Để đánh giá chất lượng lá dâu, có hai biện pháp chủ yếu: phân tích thành phần hóa sinh và nuôi tằm. Do điều kiện kinh phí hạn chế, nên để đánh giá chất lượng lá dâu chúng tôi tiến hành thí nghiệm nuôi tằm. Tằm được nuôi bằng lá dâu thí nghiệm ở trên, mỗi công thức dâu ứng với một công thức tằm. Tằm tuổi 1 – 3 được nuôi bằng lá dâu bình thương, tằm tuôi 4 - 5 được nuôi bằng lá dâu thí nghiệm.
Chất lượng lá dâu vô cùng quan trọng đối với nghề trồng dâu nuôi tằm, nó quyết định năng suất chất lượng kén tằm sau này do 70% protein trong tơ tằm được tổng hợp từ lá dâu. Mặt khác tằm dâu là côn trùng đơn thực thức ăn duy nhất là lá dâu. Trong cùng điều kiện về phòng nuôi, điều kiện chăm sóc, các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm… thì thức ăn chính là nhân tố ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của tằm. Thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu về tằm, có thể đánh giá được chất lượng lá dâu và từ đó rút ra kết luận về ảnh hưởng của chế phẩm Lá dâu xanh tới chất lượng lá dâu. Để đánh giá chất lượng của lá dâu thông qua nuôi tằm chúng tôi dựa vào các chỉ tiêu sau.
a. Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu tới sức sống của tằm. *Thời gian sinh trưởng của tằm.
Qua thời gian nuôi tằm chúng tôi nhận thấy thời gian sinh trưởng của tằm nuôi bằng lá dâu thí nghiệm ở các công thức thí nghiệm ngoài đồng ruộng không có sự khác nhau. Điều đó chứng tỏ chất lượng lá dâu không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của tằm, hay chế phẩm LDX không có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng của tằm. Thời gian sinh trưởng của tằm được thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8: Thời gian sinh trưởng của tằm.
CT Thời gian sinh trưởng của tằm (ngày)
Tuổi 4 Tuổi 5 Cả 2 tuổi
I 3.5 8 11.5
II 3.5 8 11.5
III 3.5 8 11.5
IV 3.5 8 11.5
* Tỷ lệ tằm lên né.
Sau khi sinh trưởng, phát triển tối đa ở tuổi 5, tằm chín ta tiến hành cho tằm lên né. Tỷ lệ tằm lên né là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức sống của tằm. Tỷ lệ tằm lên né cao chứng tỏ tằm sức sống của tằm cao, nhưng chưa hẳn tỷ lệ tằm lên né cao đã cho năng suất kén cao.
Qua số liệu bảng 4.9 có thể thấy rằng, tỷ lện tằm lên né dao động từ 91,33% tới 95,89%. Tằm được nuôi bằng lá dâu có phun chế phẩm Lá dâu xanh đều có tỷ lệ tằm lên né cao hơn công thức tằm nuôi bằng lá dâu ở công thức đối chứng không phun. Tỷ lệ tằm lên né cao nhất ở công thức III (95,89%), thấp nhất ở công thức IV (91.33%). Bảng 4.9: Sức sống của tằm. CT Tổng số tằm nuôi (con) Tỷ lệ tằm lên né (%) Tỷ lệ tằm kết kén (%) Tỷ lệ nhộng sống (%) I 300 94 91.56 89.89 II 300 95.11 93.44 91.67 III 300 95.89 94.44 93.33 IV (ĐC) 300 91.33 89.78 87.67
* Tỷ lệ tằm kết kén.
Không phải con tằm nào lên né cũng kết kén, một số con khi lên né có thể bị bệnh nhưng không chết, hoặc do một nguyên nhân nào đấy mà bị chết không thể cuốn kén. Vì vậy chỉ căn cứ vào tỷ lệ tằm lên né để kết luận sức sống của tằm thì chưa đầy đủ nên chúng tôi tiến hành thêm chỉ tiêu tỷ lệ tằm kết kén.
Căn cứ vào số liệu bảng 4.9, có thể thấy rằng tỷ lệ tằm kết kén là khá cao. Tỷ lệ tằm kết kén ở công thức III là cao nhất đạt 94.44%, công thức IV có tỷ lệ tằm lên kết kén thấp nhất 89.78%. Như vậy các công thức tằm cho ăn bằng lá dâu có phun chế phẩm Lá dâu xanh có tỷ lệ tằm kến kén cao hơn đối chứng, đạt cao nhất ở công thức III (94.44%).
* Tỷ lệ nhộng sống.
Tỷ lệ nhộng sống chính là sức sống của tằm lớn, chỉ những con tằm khoẻ mạnh sau khi kết kén mới có thể háo nhộng. Căn cứ vào tỷ lệ nhộng sống mà ta có thể đánh giá được sức sống của tằm. Căn cứ vào tỷ lệ nhộng sống có thể đánh giá được chất lượng lá dâu, chất lượng lá dâu càng cao thì tỷ lệ nhộng sống càng cao. Qua số liệu bảng 4.9 có thể thấy rằng tỷ lệ nhộng sống khá cao dao động từ 87,78% - 93,33%. Công thức có tỷ lệ nhộng sống cao nhất là công thức III, thấp nhất là công thức đối chứng IV.
Kết luận: Qua các chỉ tiêu nghiên cứu trên ta có thể đi đến kết luận: Chế phẩm Lá dâu xanh có tác dụng tốt là tăng chất lượng lá dâu, tăng sức sống của tằm.
b. Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu tới năng suất và chất lượng kén.
Đối với người nuôi tằm năng, suất kén là điều họ quan tâm nhất và mong muốn nhất. Chính vì vậy, các biện pháp kỹ thuật được áp dụng nhằm làm tăng năng suất kén tằm là quan trọng nhất. Qua năng suất kén tằm có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc nuôi tằm. Do 70% protein trong tơ
kén do tằm hấp thu từ lá dâu nên lá dâu ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và chất lượng kén tằm.
Qua theo dõi năng suất kén tằm chúng tôi thu được số liệu trình bày ở bảng 4.10. Bảng 4.10. Năng suất kén tằm. CT Năng suất kén (gam/300 kén) Khối lượng kén (g) Khối lượng vỏ kén (g) Tỷ lệ vỏ kén (%) I 302.97 1.13 0.17 15.64 II 320.83 1.15 0.18 15.95 III 341.37 1.17 0.20 16.53 IV (ĐC) 287.8 1.06 0.16 15.13
Theo bảng 4.10 công thức có năng suất kén cao nhất là công thức III 341.37 gam/300 kén, tiếp đến là công thức II, I, công thức có năng suất kén thấp nhất là công thức IV đối chứng. Điều này chứng tỏ lá dâu có chất lượng tốt đã là tăng năng suất kén.
260 270 280 290 300 310 320 330 340 350 Năng suất kén (g/300 tằm) I II III IV Công thức Năng suất Đồ thị 5: Năng suất kén
* Khối lượng một kén và khối lượng vỏ kén.
Khối lượng kén và khối lượng vỏ kén là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của kén tằm. Khối lượng kén càng cao thì năng suất kén càng tăng, chất lượng kén cũng tăng. Mặt khác khối lượng kén tăng sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho người nuôi tằm. Theo bảng số liệu 4.10, công thức III có khối lượng một kén cao nhất đạt 1.17 g/kén. Các công thức I, II đều có khối lượng một kén cao hơn công thức đối chứng nhưng không đáng kể.
Khối lượng vỏ kén càng cao khả năng quay tơ càng lớn vì vậy khi khối lượng vỏ kén cao thì chứng tỏ kén thu được có chất lượng tốt. Qua bảng số liệu 4.10, có thể thấy rằng công thức III là công thức có khối lượng vỏ kén cao nhất đạt 0.2 g/vỏ kén, tiếp đến là các công thức I, II và đều cao hơn công thức đối chứng.
* Tỷ lệ vỏ kén.
Tỷ lệ vỏ kén càng cao thì hiệu quả ươm tơ càng cao, mang lại giá trị cao cho người nuôi tằm. Tỷ lệ vỏ kén càng cao thì chất lượng tơ càng cao. Thông qua tỷ lệ vỏ kén ta có thể kết luận kén tốt hay xấu.
Qua số liệu bảng 4.10, thì công thức III có năng suất kén cao nhất thì cũng có tỷ lệ vỏ kén cao nhất, thấp nhất là công thức IV đối chứng, công thức I, II có sự chênh lệch không nhiều.
Tóm lại: Thông qua kết quả nuôi tằm ta có thể khẳng định chất lượng lá dâu ảnh hưởng trực tiếp tới sức sống của tằm, năng suất và chất lượng kén tằm. Từ đó có thể thấy rằng chế phẩm Lá dâu xanh phun lên cây dâu có tác dụng làm tăng chất lượng của lá dâu, mang lại hiệu quả cao cho người nuôi tằm. Chế phẩm Lá dâu xanh tăng sức sống của tằm, tăng năng suất và chất lượng kén.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng chế phẩm lá dâu xanh phun lên cây dâu đang thời kỳ sinh trưởng, phát triển làm tăng năng suất lá dâu, đồng thời cũng làm tăng chất lượng lá dâu tốt hơn. Ở các nồng độ khác nhau cho hiệu quả khác nhau, có thể nhận thấy rằng phun chế phẩm Lá dâu xanh ở nồng độ 1/1200 cho cây dâu vụ thu là thích hợp nhất
4.2. THÍ NGHIỆM 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM LÁ DÂU XANH PHUN TRỰC TIẾP LÊN LÁ DÂU ĐÃ THU HOẠCH VỀ NHÀ TRƯỚC PHUN TRỰC TIẾP LÊN LÁ DÂU ĐÃ THU HOẠCH VỀ NHÀ TRƯỚC KHI CHO TẰM ĂN TỚI NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG KÉN TẰM.
Qua nghiên cứu có thể thấy rằng chế phẩm Lá dâu xanh có tác dụng thúc đẩy cây dâu sinh trưởng, phát triển, tăng năng suất, chất lượng lá dâu, tăng năng suất, chất lượng kén tằm. Nhưng chế phẩm Lá dâu xanh không chỉ có tác dụng phun cho dâu đang thời kỳ sinh trưởng mà còn có thể phun trực tiếp lên lá dâu trước khi cho tằm ăn.
Năng suất và chất lượng kén tằm phụ thuộc vào một số yếu tố như giống, điều kiên ngoại cảnh, thức ăn và công nghệ chế biến kén. Nhưng chỉ xét phẩm chất kén thì 3 yếu tố giống, thức ăn, điều kiện ngoại cảnh là nhân tố chủ yếu. Trong các yếu tố này thức ăn là yếu tố quan trọng, vì thế người ta nói “ lá dâu là hình ảnh của con tằm”. Hầu hết các chất dinh dưỡng để cấu tạo nên con tằm và hình thành tuyến tơ đều được con tằm hấp thu từ lá dâu. Chính vì vậy trong nghiên cứu người ta luôn tìm các biện pháp để nâng cao chất lượng lá dâu theo yêu cầu phát dục của con tằm. Để nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Lá dâu xanh phun trực tiếp vào lá dâu trước khi cho tằm ăn chúng tôi tiến hành nuôi tằm kén ươm từ tuổi 4.
Để đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm lá dâu xanh đối với con tằm, chúng tôi tiến hành theo dõi 2 chỉ tiêu sức sống của tằm và năng suất chất lượng kén tằm.
4.2.1. Ảnh hưởng tới sức sống tằm và tằm kết kén.
* Thời gian sinh trưởng của tằm.
Thời gian sinh trưởng của tằm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giống tằm, điều kiện ngoại cảnh…Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng cho tằm ăn lá dâu được phun chế phẩm LDX thời gian sinh trưởng của tằm không rút ngắn, điều đó chứng tỏ chế phẩm LDX không có tác dụng
rút ngắn thời gian sinh trưởng của tằm. Thời gian sinh trưởng của tằm được theo dõi ở bảng 4.11.
Bảng 4.11: Thời gian sinh trưởng của tằm. Công thức Thời gian sinh trưởng của tằm
Tuổi 4 Tuổi 5 Cả 2 tuổi
I 3.5 8 11.5
II 3.5 8 11.5
III 3.5 8 11.5
IV 3.5 8 11.5
* Tỷ lệ tằm lên né.
Trong các chỉ tiêu để đánh giá sức sống của tằm không thể bỏ qua chỉ tiêu tỷ lệ tằm lên né. Tằm ở tuổi 5 sau 6 -7 ngày đẫy sức và chín cho tằm lên né. Chỉ những con tằm có sức sống tốt mới có thể phát triển bình thường và chín. Chính vì vậy tỷ lệ tằm lên né cũng là một chỉ tiêu để đánh giá sức sống của tằm. Theo số liệu bảng 4.12, công thức II có tỷ lệ tằm lên né cao nhất (95.89%), sau đó là công thức I và III hai công thức chênh lệch nhau không lớn, công thức IV đối chứng có tỷ lệ tằm lên né thấp nhất (91.22%). Điều đó chứng tỏ tằm được cho ăn bằng lá dâu có phun chế phẩm Lá dâu xanh đều có tỷ lệ tằm lên né cao hơn tằm cho ăn bằng lá dâu bình thường không phun chế phẩm Lá dâu xanh. Bảng 4.12: Sức sống của tằm. CT Tổng số tằm nuôi (con) Tỷ lệ tằm lên né (%) Tỷ lệ tằm kết kén (%) Tỷ lệ nhộng sống (%) I 300 92.89 91.78 90.89 II 300 95.89 94.89 93.78 III 300 92.67 90.33 89.67 IV (ĐC) 300 91.22 88.89 87.44
* Tỷ lệ tằm kết kén.
Trong quá trình sinh trưởng một số tằm bị bệnh nhẹ không biểu hiện ra ngoài, vẫn chin, vẫn cho lên né nhưng không có khả năng kết kén. Hoặc do một điều kiện nào đó tằm cũng không có khả năng kết kén. Qua số liệu theo dõi ở bảng 4.12, ta thấy rằng tỷ lệ tằm kết kén dao động từ 88,89% đến 94,89%. Cao nhất là công thức II (94.89%) cao hơn đối chứng 6%, công thức I, III đều cao hơn công thức đối chứng là 2,89% và 1,44%. Ta thấy rằng tất cả các công thức tằm ăn lá dâu được phun chế phẩm Lá dâu xanh lên lá dâu đã thu hoạch về nhà trước khi cho tằm ăn có tỷ lệ cuốn kén đều cao hơn đối chứng cho ăn lá dâu bình thường.
* Tỷ lệ nhộng sống.
Tỷ lệ nhộng sống của tằm chính là sức sống của tằm tuổi lớn. Tỷ lệ nhộng sống càng cao chứng tỏ tằm có sức sống càng cao, khả năng cho năng suất sẽ rất lớn. Tằm có sức sống tốt sẽ nhả tơ và kết kén hết khả năng. Theo số liệu theo dõi bảng 4.12, có thể nhận thấy rằng các công thức II có tỷ lệ tằm kết kén cao nhất cũng có tỷ lệ nhộng sống cao nhất (93.78%), cao hơn đối chứng 6,34%. Tiếp đến là công thức I và III nhưng hai công thức này cao hơn đối chứng không đáng kể.
Qua sức sống của tằm ta thấy rằng các công thức cho tằm ăn lá dâu có phun chế phẩm Lá dâu xanh trước khi ăn có sức sống tốt hơn công thức đối chứng. Từ đó có thể dự đoán rằng các công thức sẽ cho năng suất và chất lượng kén cao hơn công thức đối chứng.
4.2.2. Ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng kén tằm.
Mục đích cuối cùng của người nuôi tằm là thu được kén tằm. Lượng kén tằm càng lớn càng mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi tằm. Người nuôi tằm áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất mục đích cuối cùng cũng là để tăng năng suất kén tằm. Mặc dù chế phẩm Lá dâu xanh đã có những hiệu quả tốt đối với sức sống của tằm như: tăng tỷ lệ tằm lên né, tăng
tỷ lệ tằm kết kén, giảm tỷ lệ bệnh tằm nhưng đối với năng suất kén tằm thì sao? Điều đó đã thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm Lá dâu xanh tới năng suất kén tằm. Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi thu được bảng số liệu sau.
Bảng 4.13: Năng suất và chất lượng kén tằm.
CT Năng suất kén tằm (g/300 kén) Khối lượng kén (g/kén) Khối lượng vỏ kén (g/vỏ kén) Tỷ lệ vỏ kén (%) I 321.39 1.17 0.19 16.24 II 352.26 1.24 0.22 17.74 III 318.34 1.17 0.19 16.24 IV (ĐC) 307.75 1.15 0.16 13.91 * Năng suất kén tằm (g/300 tằm)
Năng suất kén là điều cuối cùng mà người nuôi tằm hướng tới. Năng suất kén là số liệu để hạch toán hiệu quả kinh tế, quyết định áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật có tiếp tục được đầu tư hay không. Năng suất kén cũng cho biết việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào nuôi tằm thành công hay thất bại. Năng suất cũng là chỉ tiêu để xem xét có tiếp tục sản xuất hay không. Năng suất là chỉ tiêu hết sức quan trọng quyết định tất cả quá trình nuôi tằm của người nông dân. Qua số liệu nghiên cứu ở bảng 4.13, chúng tôi thấy: Năng suất kén dao động từ 307,75g – 352.26g trên tổng số 300 tằm nuôi. Công thức II cho năng suất kén cao nhất đạt 352.26 g, thứ 2 là công thức 1 đạt 321.39 g, thứ 3 là công thức III đạt 318.34 g, thấp nhất là công thức IV đối chứng chỉ đạt 307.75 g. Điều đó chứng tỏ cho tằm ăn lá dâu có phun chế phẩm Lá dâu xanh sau khi thu về nhà năng suất đều tăng, có nghĩa là chế phẩm Lá dâu xanh có tác dụng tăng năng suất kén tằm.
280 290 300 310 320 330 340 350 360 Năng suất kén (g/300 tằm) I II III IV Công thức Năng suất Đồ thị 6: Năng suất kén tằm
* Khối lượng toàn kén.
Theo số liệu bảng 4.13, các công thức cho tằm ăn lá dâu có phun chế