THÍ NGHIỆM 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM LÁ DÂU XANH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng phun chế phẩm lá dâu xanh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lá dâu nuôi tằm (Trang 40 - 54)

PHUN TRỰC TIẾP LÊN LÁ DÂU ĐÃ THU HOẠCH VỀ NHÀ TRƯỚC KHI CHO TẰM ĂN TỚI NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG KÉN TẰM.

Qua nghiên cứu có thể thấy rằng chế phẩm Lá dâu xanh có tác dụng thúc đẩy cây dâu sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất, chất lượng lá dâu, tăng năng suất, chất lượng kén tằm. Nhưng chế phẩm Lá dâu xanh không chỉ có tác dụng phun cho dâu đang thời kỳ sinh trưởng mà còn có thể phun trực tiếp lên lá dâu trước khi cho tằm ăn.

Năng suất và chất lượng kén tằm phụ thuộc vào một số yếu tố như giống, điều kiên ngoại cảnh, thức ăn và công nghệ chế biến kén. Nhưng chỉ xét phẩm chất kén thì 3 yếu tố giống, thức ăn, điều kiện ngoại cảnh là nhân tố chủ yếu. Trong các yếu tố này thức ăn là yếu tố quan trọng, vì thế người ta nói “ lá dâu là hình ảnh của con tằm”. Hầu hết các chất dinh dưỡng để cấu tạo nên con tằm và hình thành tuyến tơ đều được con tằm hấp thu từ lá dâu. Chính vì vậy trong nghiên cứu người ta luôn tìm các biện pháp để nâng cao chất lượng lá dâu theo yêu cầu phát dục của con tằm. Để nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Lá dâu xanh phun trực tiếp vào lá dâu trước khi cho tằm ăn chúng tôi tiến hành nuôi tằm kén ươm từ tuổi 4.

Để đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm lá dâu xanh đối với con tằm, chúng tôi tiến hành theo dõi 2 chỉ tiêu sức sống của tằm và năng suất chất lượng kén tằm.

4.2.1. Ảnh hưởng tới sức sống tằm và tằm kết kén.

* Thời gian sinh trưởng của tằm.

Thời gian sinh trưởng của tằm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giống tằm, điều kiện ngoại cảnh…Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng cho tằm ăn lá dâu được phun chế phẩm LDX thời gian sinh trưởng của tằm không rút ngắn, điều đó chứng tỏ chế phẩm LDX không có tác dụng

rút ngắn thời gian sinh trưởng của tằm. Thời gian sinh trưởng của tằm được theo dõi ở bảng 4.11.

Bảng 4.11: Thời gian sinh trưởng của tằm. Công thức Thời gian sinh trưởng của tằm

Tuổi 4 Tuổi 5 Cả 2 tuổi

I 3.5 8 11.5

II 3.5 8 11.5

III 3.5 8 11.5

IV 3.5 8 11.5

* Tỷ lệ tằm lên né.

Trong các chỉ tiêu để đánh giá sức sống của tằm không thể bỏ qua chỉ tiêu tỷ lệ tằm lên né. Tằm ở tuổi 5 sau 6 -7 ngày đẫy sức và chín cho tằm lên né. Chỉ những con tằm có sức sống tốt mới có thể phát triển bình thường và chín. Chính vì vậy tỷ lệ tằm lên né cũng là một chỉ tiêu để đánh giá sức sống của tằm. Theo số liệu bảng 4.12, công thức II có tỷ lệ tằm lên né cao nhất (95.89%), sau đó là công thức I và III hai công thức chênh lệch nhau không lớn, công thức IV đối chứng có tỷ lệ tằm lên né thấp nhất (91.22%). Điều đó chứng tỏ tằm được cho ăn bằng lá dâu có phun chế phẩm Lá dâu xanh đều có tỷ lệ tằm lên né cao hơn tằm cho ăn bằng lá dâu bình thường không phun chế phẩm Lá dâu xanh. Bảng 4.12: Sức sống của tằm. CT Tổng số tằm nuôi (con) Tỷ lệ tằm lên né (%) Tỷ lệ tằm kết kén (%) Tỷ lệ nhộng sống (%) I 300 92.89 91.78 90.89 II 300 95.89 94.89 93.78 III 300 92.67 90.33 89.67 IV (ĐC) 300 91.22 88.89 87.44

* Tỷ lệ tằm kết kén.

Trong quá trình sinh trưởng một số tằm bị bệnh nhẹ không biểu hiện ra ngoài, vẫn chin, vẫn cho lên né nhưng không có khả năng kết kén. Hoặc do một điều kiện nào đó tằm cũng không có khả năng kết kén. Qua số liệu theo dõi ở bảng 4.12, ta thấy rằng tỷ lệ tằm kết kén dao động từ 88,89% đến 94,89%. Cao nhất là công thức II (94.89%) cao hơn đối chứng 6%, công thức I, III đều cao hơn công thức đối chứng là 2,89% và 1,44%. Ta thấy rằng tất cả các công thức tằm ăn lá dâu được phun chế phẩm Lá dâu xanh lên lá dâu đã thu hoạch về nhà trước khi cho tằm ăn có tỷ lệ cuốn kén đều cao hơn đối chứng cho ăn lá dâu bình thường.

* Tỷ lệ nhộng sống.

Tỷ lệ nhộng sống của tằm chính là sức sống của tằm tuổi lớn. Tỷ lệ nhộng sống càng cao chứng tỏ tằm có sức sống càng cao, khả năng cho năng suất sẽ rất lớn. Tằm có sức sống tốt sẽ nhả tơ và kết kén hết khả năng. Theo số liệu theo dõi bảng 4.12, có thể nhận thấy rằng các công thức II có tỷ lệ tằm kết kén cao nhất cũng có tỷ lệ nhộng sống cao nhất (93.78%), cao hơn đối chứng 6,34%. Tiếp đến là công thức I và III nhưng hai công thức này cao hơn đối chứng không đáng kể.

Qua sức sống của tằm ta thấy rằng các công thức cho tằm ăn lá dâu có phun chế phẩm Lá dâu xanh trước khi ăn có sức sống tốt hơn công thức đối chứng. Từ đó có thể dự đoán rằng các công thức sẽ cho năng suất và chất lượng kén cao hơn công thức đối chứng.

4.2.2. Ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng kén tằm.

Mục đích cuối cùng của người nuôi tằm là thu được kén tằm. Lượng kén tằm càng lớn càng mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi tằm. Người nuôi tằm áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất mục đích cuối cùng cũng là để tăng năng suất kén tằm. Mặc dù chế phẩm Lá dâu xanh đã có những hiệu quả tốt đối với sức sống của tằm như: tăng tỷ lệ tằm lên né, tăng

tỷ lệ tằm kết kén, giảm tỷ lệ bệnh tằm nhưng đối với năng suất kén tằm thì sao? Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Lá dâu xanh tới năng suất kén tằm. Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi thu được bảng số liệu sau.

Bảng 4.13: Năng suất và chất lượng kén tằm.

CT Năng suất kén tằm (g/300 kén) Khối lượng kén (g/kén) Khối lượng vỏ kén (g/vỏ kén) Tỷ lệ vỏ kén (%) I 321.39 1.17 0.19 16.24 II 352.26 1.24 0.22 17.74 III 318.34 1.17 0.19 16.24 IV (ĐC) 307.75 1.15 0.16 13.91 * Năng suất kén tằm (g/300 tằm)

Năng suất kén là điều cuối cùng mà người nuôi tằm hướng tới. Năng suất kén là số liệu để hạch toán hiệu quả kinh tế, quyết định áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật có tiếp tục được đầu tư hay không. Năng suất kén cũng cho biết việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào nuôi tằm thành công hay thất bại. Năng suất cũng là chỉ tiêu để xem xét có tiếp tục sản xuất hay không. Năng suất là chỉ tiêu hết sức quan trọng quyết định tất cả quá trình nuôi tằm của người nông dân. Qua số liệu nghiên cứu ở bảng 4.13, chúng tôi thấy: Năng suất kén dao động từ 307,75g – 352.26g trên tổng số 300 tằm nuôi. Công thức II cho năng suất kén cao nhất đạt 352.26 g, thứ 2 là công thức 1 đạt 321.39 g, thứ 3 là công thức III đạt 318.34 g, thấp nhất là công thức IV đối chứng chỉ đạt 307.75 g. Điều đó chứng tỏ cho tằm ăn lá dâu có phun chế phẩm Lá dâu xanh sau khi thu về nhà năng suất đều tăng, có nghĩa là chế phẩm Lá dâu xanh có tác dụng tăng năng suất kén tằm.

280 290 300 310 320 330 340 350 360 Năng suất kén (g/300 tằm) I II III IV Công thức Năng suất Đồ thị 6: Năng suất kén tằm

* Khối lượng toàn kén.

Theo số liệu bảng 4.13, các công thức cho tằm ăn lá dâu có phun chế phẩm lá dâu xanh đều có khối lượng toàn kén cao hơn công thức đối chứng phun nước lã. Công thức có khối lượng toàn kén cao nhất là công thức II (1.24 g), thấp nhất là công thức IV đối chứng (1.15 g). Công thức I, III có

khối lượng toàn kén bằng nhau (1.17 g). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Khối lượng vỏ kén và tỷ lệ vỏ kén.

Năng suất thu hoạch chưa chắc đã cho thu nhập cao. Vì nếu năng suất cao mà chất lượng kén thấp giá thành sản phẩm sẽ hạ và lợi nhuận thu được sẽ thấp. khối lượng vỏ kén và tỷ lệ vỏ kén là 2 chỉ tiêu quyết định chất lượng kén tằm. Khối lượng vỏ kén, tỷ lệ vỏ kén càng cao khả năng ươm tơ càng nhiều. Qua số liệu bảng 4.13 cho thấy, khối lượng vỏ kén và tỷ lệ vỏ kén của các công thức tằm ăn lá dâu được phun chế phẩm LXD đều cao hơn công thức đối chứng phun nước lã. Công thức II có khối lượng vỏ kén cao nhất ( 0.22 g), cũng là công thức có tỷ lệ vỏ kén cao nhất (17.74 %), là công thức có

chất lượng kén tốt nhất. Công thức I, III có khối lượng vỏ kén và tỷ lệ vỏ kén cao hơn đối chứng nhưng không lớn, điều này cũng cho thấy chế phẩm Lá dâu xanh có tác dụng tăng chất lượng kén tằm. Thấp nhất là công thức đối chứng có khối lượng vỏ kén là 0.16 g, tỷ lệ vỏ kén 13.91%.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy chế phẩm LXD có tác dụng bổ xung dinh dưỡng cho lá dâu. Theo tác giả Trần Huy [15] thì tằm ăn lá dâu có phun chế phẩm Lá dâu xanh sẽ tăng cường hoạt động của các loại men tiêu hoá, giúp cho tằm tiêu hoá và hấp thu tốt thức ăn từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể tằm làm cho tằm sinh trưởng phát triển nhanh, đề kháng tốt được các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Các nồng độ phun qua lá khác nhau thì tác dụng cũng khác nhau, có thể thấy phun với nồng độ 1/500 cho kết quả cao nhất, khối lượng vỏ kén và tỷ lệ vỏ kén đều tăng so với đối chứng phun bằng nước lã lần lượt là 0,06 g, 3.83%.

Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng chế phẩm Lá dâu xanh không những làm tăng năng suất kén mà còn có tác dụng làm tăng chất lượng kén tằm. Phun chế phẩm Lá dâu xanh ở nồng độ 1/500 cho hiệu quả cao nhất.

4.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI SỬ DỤNG CHẾ PHẨM LÁ DÂU XANH.

Hiệu quả kinh tế luôn là điều được chú trọng và quan tâm hang đầu của người nông dân khi đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế thu được khi đưa chế phẩm LDX vào sản xuất.

a. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm LDX phun trực tiếp lên cây dâu ngoài đồng ruộng.

Các chỉ số kinh tế được tính toán dựa trên giá thị trường tại thời điểm tiến hành nghiên cứu. Giá bán một lọ chế phẩm LDX là 5000đ/lọ, giá một kg dâu là 1500đ/kg, thì sau khi trừ đi tiền chế phẩm sử dụng hiệu quả kinh tế được thể hiện ở bảng 4.14.

Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm LDX.

Công thức

Chi tăng thêm Thu tăng thêm

Lãi thuần (triệu đồng) Số lượng (lọ) Đơn giá (đồng) Thành tiền (triệu đồng) Số lượng (tấn) Đơn giá (đồng/kg) Thành tiền (triệu đồng) Không phun LDX (ĐC) 0 0 0 0 0 0 0 Phun LDX 1/1200 33 5000 0.165 6.06 1500 9.09 8.925

Qua số liệu bảng 4.14, có thể dễ dàng nhận thấy công thức phun chế phẩm LDX nồng độ 1/1200 mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn công thức không phun chế phẩm LDX. Lãi thuần khi sử dụng chế phẩm LDX thu được là 8.925 triệu đồng/ha.

b. Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm LDX phun trực tiếp lên lá dâu trước khi cho tằm ăn.

Chế phẩm LDX khi phun trực tiếp lên lá dâu trước khi cho tằm ăn đã có tác dụng làm tăng năng suất và chất lượng kén. Điều đó cho thấy việc sử dụng chế phẩm LDX đã làm tăng giá trị của kén tằm. Qua thời gian nghiên cứu, và hạch toán kinh tế chúng tôi thu được hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm LDX phun trực tiếp lên lá dâu như sau.

Bảng 4.15: Hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm LDX.

Công thức

Chi phí tăng thêm (nghìn

đồng) Thu tăng thêm (nghìn đồng) thuần Lãi (nghìn đồng) Số lượng (lọ) Đơn giá (đồng) Thành tiền Khối lượng kén (kg) Đơn giá (đồng) Thành tiền Không phun LDX (ĐC) 0 0 0 0 0 0 0 Phun LDX 1/500 3 5000 15.000 1.45 35000 50.750 35.750

Qua bảng số liệu 4.15, có thể thấy rằng công thức nuôi tằm bằng lá dâu phun chế phẩm LDX nồng độ 1/500 trước khi cho tằm ăn có hiệu quả kinh tế cao hơn công thức nuôi tằm bằng lá dâu bình thường phun nước lã. Nuôi tằm bằng lá dâu phun chế phẩm LDX nồng độ 1/1500 mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, cao hơn công thức cho tằm ăn lá dâu bình thường 35.750 nghìn đồng. Tuy với một vòng trứng lãi thuần thu được như vậy là chưa cao nhưng nếu nuôi trên quy mô kinh tế thì lại có hiệu quả rất cao.

Tóm lại: Sử dụng chế phẩm LDX phun lên cây dâu đang sinh trưởng phát triển ngoài đồng ruông, hay phun lên lá dâu đã thu hoạch về nhà trước khi cho tằm ăn đều mang lại giá trị kinh tế cao hơn không sử dụng.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm lá dâu xanh tới sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lá dâu vụ thu chúng tôi sơ bộ có một số kết luận như sau.

* Ảnh hưởng của chế phẩm lá dâu xanh tới sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lá dâu khi phun lên cây dâu.

- Phun chế phẩm LDX lên cây dâu ở mọi nồng độ nghiên cứu từ 1/900 – 1/1200, đều có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của cây dâu về chiều cao cây, đường kính thân, lá to và dày hơn đối chứng

- Phun chế phẩm LDX nồng độ 1/1200, phun 2 lần cách nhau 10 ngày cho hiệu quả cao nhất. Năng suất lá dâu cao hơn công thức không sử dụng là 30.19%.

- Tằm ăn lá dâu đã được phun chế phẩm LXD lên cây dâu đều có tỷ lệ tằm kết kén, sức sống của tằm, trọng lượng kén, trọng lượng vỏ kén… cao hơn công thức đối chứng phun nước lã. Đặc biệt năng suất kén tằm cũng cao hơn, cao nhất là công thức phun chế phẩm LDX nồng độ 1/1200 cao hơn đối chứng 18.61%. Tiếp đến là công thức phun chế phẩm LDX nồng độ 1/1000 cao hơn đối chứng 11.48%, thứ 3 là công thức phun chế phẩm LDX nồng độ 1/900 cao hơn đối chứng 5.27%.

* Ảnh hưởng của chế phẩm Lá dâu xanh phun lên lá dâu đã thu hoạch về nhà trước khi cho tằm ăn đến năng suất và chất lượng kén. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi phun chế phẩm Lá dâu xanh trực tiếp lên lá dâu đã thu hoạch về nhà trước khi cho tằm ăn đã làm tăng chất lượng lá dâu, hiệu quả cao hơn hẳn so với công thức đối chứng. Sức sống tằm, tỷ lệ tằm kết kén, trọng lượng kén tằm, trọng lượng vỏ kén và năng suất kén tằm đều tăng. Trong đó phun chế

phẩm Lá dâu xanh với nồng độ 1/500 cho hiệu quả cao nhất, năng suất kén tằm tăng 14,46%. Công thức phun chế phẩm LDX nồng độ 1/400 và 1/600 đều tăng nhưng tăng không đáng kể.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài chúng tôi còn có nhiều khó khăn và hạn chế chưa khắc phụ được nên chúng tôi xin đưa ra một số đề nghị sau:

- Do chế phẩm Lá dâu xanh là một chế phẩm mới, thời gian nghiên cứu và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên chúng tôi chưa đi sâu nghiên cứu được ảnh hưởng chế phẩm Lá dâu xanh ở nhiều nồng độ khác nhau đối với cây dâu. Vì vậy chúng tôi đề nghị cần có nhiều nghiên cứu thêm ở các nồng độ khác nhau.

- Việc đánh giá chất lượng lá dâu được phun chế phẩm lá dâu xanh thông qua nuôi tằm không phải là biện pháp tối ưu. Để có những đánh giá chính xác về chất lượng lá dâu chúng tôi đề nghị cần phải tiến hành thêm các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng phun chế phẩm lá dâu xanh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng lá dâu nuôi tằm (Trang 40 - 54)