệu và tính tác dụng khác nhau, có thể là tổi nước, hoặc tổi dầu, theo yêu cầu đặc tính vật liệu sẽ tổi xử lý nhiệt cũng khác nhau. Ủ đến độ cứng yêu cầu, để đáp ứng tính dẻo, cọ sát và chống áp lực của hàng. Tại bể tổi dầu sẽ phát sinh khí thải từ sản phẩm nhúng qua dầu làm mát. Ô nhiễm nhiệt, nhiệt tỏa ra từ lò, hơi khí sinh ra từ quá trình tổi sản phẩm.
- Khí thải hàn xì. Chỉ một số sản phầm của nhà máy có sử dụng công đoạn hàn xì (như sản phẩm cào 11 răng, xẻng bầu...) Công đoạn hàn xì chỉ áp dụng đối với một số sản phẩm, đồng thời khu vực hàn xì được bố trí thoáng, nhà xưởng có hệ thống thông gió nên mức độ ảnh hưởng của khí hàn không lớn, chỉ tác động trực tiếp đối với công nhân thi công, không ảnh hưởng tới các công nhân thi công ở các bộ phận khác. Các công nhân thi công sẽ được trang bị bảo hộ lao động, như mặt nạ phòng chống tia hàn, mặt nạ phòng chống khí độc...
Khí thải phát sinh từ quá trình ép nhựa sản phẩm tại xưởng nhựa: Nguyên liệu nhựa là nhựa nguyên sinh được nhập khẩu từ Đài Loan, là các nhựa nguyên sinh dạng hạt và dạng bột (vì công ty xuất hàng vào thị trường các nước châu Âu và Mỹ
nên nhựa sử dụng là nhựa nguyên sinh, không có nhụa tái sinh). Phần lớn nguyên liệu là màu trắng, trước khi đưa vào máy ép nhựa sẽ được trộn màu theo yêu cầu hoặc để nguyên màu sắc ban đầu. khi nhựa được đưa vào máy ép nhựa, nhiệt được sinh ra nấu chảy các hạt nhựa và đi vào khuôn, tại đây sau khi đã lắp đầy các khuôn nhựa sẽ có hơi nước làm mát các sản phẩm trong khuôn. Khi đạt đến nhiệt độ nhất định thì máy sẽ tự động mở ra để các sản phẩm rơi ra ngoài. Quá trình gia nhiệt hạt
40
nhựa tạo hình sản xuất sản phâm nhựa tạo ra mùi khó chịu do phản ứng đôt cháy hợp chât hữu cơ và hiện tượng thoát các monomer, ô nhiễm nhiệt từ các khuôn nâu chảy, ô nhiễm bụi.
- Khí thải phát sinh từ quá trình sấy sản phẩm
Khí gas LPG được sử dụng để gia nhiệt cho lò sấy. Do nguồn nhiệt thải từ quá trình sấy sản phẩm tương đối cao có thể lên đến 4500C, Khí gas công nghiệp LPG (Liquefied Petroleum Gas) có thành phần chính là C3H8; (Propane) và C4H10
(n-bufane). Đây được coi là nguồn nhiên liệu sạch và thân thiện với môi trường bởi khả năng phát thải các chất độc hại ra môi trường là rất thấp.
Thành phần chủ yếu của khí thải quá trình đốt cháy gas là CO2, H2O và lượng nhỏ HC, CO, NOx. Nồng độ và thành ọ phần của khí thải do đốt gas được trình bày qua bảng sau:
Bảng 4.15: Nồng độ khí thải quá trình đốt cháy gas
STT Chất ô nhiễm Đơn vị tính Nồng độ
QCVN 19:2009/BTNMT
(cột B)
1 HC Mg/m3 5- 37 -
2 NOx Mg/m3 0,6 – 3,3 850
3 CO Mg/m3 38-103 1000
(Nguồn: Tham khảo từ website: www.waste.org) QCVN 19:2009/BTNMT cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vồ cơ. Cột B quy định nông độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động k từ ngày 16 tháng 01 năm 2007.
Căn cứ vào bảng Nồng độ khí thải quá trình đốt cháy gas cho thấy: Sử dụng gas LPG là nguồn nhiên liệu tương đối sạch do nồng độ các chất ô nhiễm đều thấp hơn rất nhiều lần QCCP.
41
Qui mô, phạm vi tác động: Khí, bụi tùy thuộc vào kích thước hạt có tốc độ khuyếch tán khác nhau. Các hạt bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ và khuyếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyền. Giảm độ nhìn thấy sẽ gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông. Bụi, khí còn gây tác hại làm gí kim loại khi không khí âm ướt, ăn mòn và làm bẩn nhà cửa, tranh ảnh, tượng đài...đặc biệt gây tác hại đến thiết bị và mối hàn điện. Bụi, khí gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thảm thực vật. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người như các bệnh viêm đường hô hấp, bệnh phổi, bệnh viêm mắt
2. Tác động của nước thải a. Nước thải sinh hoạt:
Khi Dự án đi vào hoạt động ồn định dự kiến sẽ có 485 lao động trong nước, lao động người nước ngoài 15 người (tổng số lao động sau khi nhà máy đi vào hoạt động là 500 người). Do cán bộ công nhân viên chủ yếu là làm theo ca và sinh hoạt tại gia đình vì vậy định mức nước tiêu thụ bình quân cho mục đích sinh hoạt của cán bộ nhân viên là 100 lít/người/ngày. Lượng nước thải phát sinh bằng 80% nước cấp thì khối lượng nước thải sinh hoạt mỗi ngày thải ra môi trường là:
500 người x 100 lí/người/ngày x 80% = 40 m3/ngày,
Thành phần chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt: chưa xử lý được miêu tả trong bảng sau:
Bảng 4.16. Tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
TT Chỉ tiêu
Khỗi lượng các chất ô nhiễm nhiễm (g/người/ngày)
Nồng độ ô nhiễm (mg/l)
1 BOD5 45 — 54 562,5 - 675
2 COD 72 - 102 900 - 1275
3 SS 70-145 875 - 1.812,5
4 Dầu mỡ 10 - 30 125- 375
5 Tổng N 6-12 75 - 150
6 NH4 4,8 30 -60
7 Tổng P 4,0 10-50
(Nguồn: Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường)
42
Theo thiết kế cơ sở của Nhà máy, nước thải sinh hoạt có mức độ bẩn cao (xí, tiểu) sẽ được xử lý sơ bộ ngay tại các công trình bằng bề tự hoại 3 ngăn; với các loại nước tăm, rửa qua các thiết bị, công trình lắng tách cặn cơ học thuộc hệ thống mạng lưới thoát nước. Toàn bộ nước thải sinh hoạt sẽ được đưa về hệ thống tập trung của Nhà máy để kiểm soát trước khi đưa ra hệ thống thoát chung của khu Công nghiệp.
b. Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất của công ty phát sinh từ các nguồn sau:
Nước thải từ quá tình tây rửa bề mặt vật liệu trước khi sơn. Nước thải từ quá trình sơn tĩnh điện khô và sơn tĩnh điện ướt. Khi vật cần sơn đưa vào khu vực phun sơn tĩnh điện ướt được phun sơn lên bề mặt bằng các súng phun sơn, nước để dập bụi sơn chảy xuống bể chứa và nước này được sử dụng tuần hoàn lại nhiều lần khoảng 1 tuần sẽ thay rửa định kì. Căn cứ để xác định lượng nước thải này ước tính tương đương theo dây truyền công nghệ của nhà máy đang hoạt động tại lô đất B8, B9, B10 khu công nghiệp Phúc Khánh. Với công suất 700 tấn sản phẩm/năm lượng nước thải phát sinh ước tính vào khoảng 14m3/ngày
Nước thải từ quá trình mài ướt. Quá trình mài ướt, với tác dụng của dòng nước, bụi, mạt kim loại sẽ không phát tán ra môi trường mà chảy theo dòng nước về hồ thu gom, Tại mỗi đầu máy mài ướt là l hồ thu bụi mài từ quá trình mài được xây đặt cố định tại các đầu máy. Hồ thu được chia làm 3 ngăn, bùn giữ lại ngăn 1, nước được thu trên mặt chảy tiếp sang ngăn thứ hai và chảy tiếp sang ngăn thứ 3 theo đường đi rich rắc rồi chảy vào rãnh thu nước chảy về bể chứa, bùn tai hồ thu định kỳ thu dọn hàng ngày tập kết về khu tập kết chất thải quy định. Lượng nước này được thu gom và sử dụng lại nên nguồn nước thải ra không có, chỉ là lượng nước bù vào ước tính lương nước thải quá trình mài ướt theo tính toán tương đương với dây truyền công nghệ của nhà máy đang hoạt động tại lô đất B8, B9, BI0 khu công nghiệp Phúc Khánh lượng nước này sẽ phát sinh khoảng lm3/ngày
Nước thải từ quá trình vệ sinh nhà xưởng, rửa phương tiện vận chuyển, nước rửa tay công nhân Nguồn nước này cũng chứa các chất ô nhiễm như các chất rắn lơ
43
lửng và đặc biệt là dầu mỡ. Nước thải chứa dầu mỡ phát sinh từ nhà máy có đặc tính là phát sinh gián đoạn lưu lượng không lớn, chủ yếu là nước rửa tay công nhân.
Lượng nước thải có lẫn dầu này, được công ty thu gom chảy qua hệ thống tách lọc dầu, lượng nước thải này ước tính khoảng 1m3/ngày
Tổng lượng nước thải sản xuất của toàn dự án ước tính vào khoảng 16m3/ngày đêm. Tương đương 480m3 /tháng.
Tất cả lượng nước thải phát sinh đều được xác định dựa trên tính toán tương đương theo dây truyền công nghệ của nhà máy đang hoạt động tại lô đất B8, B9, BI0. Nước thải này sau khi qua hệ thống xử lý nước thải sơ bộ của nhà máy đạt COD ≤ 600 mg/1 trước khi chảy vào điểm đấu nối của khu công nghiệp theo Hợp đồng đấu nối để xử lý nước thải đạt quy chuẩn Việt Nam.
Khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định thì lượng nước thải sản xuất sẽ được tính toán qua đồng hồ đo lưu lượng, nước thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn tây rửa sản phẩm trước khi sơn, quá trình mài ướt và quá trình đánh bóng. Công trình xử lý sơ bộ nước thải công nghiệp được thiết kế với công suất khoảng 30m/ngày đêm sẽ đủ đáp ứng được yêu cầu thực tế nếu có phát sinh.
Ảnh hướng đến môi trường
Nước thải sản xuất của nhà máy phát sinh không nhiều, chủ yếu từ nước thải từ quá trình sơn tĩnh điện ướt, nước thải quá trình mài ướt, nước thải rửa sàn nhà xưởng, nồng độ các chất hữu cơ thấp nhưng những độc tố có trong nước thải sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, tác động đến môi trường sống của động thực vật thủy sinh, tiêu diệt các sinh vật phù du, gây bệnh cho cá và biến đổi các tính chất lí hoá của nước, tạo ra sự tích tụ sinh học đáng lo ngại theo chiều đài chuỗi thức ăn. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, với nồng độ đủ lớn, sinh vật có thể bị chết hoặc thoái hóa, với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học, ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật về lâu về dài.
Ảnh hưởng đến con người
Quá trình mài ướt, quá trình sơn tĩnh điện ướt có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao bởi nước thải có chứa các ion kim loại nặng, dung môi sơn ảnh hưởng