Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trong các phương pháp sau:
- Đo vẽ bản đồ địa chính trực tiếp trên thực địa bằng các loại máy toàn đạc điện tử và máy kinh vĩ thông thường.
- Đo vẽ bản đồ địa chính trên cơ sở ảnh chụp máy bay (ảnh hàng không) kết hợp với đo vẽ trực tiếp trên thực địa (phương pháp đo vẽ ảnh phối hợp với
bình đồ ảnh, ảnh đơn).
- Phương pháp biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung chi tiết trên bản đồ địa chính cùng tỷ lệ.
Trong ba phương pháp thành lập bản đồ địa chính trên, quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước.
Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc (bản đồ địa chính cơ sở).
Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã (gọi tắt là bản đồ địa chính).
2.2.1.1. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp GNSS
Lưới GNSS được thiết kế dưới dạng lưới tam giác hoặc lưới đường chuyền. Lưới GNSS dễ chọn điểm, không cần thông hướng các điểm chỉ cần một cặp cạnh thông hướng là được, không phụ thuộc vào thời tiết, công tác đo ngắm hoàn toàn tự động, cho độ chính xác cao, xác định vị trí tương hỗ giữa hai điểm cỡ vài milimet đến vài chục milimet. Nhưng công nghệ GNSS cũng có những hạn chế nhất định, phương tiện máy móc có hạn, không phải đơn vị nào cũng có, giá thành cao, chi phí tốn kém. Công nghệ GNSS đã được ứng dụng vào xây dựng lưới trắc địa cơ sở xác định hình dạng, kích thước của elipxoid trái đất và trường trọng lực trái đất. Ở nước ta đã sử dụng công nghệ GNSS để thành lập hệ thống điểm toạ độ cơ sở nhà nước, phủ trùm toàn bộ đất nước bao gồm cả lãnh hải và cả một số vùng lãnh thổ trước đây bỏ trống.
Công nghệ mới này cũng đã được áp dụng để thành lập lưới địa chính cơ sở, phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính, bản đồ địa hình trong cả nước.
2.2.2. Thành lập lưới khống chế trắc địa 2.2.2.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính
Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; 1:2000; 1:1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1:500; 1:200 ở các vùng đô thị.
Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước.
Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước.
Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng, đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều.
Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp.
Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GNSS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử.
2.2.2.2. Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ
Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau:
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ ST
T Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính Chỉ tiêu kỹ thuật 1 Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai ≤ 5 cm 2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:50000
3 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400 m
sau bình sai ≤ 1,2 cm
4
Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai:
- Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m - Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m
≤ 5 giây
≤ 10 giây
5
Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai:
- Vùng đồng bằng - Vùng núi
≤ 10 cm
≤ 12 cm (Nguồn:TT25-2014 ngày 19.05.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính
của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường)
Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên.
Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m.
Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000.
Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m.
Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng:
f = 2m√n
Trong đó : - m là sai số trung phương đo góc;
- n là số góc đường chuyền.
2.2.2.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ
Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo.
Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2.
Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên.
Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên.
2.2.3. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 2.2.3.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu
Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv... Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất.
2.2.3.2. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết
Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ ta đo kiểm tra lại chiều dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài.Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử.
2.2.3.3. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết
Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau:
XP = XA1 + DXA1-P YP = YA1 + DYA1-P Trong đó DXA1-P = Cos aA1 - P * S DYA1-P = Sin aA1 - P * S
2.2.3.4. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy GNSS
2.2.3.4.1. Đặc điểm và chức năng của máy GNSS trong đo vẽ chi tiết
Máy GNSS (Global Navigation Satellite System) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính.
Cấu tạo hệ thống máy GNSS nói chung gồm 3 phần:
Phần không gian (Space).
Phần kiểm soát và điều khiển (Control).
Phần sử dụng (User).
Dựa trên nguyên lý định vị điểm để xác định vị trí trên trái đất
PHẦN 3