PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, xã Lục Sơn
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Lục Sơn là xã miền núi nằm ở phía đông huyện Lục Nam và đông nam tỉnh Bắc Giang cách trung tâm huyện khoảng 40 km. Về địa giới hành chính của xã được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp huyện Sơn Động;
+ Phía Tây giáp xã Trường Sơn, huyện Lục Nam.
+ Phía Nam giáp huyện Đồng Triều, tỉnh Quảng Ninh;
+ Phía Bắc giáp xã Bình Sơn, huyện Lục Nam;
+ Xã có tuyến đường 293 chạy qua, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa với các địa phương trong và ngoài tỉnh.
4.1.1.2. Địa hình tự nhiên
- Về địa hình: Địa hình của xã nằm trên vùng núi, nhiều dốc và bị chia cắt bởi nhiều khe suối, song mặt bằng sản xuất nông nghiệp có diện tích nhỏ và địa hình dạng bán sơn địa có hướng dốc chính theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, cụ thể:
+ Phía Tây và phía Nam của xã có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ dốc trung bình <0,007% phù hợp với việc cấy lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Phía Đông và phía Bắc là vùng gò đồi có độ dốc biến thiên trong khoảng từ 04-10% phù hợp cho trồng cây lâu năm, các loại cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
4.1.1.3. Khí hậu
- Về khí hậu, xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao nhất khoảng 36 - 38oC (tháng 7 - 8), nhiệt độ thấp nhất khoảng 5 - 8oC (tháng 02 - 03). Lượng mưa phấn bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Tháng 6,7 tổng lượng mưa trung bình là 335 mm, có những năm là 550 mm, tháng 1,2 thường dưới 40 mm. Lượng mưa trên địa bàn khá phong phú, mùa mưa, mùa khô trùng với mùa nóng và lạnh. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.600 - 1.800 mm. Khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi để xã Lục Sơn có thể phát triển kinh tế nông - lâm - công nghiệp toàn diện.
4.1.1.4. Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của xã: 9.912,27 ha trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp: 9.426,44 ha, gồm:
Đất sản xuất nông nghiệp 1.253ha;
Đất lâm nghiệp 8.171,87 ha;
Đất nuôi trồng thủy sản 1,46 ha.
+ Đất phi nông nghiệp 387,91 ha, gồm:
Đất ở 84,184 ha;
Đất chuyên dùng 211,16 ha;
+ Đất chưa sử dụng 97,92 ha.
4.1.1.5. Tài nguyên rừng
- Diện tích rừng phân theo loại rừng là: 7.792,38 ha trong đó:
Rừng tự nhiên sản xuất 6.077,95 ha; Rừng trồng 1.714,43 ha.
- Diện tích rừng phân theo chủ quản lý ha, trong đó: Tổ chức kinh tế (Công ty lâm nghiệp) 1.980 ha; Bảo tồn Tây Tử 2351 ha. Hộ gia đình cá nhân quản lý 3.461,38 ha.
4.1.1.6. Tài nguyên nước
- Tài nguyên nước: Nguồn nước ngầm tuy chưa được tính toán cụ thể nhưng qua thăm dò và qua thực tế xử dụng của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 5m- 20m, chất lượng nước tốt, mặt khác hệ thống ao hồ, đập dâng nằm rải rác và hệ thống khe suối trong xã đảm bảo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân.
- Ao hồ và mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản gồm 3 hồ đập trên địa bàn toàn xã có thể nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng khoảng 2 tấn cá /năm.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm gần đây kinh tế xã Lục Sơn khá phát triển, đời sống nhân dân ngày một nâng cao, cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch đúng hướng, chính sách kinh tế cụ thể của xã đã thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình. Trong những năm gần đây, ngành nghề kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã khá phát triển, đã giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động mang lại thu nhập cho người dân.Với tiềm năng về các nguồn tài nguyên hiện có của xã như về đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, tiềm năng về lao động và thuận tiện về lưu thông hàng hóa. Xã
xác định mục tiêu phát triển kinh tế từ nghề rừng như: Thu hoạch từ hạt Dẻ, Trám, trồng rừng lấy gỗ, phát triển cây ăn quả như vải thiều, nhãn...) và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa (như chăn nuôi, rau quả, ngô, lạc...) là nguồn lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra còn khuyến khích nhân dân mở rộng mô hình làng nghề dệt Thổ cẩm, gây dựng lại nghề Giấy Dó, xây dựng thêm một số điểm sản xuất nghề phụ tăng thu nhập cho người dân địa phương (nghề mộc, chế biến hàng lâm sản).
4.1.2.2. Xã hội
- Dân số, lao động:
Số hộ có sản xuất nghề phụ: Làm mộc, làm nghề rừng 135 hộ.
Xã có 17 thôn trong đó có 2.171 hộ, dân số toàn xã là: 8.326 người, lao động trong độ tuổi 5.270 người, trong đó: Lao động nam là 2.515 người chiếm 47,7%; lao động nữ 2.755 người chiếm 52,3%; lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là 4.640 chiếm 88,0%; lao động công nghiệp là 370 người chiếm 7,0%; lao động làm dịch vụ 155 chiếm 2,9%, lao động khác 105 lao động, chiếm 2,1%.
Trên địa bàn xã có các dân tộc Kinh, Nùng, Dao và Tày, các dân tộc trong xã luôn đoàn kết gắn bó với nhau.
- Y tế
Trạm Y tế xã đạt chuẩn quốc gia năm 2016. Trạm có diện tích 2.031 m2 nhà được đầu tư xây dựng kiên cố 08 phòng; có 06 cán bộ y tế, trong đó có 01 bác sỹ đa khoa, 01 y sĩ đa khoa, 01 y sĩ sản nhi, 01 y sĩ y học cổ truyền, 01 trung cấp điều dưỡng, 01 y sĩ dược trung cấp. Xã triển khai thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Vận động nhân dân đưa trẻ và phụ nữ có thai đi tiêm chủng mở rộng đạt 100% kế hoạch, vận động nhân dân chủ động phòng chống dịch bệnh. Trong năm 2016
trên địa bàn xã cơ bản không có ổ dịch bệnh nào xảy ra, xã tổ chức khám bệnh và điều trị nội trú cho trên 6000 lượt người. Đồng thời thường xuyên xuống các thôn bản để tiêm chủng mở rộng theo lịch quy định, đội ngũ y tá thôn bản được củng cố. Thực hiện phòng chống dịch bệnh thường xuyên được kiểm tra giám sát tại cộng đồng thôn bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra các tiêu chí thực hiện chuẩn quốc gia y tế. Xã tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình theo kế hoạch, vận động chị em trong tuổi sinh đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai phấn đấu hạ tỷ lệ sinh, năm 2016 tỷ lệ sinh đã giảm.
- Giáo dục
Công tác giáo dục có nhiều cố gắng trong công tác duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở. Chất lượng dạy và học được nâng lên. Kết thúc năm học 2015 - 2017 tỷ lệ chuyển lớp của cả 2 cấp đạt 99%. Cơ sở hạ tầng: Xã có cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ như: điện, đường, trường, trạm,...
- Thủy lợi
Nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong xã được cung cấp từ sông Thương. Mỗi thôn bản có 1 con suối phục vụ tốt cho việc tưới tiêu cây trồng. Hệ thống kênh mương nội đồng cơ bản hoàn chỉnh, các cánh đồng trong xã đều đã được xây dựng kênh mương cứng hóa, đảm bảo dẫn nước đủ tưới tiêu cho toàn bộ diện tích trồng lúa. Ngoài ra xã còn được đầu tư xây dựng dự án cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt người dân.
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.3.1. Thuận lợi
- Xã có nguồn lao động dồi dào, đây là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Đất sản xuất Nông - Lâm nghiệp trên địa bàn xã trong thời gian qua đã
được sử dụng hợp lý và hiệu quả.
- Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất Nông- Lâm nghiệp.
- Với chế độ mưa, nhiệt và ánh sáng thuận lợi để trồng lúa nước, tạo điều kiện để nâng cao năng suất, sản lượng lương thực tiến tới sản xuất hàng hóa.
- Cơ sở hạ tầng của xã ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.
4.1.3.2. Những hạn chế
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt là ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển mạnh.
- Cơ cấu ngành thương mại, dịch vụ còn chiếm tỷ lệ nhỏ so với tiềm năng, sản xuất mang nặng tính chất nông nghiệp, tự cung tự cấp.
- Sức cạnh tranh trong nền kinh tế yếu, hàng hóa dịch vụ phát triển với qui mô nhỏ lẻ, chưa thu hút thị trường. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, năng suất thấp.
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông chưa được đào tạo chuyên sâu, không được định hướng nghề trước khi bước vào tuổi lao động, chỉ có kiến thức sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống chính vì vậy vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành nông, lâm nghiệp sang ngành nghề khác là rất khó khăn.
- Giao thông liên xã còn có các tuyến đường chưa được bê tông hóa có ảnh hưởng đến việc đi lại và giao lưu hàng hóa giữa các địa phương.